Nhà máy điện hạt nhân Đức ngưng hoạt động vì rò rỉ
Lò phản ứng hạt nhân Emsland tại Đức đã bị ngắt khỏi mạng lưới điện sau khi sự cố rò rỉ được phát hiện, theo trung tâm điều hành RWE Power AG.
Lò phản ứng hạt nhân Emsland – Ảnh chụp màn hình RT
Nhà máy điện có công suất 1.400 MW nằm tại miền bắc nước Đức đã ngưng hoạt động vào khoảng 18 giờ ngày 3.4 (giờ Việt Nam), theo đài RT.
Cơ quan vận hành đã cho ngừng hoạt động nhà máy như một biện pháp đề phòng, sau khi phát hiện sự rò rỉ tại một đường truyền dùng để giám sát lượng boron trong chất làm mát tại lò phản ứng.
Sở Môi trường bang Hạ Saxony cho biết không có chất phóng xạ nào rò rỉ. Một cuộc điều tra nguyên nhân sự cố đã được tiến hành. “Thời gian nhà máy điện có thể hoạt động trở lại phụ thuộc vào kết quả điều tra”, cơ quan trên cho biết.
Video đang HOT
Nhà máy điện Emsland được xây dựng vào năm 1988, sản xuất 11 tỉ kWh điện mỗi năm cho gần 3,5 triệu hộ gia đình. Hiện có 2 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tại Hạ Saxony. Theo kế hoạch loại bỏ dần năng lượng hạt nhân, Đức sẽ đóng cửa nhà máy Emsland vào năm 2022.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Tổng thống Hàn giận dữ vì rò rỉ dữ liệu điện hạt nhân
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye khẳng định việc rò rỉ dữ liệu từ công ty điều hành các nhà máy điện hạt nhân của nước này là vấn đề an ninh quốc gia, nghiêm trọng và không thể chấp nhận được, theo Reuters.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - Ảnh: Reuters
Ngay sau khi xảy ra việc rò rỉ dữ liệu của công ty thủy điện và điện hạt nhân (KHNP), hãng điều hành 23 nhà máy điện hạt nhân tại Han Quôc, Tổng thống Park Geun-hye đã yêu cầu điều tra về an ninh toàn bộ các cơ sở hạ tầng của nước này, bao gồm cả các nhà máy điện hạt nhân để chống lại "khủng bố mạng".
"An ninh tại nhà máy điện hạt nhân phải được thiết lập ở mức cao nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người", Reuters dẫn lời bà Park tại cuộc họp nội các Hàn Quốc ngày 23.12.
"Đây là một tình huống rất nghiêm trọng và không thể để tiếp tục diễn ra mà không bị ngăn chặn vì đây là vấn đề an ninh quốc gia", bà Park nhấn mạnh.
Một quan chức Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố, các nhà chức trách nước này cũng đã nâng mức cảnh báo về khủng hoảng an ninh mạng đối với các tập đoàn nhà nước từ mức "phải cẩn trọng" sang mức "tập trung theo dõi".
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc và KHNP cho biết họ chỉ mất những thông tin không quan trọng và hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân không hề bị nguy hiểm, theo Yonhap.
Một nhà máy ở Hàn Quốc - Ảnh: Reuters
Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Park đưa ra tuyên bố nói trên, một người chưa rõ danh tính đã lên trang mạng xã hội Twitter nhận trách nhiệm vụ tấn công và đòi chinh phu Han Quôc đóng cửa 3 lò phản ứng hạt nhân cũ vào ngày 25.12. Người này cũng yêu cầu tiền chuộc để lấy lại các thông tin bị mất.
Nhân vật nặc danh này tự nhận là chủ tịch một tổ chức chống hạt nhân ở Hawaii, đồng thời khẳng định sẽ tung các thông tin lấy được từ KHNP nếu yêu cầu không được đáp ứng.
Một quan chức làm việc tại nhà máy điện hạt nhân cho biết, họ đang xem xét xem liệu dữ liệu mà kẻ tấn công đăng tải trên trang Twitter cá nhân có phải là dữ liệu được lấy từ các máy tính của nhà máy điện hạt nhân hay không.
Trước đó, một nhóm điều tra của Hàn Quốc đã tuyên bố, không loại trừ khả năng Triều Tiên có liên quan đến vụ tấn công mạng này. Vụ việc diễn ra ngay sau khi Mỹ vừa lên tiếng cáo buộc Bình Nhưỡng tấn công mạng tập đoàn Sony. Nguồn tin từ Han Quôc của Reuters cũng cho biết thêm rằng Seoul đã nhờ phía Mỹ giúp điều tra vụ tấn công mạng này.
KHNP đang điêu hanh 23 lò phản ứng điện hạt nhân, cung cấp 30% tông san lương điên cho Han Quôc.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nga và Jordan ký thỏa thuận nhà máy điện hạt nhân trị giá 10 tỉ USD Jordan đã ký thỏa thuận trị giá 10 tỉ USD với Nga nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước này, theo Reuters ngày 25.3. Một nhà máy điện hạt nhân do Nga xây dựng ở Iran - Ảnh: Reuters Thỏa thuận này được ký kết giữa Cơ quan năng lượng nguyên tử...