Nhà máy hạt nhân Chernobyl có thể phát nổ lần nữa
Hàng tấn nhiên liệu hạt nhân ở tầng hầm nhà máy bắt đầu phản ứng phân hạch, và không có dấu hiệu ngừng lại.
Lớp vòm bao trùm tàn tích của nhà máy. Ảnh: Getty.
Phản ứng hạt nhân đang xuất hiện trở lại ở tầng hầm không thể ra vào của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine, theo các báo cáo mới. Những nhà nghiên cứu theo dõi nhà máy phát nổ trong thảm họa năm 1986 phát hiện số lượng hạt neutron tăng đều đặn ở căn phòng dưới lòng đất có số hiệu 305/2. Căn phòng chứa đầy gạch vụn, che khuất hỗn hợp phóng xạ gồm uranium, zirconium, graphite và cát tràn ra tầng hầm của nhà máy giống như dung nham, trước khi cứng lại thành vật liệu chứa nhiên liệu (FCM).
Video đang HOT
Lượng neutron ngày tăng hé lộ FCM đang trải qua chuỗi phản ứng phân hạch mới khi neutron và đập và phân chia hạt nhân của nguyên tố uranium, tạo ra năng lượng. Hiện nay, số chất thải hạt nhân này đang âm ỉ giống như than hồng ở bếp nướng, theo Neil Hyatt, nhà hóa học vật liệu hạt nhân ở Đại học Sheffield tại Anh. Tuy nhiên, có thể chúng sẽ bùng lên sau thời gian dài không bị tác động, dẫn tới một vụ nổ khác.
Vụ nổ tiềm ẩn này không gây thiệt hại như vụ nổ khiến nhà máy tan tành năm 1986, khiến hàng nghìn người tử vong và tạo ra đám mây phóng xạ trải khắp châu Âu, Maxim Saveliev, nhà nghiên cứu ở Viện vấn đề an toàn ở nhà máy điện hạt nhân (ISPNPP) tại Kyiv, Ukraine, cho biết. Nếu vật liệu hạt nhân được kích hoạt lần nữa, vụ nổ sẽ bị kiểm soát bên trong vòm thép và bê tông mang tên Shelter mà các nhà chức trách xây dựng xung quanh tàn tích của lò phản ứng số 4 của nhà máy một năm sau tai nạn.
Dù vậy, vụ nổ trong tầm kiểm soát vẫn khiến nhiệm vụ thu dọn FCM ở nhà máy trở nên khó khăn hơn nhiều. Vòm bảo vệ đã cũ và có thể dễ dàng sụp đổ dưới ảnh hưởng của vụ nổ, khiến khu vực phủ đầy mảnh vỡ nặng và bụi phóng xạ. Bản thân lớp vòm chứa cấu trúc bằng thép lớn mang tên New Safe Confinement, hoàn thành năm 2018.
Lượng neutron tăng đều đặn trong phòng 305/2 suốt 4 năm và có thể tiếp tục tăng thêm trong vài năm tới mà không gây tai nạn. Có khả năng những vật liệu hạt nhân sẽ tự phân rã trong thời gian đó. Nhưng nếu lượng neutron không ngừng tăng, các nhà khoa học sẽ phải can thiệp.
Tuy nhiên, những người quản lý nhà máy vẫn chưa tìm ra cách tiếp cận hàng tấn vật liệu phóng xạ bị chôn vùi dưới hàng lớp mảnh vỡ bê tông dày. Lượng phóng xạ quá cao đối với khả năng chịu đựng của con người, nhưng robot có thể khoan xuyên qua đống đổ vỡ và lắp đặt những cuộn hấp thụ neutron trong căn phòng, theo ISPNPP.
Ukraine ngừng chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sang Nga
Ngày 23/12, Công ty Vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine (Energoatom) thông báo kế hoạch ngừng chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sang Nga từ năm 2021 sau khi kho chứa tại Vùng cách ly Chernobyl của quốc gia này đi vào hoạt động.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh tư liệu: Sputnik
Cụ thể, quyền Giám đốc Energoatom Petro Kotin cho biết nếu kế hoạch trên không gặp trở ngại, từ năm 2021, phía Ukraine sẽ không chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến kho chứa ở Nga. Theo thông báo của Energoatom, đầu tháng này Ukraine đã hoàn thiện giai đoạn đầu tiên của dự án xây kho chứa SNF mới tại Vùng cách ly Chernobyl, với sự hỗ trợ của nhà cung cấp thiết bị và hệ thống công nghiệp năng lượng Holtec International của Mỹ. Dự kiến, kho chứa mới sẽ bắt đầu tiếp nhận các nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vào tháng 5/2021.
Quốc gia hơn 40 triệu dân này hiện đang vận hành 4 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp hơn một nửa sản lượng điện của đất nước. Trong số này, chỉ có nhà máy Zaporizhzhia, lớn nhất châu Âu, có kho chứa nhiên liệu đã qua sử dụng. Mỗi năm, Ukraine phải chi trả khoảng 200 triệu USD để lưu kho các nhiên liệu đã qua sử dụng của 3 nhà máy còn lại tại Nga.
Vùng cách ly tại Chernobyl, với diện tích rộng tương đương đất nước Luxembourg, được thiết lập sau vụ nổ năm 1986 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gây ô nhiễm trầm trọng cho nhiều khu vực của Ukraine và nước láng giềng Belarus. Nhà máy này vẫn tiếp tục vận hành sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới và đóng cửa vào năm 2000.
Ukraine đã thông báo kế hoạch đưa khu vực xảy ra sự cố vào danh sách đề cử di sản văn hóa thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Độc đáo bánh pizza nướng bằng hơi nóng dung nham núi lửa Món bánh pizza có tên "Pizza Picaya" có nguyên liệu giống như bao chiếc pizza bình thường khác, nhưng điều thú vị của nó lại ẩn sau cái tên Picaya. Anh David Garcia làm bánh pizza để nướng trên dung nham từ núi lửa Pacaya ở San Vicente Pacaya, Guatemala ngày 11/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Núi lửa Picaya của Guatemala bắt đầu phun trào...