Nhà mạng Singtel sẽ hợp tác với Oppo để phát triển công nghệ gọi điện 5G có tích hợp thực tế ảo tăng cường
Một sự hợp tác giữa 3 nước: Trung Quốc, Singapore và Úc.
Công ty viễn thông Singapore Singtel, với sự hợp tác của Ericsson cho biết đã tạo ra công ty gọi điện hình ảnh thực tế ảo tăng cường (AR) bằng kết nối 5G, sẽ có thể áp dụng trên chiếc smartphone sử dụng mạng này của hãng Oppo.
Hình ảnh và giọng nói chất lượng cao sẽ được truyền giữa 2 đầu bằng kết nối 5G giữa nhà mạng Singtel và hãng con của họ là Optus được đặt ở Úc. 2 đầu dây đều có khả năng ghi chú theo thời gian thực, mà tất cả những người tham gia đều có thể thấy. Theo đại diện của hãng Singtel, thì đây sẽ là ‘công nghệ gọi điện AR dùng kết nối 5G giữa 2 nước đầu tiên trên Thế giới’.
Chiếc smartphone Oppo được đem ra thử nghiệm sẽ có modem mạng của hãng Qualcomm. Theo chủ tịch của Oppo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: “Tính năng này thể hiện sự quyết tâm của Oppo với việc sản xuất đại trà smartphone 5G. Chúng tôi đã phát công nghệ này từ nhiều năm, và đã chi tới 10 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay dành cho công tác nghiên cứu”. Hãng cũng được cho là sẽ đem nguyên mẫu của chiếc smartphone này trưng bày tại sự kiện MWC sắp diễn ra tại Barcelona.
Khả năng gọi điện thực tế ảo tăng cường sẽ tạo điều kiện cho các công tác huấn luyện từ xa, hoặc chơi game AR. Singtel và Ericsson đã hợp tác để phát triển mạng 5G, và cũng mới mở một trung tâm nghiên cứu với Đại học Singapore.
Mark Chong, Trưởng phòng công nghệ tại Singtel cho biết: “5G là chìa khóa để mở ra tương lai của thực tế ảo, xe tự hành cũng như thành phố thông mình”. Ông Martin Wiktorin, chủ tịch Ericsson tại 3 nước Singapore, Brunei và Philippines cũng nói thêm: “Kết nối 5G sẽ sớm được tích hợp vào smartphone, người dùng và các công ty sẽ sớm có cơ hội trải nghiệm, tích hợp những tiện ích 5G vào cuộc sống hàng ngày”.
Công nghệ mạng 5G sẽ cho phép những công nghệ hiện đại, trong đó có thực tế ảo đến với người dùng nhờ có tốc độ truyền tải cao, độ trễ thấp. Một vài smartphone có mạng 5G, trong đó có chiếc Oppo đã đề cập sẽ có mặt tại MWC 2019.
Video đang HOT
Theo Genk
Huawei và các công ty TQ gặp khó, đối thủ hưởng lợi
Nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng tiêu cực từ chính phủ Mỹ và nhiều nước khác khiến tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Trong nhiều ngành công nghệ, sản phẩm Trung Quốc đang chiếm thị phần vượt trội. Tuy nhiên làn sóng phản ứng với Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đang khiến các doanh nghiệp nước này gặp khó.
Những ngành công nghệ nhạy cảm bị ảnh hưởng
Tại Australia, hai hãng sản xuất camera an ninh của Trung Quốc là Hikvision và Dahua chiếm phần lớn thị phần. Tuy nhiên vào tháng 9/2018, một bài báo của ABC đặt ra vấn đề an ninh khi sử dụng những camera của Trung Quốc ở các hệ thống, nhất là doanh trại quân đội tại Australia.
Hai công ty cung cấp camera an ninh của Trung Quốc Hikvision và Dahua đều đang bị phản đối tại Australia vì lý do an ninh.
"Sử dụng những camera loại này ở các cơ sở an ninh là rất vô lý", ông Fergus Hanson, người đứng đầu trung tâm an ninh mạng quốc gia tại Viện nghiên cứu chính sách Australia nói với ABC.
Nắm lấy cơ hội này, một công ty đã ngay lập tức triển khai kinh doanh các camera an ninh từ các nhà cung cấp Hàn Quốc.
"Hiện nay, do sự phản ứng đối với các công ty Trung Quốc, chúng tôi cung cấp cả sản phẩm từ Hàn Quốc. Chúng tôi vẫn đưa ra mọi sự lựa chọn, nhưng tại Australia, chúng tôi nhận thấy mình cần nhạy cảm hơn, do đó chúng tôi cũng cung cấp nhiều sản phẩm từ Hàn Quốc hơn. Với những người thực sự cần giá rẻ, thì sản phẩm Trung Quốc vẫn là lựa chọn hợp lý", CEO Paul Chong của công ty Certis cho biết.
Theo SCMP, rất nhiều ngành công nghiệp tiêu dùng của Trung Quốc đạt mức cạnh tranh cao nhờ thị trường nội địa quá rộng lớn, nhân công rẻ và hệ thống chuỗi cung ứng khắp thế giới. Một số ngành mới, như xe điện, nhận được chính sách ưu đãi từ chính phủ để các công ty có thể đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới.
Thị trường nội địa của Trung Quốc cũng rất cạnh tranh, do vậy các công ty khi vươn ra nước ngoài đều đã có kinh nghiệm vượt qua hàng chục, thậm chí hàng trăm đối thủ hoạt động trong cùng ngành.
Theo số liệu từ Dell'Oro Group, Huawei chiếm tới 28% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu trong quý III/2018. DJI chiếm 74% thị phần máy bay không người lái gắn camera (drone) trong khi Hikvision cũng chiếm 21,4% thị phần thiết bị theo dõi, giám sát.
Không chỉ có viễn thông và camera giám sát, đến những công ty cung cấp máy bay không người lái như DJI cũng gặp khó vì lo ngại an ninh.
Sự áp đảo từ các công ty Trung Quốc đồng thời đem tới sự lo ngại. Tuy nhiên làn sóng phản đối sản phẩm công nghệ Trung Quốc chỉ tăng cao sau khi chính phủ Mỹ cấm các cơ quan cũng như các nhà thầu của chính phủ sử dụng các thiết bị viễn thông và giám sát từ Trung Quốc. Quân đội Mỹ cũng cấm sử dụng máy bay không người lái của DJI vào năm 2017 do lo ngại về an ninh.
Sức ép với Huawei trước thềm MWC 2019
Cuối năm 2018, Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada. Ngay sau đó, nhiều nhà mạng và chính phủ tại các nước châu Âu lên tiếng về việc tẩy chay các thiết bị viễn thông có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong tuần này, Mỹ có thể thông qua đạo luật cấm hoàn toàn các thiết bị viễn thông từ Trung Quốc, ngay trước thềm hội nghị về viễn thông lớn nhất thế giới MWC 2019. Thậm chí Mỹ còn đe dọa các quốc gia châu Âu muốn sử dụng các thiết bị của Trung Quốc.
"Tôi không thấy có một lý do hợp lý nào để hợp tác với các công ty Trung Quốc, khi họ còn có thể kiểm soát hoặc theo dõi chính khách hàng của họ. Những quốc gia mù quáng tích hợp công nghệ của Trung Quốc mà không cân nhắc những rủi ro có thể sẽ chịu nhiều bất lợi từ Mỹ", đặc phái viên của Mỹ tại Liên minh châu Âu Gordon Sondland nói trên Bloomberg.
Theo Bloomberg, các quan chức của chính phủ Mỹ sẽ xuất hiện tại MWC vào cuối tháng này và thuyết phục những quốc gia khác về việc không sử dụng thiết bị viễn thông Huawei. Cisco, Ericsson và Nokia sẽ là những công ty hưởng lợi khi cái tên của họ được chính đội ngũ này khuyên dùng để thay thế cho Huawei.
Huawei có thể gặp khó tại MWC 2019, khi các quan chức chính phủ Mỹ tới đây và thuyết phục các quốc gia Châu Âu sử dụng thiết bị của Cisco, Ericsson, Nokia.
Với sức ép từ Mỹ, rất có thể Huawei sẽ còn bị quay lưng nhiều hơn tại châu Âu. Đây sẽ là một vấn đề lớn, bởi châu Âu là thị trường lớn nhất của Huawei ngoài Trung Quốc. Canada, Australia và New Zealand có thể cũng sẽ học tập Mỹ và cấm hoặc hạn chế thiết bị từ Trung Quốc.
Khi được hỏi về vấn đề này, nhà sáng lập của Huawei, ông Nhậm Chính Phi cho rằng công ty này không cần lo ngại vì họ vẫn có lợi thế cạnh tranh.
"Khi mà sản phẩm của anh vượt trội thì không cần phải lo lắng đến người mua. Tôi chưa bao giờ lo cả.
Tất nhiên họ có thể mua hay không tùy thích, nhưng nếu không dùng thiết bị của Huawei thì họ sẽ phải trả giá cao hơn nhiều", ông Nhậm nói trong một cuộc phỏng vấn trên CCTV.
Theo zing
Nhân lúc Huawei gặp khó, Samsung mạnh tay đầu tư cho bộ phận hạ tầng 5G Theo tuyên bố của công ty, Samsung dự định đầu tư đến 22 tỷ USD vào các công nghệ mới, trong đó có cả 5G, đồng thời chuyển một số nhân sự có năng lực sang bộ phận hạ tầng viễn thông. Theo các quan chức của Samsung Electronics cũng như các giám đốc trong ngành, công ty đang rót nhiều nguồn lực...