Nhà mạng Thái Lan ‘đặt cược’ vào 5G
Nhà mạng lớn nhất Thái Lan, AIS, sẵn sàng đầu tư hơn 1,4 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G phục vụ ngành công nghiệp.
Advanced Info Service (AIS), nhà mạng lớn nhất Thái Lan, đang dồn nhiều nguồn lực vào sáng kiến này, cũng như động lực số hóa toàn quốc. Hãng này tin rằng 5G có thể mang tới những quy chuẩn viễn thông hiện đại, giúp các nhà sản xuất sở hữu công cụ cần thiết để phát triển robot, AI và thiết bị kết nối Internet.
AIS được coi là hãng phát triển 5G thương mại đầu tiên ở Thái Lan, sau khi được chính phủ cấp giấy phép vận hàng mạng trên nhiều băng sóng.
Chính phủ các nước trên thế giới đang thúc đẩy phát triển 5G.
Video đang HOT
Giá trị sản xuất của Thái Lan trong năm 2019 là khoảng 137,5 tỷ USD, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, chỉ thua mức 220,5 tỷ USD của Indonesia tại khu vực Đông Nam Á. Sản xuất luôn là một trong những đầu tàu quan trọng trong phát triển kinh tế Thái Lan, chiếm 25,3% tổng sản phẩm quốc nội.
Dù vậy, ngành công nghiệp Thái Lan đang gặp nhiều trở ngại như thiếu lao động, chi phí nhân công leo thang và thị trường tiêu dùng đang dần bão hòa. Điều đó khiến các nhà máy ở nước này phải ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và phát triển những hệ thống sản xuất tiên tiến.
Nỗ lực thúc đẩy hạ tầng 5G của AIS nhận được nhiều ủng hộ từ chính phủ.
Nhiều công ty Thái Lan cũng mong chờ mạng 5G. Nhà sản xuất ôtô Mazda đang chuẩn bị sử dụng công nghệ 5G để tăng hiệu quả và năng lực sản xuất. Hạ tầng 5G cũng có thể giúp các công ty đang phát triển khu công nghiệp tìm kiếm khách hàng trong tương lai gần.
Nước Đông Nam Á đầu tiên thương mại 5G
Covid-19 khiến các nhà mạng Thái Lan đẩy nhanh tiến độ triển khai 5G, trở thành nước đầu tiên trong 10 thành viên ASEAN cung cấp dịch vụ 5G thương mại.
Theo Nikkei Asia Review, các hãng viễn thông hàng đầu ở Thái Lan đã sẵn sàng đầu tư tới 1,2 tỷ USD để mở rộng mạng lưới với mục tiêu phục vụ kết nối 5G cho khoảng 13% dân số nước này tính đến cuối năm. Trong đó, hai nhà mạng Advanced Info Service (AIS) và True Corp đang chạy đua triển khai 5G tại bệnh viện để hỗ trợ đội ngũ y tế chiến đấu với Covid-19.
Trước đó, giới phân tích nhận định Thái Lan sẽ trì hoãn việc đầu tư cho kết nối di động thế hệ mới bởi họ đã chi hàng tỷ USD vào công nghệ 4G từ năm 2015. Tuy nhiên, đại dịch bùng phát làm đảo ngược những dự đoán trên.
"Covid-19 khiến nhu cầu khám chữa bệnh từ xa và sử dụng robot tăng cao, thúc đẩy thương mại hóa 5G", hãng phân tích Asia Plus Securities đánh giá.
Hiệp hội di động toàn cầu GSMA đã chứng nhận AIS, với 42 triệu thuê bao di động, là nhà mạng đầu tiên ở Đông Nam Á triển khai dịch vụ 5G thương mại. Với sự hỗ trợ của Singapore Telecommunications, AIS đưa 5G vào 158 bệnh viện ở Bangkok và các thành phố lớn để phục vụ khám chữa bệnh trực tuyến và điều khiển robot, hạn chế sự tiếp xúc gần. Các robot có nhiệm vụ như phát đồ ăn, thuốc, chuyển hàng...
Robot với kết nối 5G hoạt động trong bệnh viện ở Thái Lan. Ảnh: AIS.
"Những robot này rất hữu ích. Dù thiếu khẩu trang y tế và các trang phục bảo hộ, chúng tôi vẫn có thể thực hiện công việc của mình nhờ robot giúp giảm tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân", Sukrom Chi-Charoen, Phó giám đốc Bệnh viện Rajavithi ở Bangkok, nói.
Tuần này, Chính phủ Thái Lan cũng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia thúc đẩy 5G. Trong đó, Thủ tướng Thái Lan làm Chủ tịch ủy ban, ba Phó thủ tướng làm Phó chủ tịch ủy ban cùng 22 thành viên là các Bộ trưởng, quan chức chính phủ, thể hiện quyết tâm của người các nhà lãnh đạo nước này trong việc đẩy nhanh tiến độ 5G.
Nikkei cũng cho biết, ngoài Thái Lan, các nước còn lại trong khu vực ASEAN vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm 5G. Nhiều khả năng, quốc gia tiếp theo sẽ thương mại hóa 5G là Việt Nam vào tháng 6. Ba nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, MobiFone, và VNPT đã thử nghiệm thành công kết nối mới hồi tháng 4 và đã sẵn sàng thương mại, nhưng chưa công bố thời gian cụ thể.
Trong khi đó, Singapore dự định triển khai 5G vào tháng 1/2021. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, lại tỏ ra im ắng khi chưa đưa ra lộ trình về 5G.
Tencent đưa mảng âm nhạc trực tuyến đến châu Phi Tencent Holdings đang tìm cách đưa ứng dụng âm nhạc trả phí Joox của mình đến một số quốc gia đông dân nhất châu Phi, sau khi các dịch vụ âm nhạc trực tuyến đã chứng minh được một cú hích ở thị trường Đông Nam Á. Tencent Holdings quyết định chọn châu Phi làm thị trường phát triển Joox Theo Bloomberg, Joox...