Nhà mạng Trung Quốc ráo riết truy lùng gã thất nghiệp chuyên hack bốt điện thoại để dùng “chùa” internet
Trước đó, China Telecom không hề nhận được báo cáo về vụ việc cho đến khi video trên được đăng lên Weibo.
Thất nghiệp phải nằm ở nhà là một trong những cảm giác tồi tệ nhất, dù bạn vẫn đủ tiền chi cho những nhu cầu cơ bản.
Nhưng, thất nghiệp mà không có smartphone, không có internet, không thể chơi chat với bạn bè thì sao? Còn tệ nữa.
Ở Trung Quốc có một gã bí ẩn với hoàn cảnh như thế (vừa thất nghiệp vừa không có internet). Nhưng với sự khéo léo và kỹ năng của bản thân, hắn đã tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Theo các trang mạng Trung Quốc, mỗi tối trong nhiều năm qua, gã xuống đường ở Trùng Khánh và đi tìm những bốt điện thoại công cộng. Sau đó, hắn dùng tuốc-nơ-vít để cậy bốt, hack điện thoại công cộng để lướt internet. Nhiều nhân chứng cho hay, gã sẽ dành vài giờ tại các bốt điện thoại để đọc sách, xem phim và thậm chí chơi điện tử. Xong xuôi đâu đấy, gã sẽ đưa bốt điện thoại về trạng thái bình thường rồi biến mất.
Theo tờ SCMP, gã cho hay mình từng là nhân viên kỹ thuật trước khi thất nghiệp.
Video đang HOT
“Tôi không có smartphone,” hacker bí ẩn nói trong video. “Tôi dùng cách này để đọc tiểu thuyết và xem phim.”
Nhưng, có vẻ như gã không dùng internet trong bốt điện thoại để tìm việc.
Một người dân trong video cho biết, gã đã xuất hiện ở đây mỗi tối trong 2 hoặc 3 năm gì đó. Mỗi lần ra cắm chốt nhiều giờ liền mới chịu rời đi.
China Telecom, công ty cung cấp bốt điện thoại và dịch vụ internet ở Trung Quốc, đã mở một cuộc điều tra quy mô lớn về hacker bí ẩn này. Trước đó, China Telecom không hề nhận được báo cáo về vụ việc cho đến khi video trên được đăng lên Weibo.
Trong phần bình luận, hàng nghìn người lại hy vọng anh hacker không gặp rắc rối, thậm chí mong anh ta sẽ kiếm được công việc tốt trong tương lai.
Theo Weibo
Cuộc chạy đua nước rút giữa 'cơn sốt' 5G
Với sự xuất hiện của dịch vụ mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G), tương lai của một xã hội 'siêu kết nối' giữa con người, đồ vật và máy móc không còn quá xa vời.
Nguồn lợi béo bở mà mạng 5G dự kiến sẽ mang lại cũng tạo nên cuộc cạnh tranh gay gắt khi những quốc gia mạnh về công nghệ đều muốn vượt trước mọi đối thủ trong việc phát triển công nghệ then chốt này.
Theo tờ Washington Post, ngày 21-2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các công ty của Mỹ cần đẩy mạnh nỗ lực phát triển công nghệ 5G và "thậm chí là công nghệ 6G" tại nước này càng sớm càng tốt. Ông Donald Trump nói: "Chúng ta luôn phải đi tiên phong trong mọi việc chúng ta làm, đặc biệt là liên quan đến công nghệ 5G". Đáng chú ý, người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh, ông "không sẵn sàng" ngăn chặn các công ty nước ngoài chuyên về công nghệ 5G thâm nhập thị trường Mỹ.
Ông Park Jung-ho, Giám đốc điều hành của SK Telecom giới thiệu mẫu điện thoại thông minh hỗ trợ mạng 5G tại Hàn Quốc.
Trước đây, Mỹ từng là quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua phát triển mạng 4G và trên thực tế, 4G đã giúp GDP của cường quốc số 1 thế giới tăng hơn 100 tỷ USD. Nhưng mạng 5G còn mở ra tương lai hấp dẫn nhiều hơn thế. Bởi, nếu chiến thắng trong cuộc đua này, ước tính nước Mỹ sẽ có thêm khoảng 3 triệu việc làm và GDP cũng tăng thêm khoảng 500 tỷ USD.
Các chuyên gia về công nghệ nhận định, điểm mạnh nhất của mạng 5G là "siêu nhanh" và gián đoạn tín hiệu ở mức tối thiểu. Tờ Korea Herald cho biết, 5G là dịch vụ thế hệ mới được thiết kế với tốc độ nhanh gấp ít nhất 10 lần so với mạng 4G LTE đang phổ biến trên khắp thế giới và cho phép tốc độ tải xuống lên đến 20 gigabyte mỗi giây. Chính vì vậy, 5G sẽ tạo ra nền tảng tuyệt vời trong nhiều dịch vụ kết nối xuyên suốt giữa con người với các thiết bị hoặc giữa các thiết bị với nhau, chẳng hạn như công nghệ xe tự lái, phẫu thuật từ xa...
Bên cạnh đó, nhờ tính năng "siêu tốc", mạng 5G cũng được kỳ vọng trở thành xương sống cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tạo nên bước tiến mới trong phát triển kinh tế số cũng như đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khác. Đó cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đang tập trung nguồn lực và vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mạng 5G nhanh nhất có thể.
Lời cảnh báo mà Tổng thống Donald Trump dành cho các công ty công nghệ của Mỹ cũng phản ánh một thực tế rằng, hiện tại không chỉ có Mỹ, mà rất nhiều đối thủ khác cũng đang gấp rút thực hiện chiến lược phát triển công nghệ 5G. Nói cách khác, cuộc chạy đua phát triển công nghệ này đang "nóng" lên từng ngày.
Đầu tháng 12-2018, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ mạng 5G, với việc 3 hãng viễn thông di động của nước này là SK Telecom, LG Uplus và KT bắt đầu triển khai dịch vụ 5G dành cho doanh nghiệp tại thủ đô Seoul, đảo Jeju, đảo Ulleung và các thành phố lớn khác. Dự kiến trong tháng 3 tới, các khách hàng cá nhân ở Hàn Quốc sẽ bắt đầu được tiếp cận với dịch vụ này sau khi hai hãng Samsung và LG cho trình làng các mẫu điện thoại di động thông minh hỗ trợ 5G.
Mới đây, Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch xúc tiến chiến lược thúc đẩy mạng 5G và theo lời Phó thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki, việc thúc đẩy toàn diện các dịch vụ mạng 5G, chẳng hạn như ra mắt smartphone 5G đầu tiên trên thế giới, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Còn tại Trung Quốc, China Telecom, một trong 3 công ty viễn thông lớn của quốc gia đông dân nhất thế giới, đã phát hành thẻ SIM điện thoại di động 5G đầu tiên. Dù thẻ SIM này vẫn chưa được đưa vào sử dụng nhưng động thái đó phần nào cho thấy Trung Quốc đặt kỳ vọng lớn vào cuộc đua phát triển mạng 5G. Ngoài ra, hai công ty viễn thông khác của Trung Quốc là China Unicom và China Mobile cũng đã đề ra kế hoạch phát triển mạng lưới 5G trong thời gian tới.
Tuy vậy, phát triển 5G cũng đồng nghĩa với việc phải tính toán, giải quyết những thách thức nảy sinh liên quan đến công nghệ, trong đó các quốc gia đều đặt vấn đề an ninh quốc gia lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để có thể chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong phát triển mạng 5G, mỗi nước cũng phải quan tâm tới việc hỗ trợ về vốn đầu tư, ưu đãi về thuế cho các công ty viễn thông hay đưa ra giải pháp nhằm tránh sự cạnh tranh quá mức giữa các doanh nghiệp nội địa.
Theo báo QĐND
Nhà mạng Trung Quốc phát hành SIM điện thoại di động 5G đầu tiên Động thái này mới chỉ mang tính biểu tượng vì thẻ SIM chưa thể được sử dụng, nhưng nó phản ánh sự hợp tác trong việc thương mại hóa mạng 5G ở Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: CGTN) China Telecom, một trong ba nhà mạng viễn thông của Trung Quốc, đã phát hành thẻ SIM điện thoại di động 5G đầu tiên...