Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 chính thức hòa lưới điện quốc gia
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 937 tỷ đồng, được xây dựng tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum do EVN làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án điện 2.
Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 có công suất 49 MWp. (Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 5/11, dự án Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 có công suất 49 MWp đã chính thức hòa lưới điện quốc gia.
Dự án đưa vào vận hành sẽ góp phần cung cấp lượng điện bình quân 72,4 triệu kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia.
Video đang HOT
Dự án Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 là một trong số ít các dự án tại Việt Nam do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ vốn không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Tuy nhiên, với uy tín của EVN và kinh nghiệm quản lý dự án của Ban quản lý dự án điện 2, dự án đã tổ chức triển khai thi công theo hợp đồng đã ký và được AFD kiểm tra hiện trường, ghi nhận, đánh giá cao về chất lượng, tiến độ, tuân thủ các điều kiện an toàn, môi trường và xã hội do AFD yêu cầu.
Dự án do Liên danh nhà thầu HUAYUAN (Trung Quốc) và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp CTCP (MIE) thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC. Quá trình thực hiện dự án đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới đã gây rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, nhưng với sự quyết tâm của nhà thầu, hỗ trợ của chủ đầu tư và các bên liên quan, tiến độ dự án đảm bảo theo đúng hợp đồng đã ký.
Đến cuối tháng 9/2020, công tác thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đã cơ bản hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt hệ thống pin quang điện, các trạm inverter hợp bộ, máy biến áp chính, thiết bị sân phân phối 220 kV, hệ thống điều khiển giám sát…, đáp ứng điều kiện thử nghiệm đóng điện và phát điện nhà máy.
Tuy nhiên, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên khiến EVN phải ưu tiên phát điện các nhà máy thủy điện để giảm mực nước hồ về mực nước phòng lũ.
Vì vậy, dự án Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 buộc phải điều chỉnh thời điểm đóng điện để ưu tiên cho thủy điện Sê San 4 và các nhà máy thủy điện chạy máy xả nước và phát điện./.
TP. Hồ Chí Minh: Lượng kiều hối dự kiến tăng 8%
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, lượng kiều hối đổ về thành phố trong 10 tháng qua ước đạt khoảng 4,7 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với con số ghi nhận trong 9 tháng đầu năm.
Ảnh TL minh họa
Phân tích của các chuyên gia kinh tế, bất chấp các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên bức tranh kinh tế và thị trường lao động, dự kiến tới cuối năm, lượng kiều hối đổ về trung tâm kinh tế lớn nhất nước sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2019, lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh đạt 5,3 tỷ USD.
Trong các năm trước đây, Việt Nam từng nằm trong tốp 10 quốc gia tiếp nhận nhiều kiều hối nhất hàng năm. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, lượng kiều hối đổ về TP. Hồ Chí Minh tăng tương phản với ước tính chung của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối do lao động nhập cư gửi về các nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ giảm 7%, xuống 508 tỷ USD trong năm 2020, và sẽ giảm thêm 7,5%, xuống 470 tỷ USD vào năm 2021.
Trước đó, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo, lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2020, theo kịch bản xấu nhất do các diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, được dự đoán sẽ giảm khoảng 18,1% so với năm 2018.
Chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á, kiều hối từ nước ngoài chuyển về trong năm 2020 dự báo sẽ giảm khoảng 18,6% so với năm 2018. Philippines được cho là nước bị ảnh hưởng nghiêm trong nhất với lượng kiều hối suy giảm khoảng 20% trong khi tại các nước còn lại mức giảm rơi vào khoảng 15%./.
Ý tưởng thành lập "tổ hợp tín dụng" không khả thi! Mới đây đã đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng với quy mô 3-3,5% tổng dư nợ cho vay hiện nay, tức khoảng 300.000 tỉ đồng, để cho các danh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có cơ hội tiếp cận tín dụng. Theo đó, tổ hợp cung cấp các khoản vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo) với lãi suất...