Nhà mạng phản hồi chuyện Speedtest báo cáo tốc độ Internet của Việt Nam sụt giảm
Các nhà mạng khẳng định rằng tốc độ Internet của Việt Nam hiện nay tăng đáng kể do nhà mạng đầu tư mạnh cho mạng lưới và đưa băng tần 2.6 GHz vào thử nghiệm.
Các nhà mạng cho rằng, tốc độ Internet của Việt Nam hiện nay tăng đáng kể do các nhà mạng đầu tư mạnh cho mạng lưới và đưa băng tần 2.6 GHz vào thử nghiệm.
Theo Speedtest, tháng 6/2020, tốc độ Internet di động của Việt Nam ngang ngửa mức trung bình thế giới. Tuy vậy, tốc độ Internet băng rộng cố định của Việt Nam chỉ bằng 70% so với mức trung bình thế giới.
Thống kê của Speedtest cho thấy, trong tháng 6/2020, tốc độ download Internet di động của Việt Nam trung bình đạt 33,12 Mbps. Trong khi đó, tốc độ download Internet di động trung bình của thế giới là 34.67 Mbps. Với kết quả này, có thể thấy tốc độ Internet di động của Việt Nam chỉ ngang ngửa mức trung bình. Việt Nam hiện đứng thứ 60 thế giới về tốc độ đường truyền Internet di động và chỉ bằng 70% so với mức trung bình thế giới (78.26 Mbps).
Trong bản báo cáo hồi tháng 5/2020 của Speedtest công bố tốc độ truy nhập Internet của các nước trên thế giới, Việt Nam có tốc độ tải xuống băng rộng di động đạt 32,83 Mbit/s giảm 6,25% so với tháng 4/2020, xếp hạng 60 (tăng 4 bậc so với tháng 5/2019, giảm 11 bậc so với tháng 4/2020).
Trả lời về kết quả của Speedtest, ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Net cho hay, các chỉ số đo về tốc độ Internet hiện tăng khá tốt, đặc biệt sau khi Viettel được Bộ TT&TT cho phép thử nghiệm băng tần 2.6 GHz cho 4G tại 12 tỉnh, thành.
Video đang HOT
“Mới đây, Bộ TT&TT đã tiến hành đo kiểm chất lượng mạng data của các nhà mạng tại một số tỉnh và sắp công bố công khai. Theo kết quả đo kiểm này, chất lượng mạng Internet di động của Viettel rất tốt. Như vậy, tốc độ di động của Viettel tăng mạnh chứ không hề có chuyện sụt giảm”, ông Vũ nói.
Ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone cho hay, thời gian qua mạng MobiFone đã được đầu tư rất mạnh nên chất lượng dịch vụ tăng lên. Đáng chú ý là ảnh hưởng bởi Covid-19 nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ như thoại và data giảm. Khi mạng lưới được đầu tư mạnh, nhu cầu sử dụng dịch vụ ít hơn thì chất lượng mạng Internet phải tăng lên chứ không có chuyện giảm đi.
Bình luận về kết quả đo kiểm của Speedtest, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, mạng lưới được các nhà mạng đầu tư rất mạnh nên chất lượng đang tăng, không có chuyện giảm. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm băng tần 2.6 GHz cho 4G cho nhà mạng nên kết quả đo kiểm tăng nhiều so với trước.
“Các chỉ số đo chất lượng mạng Internet tại Việt Nam của Speedtest trong tháng qua bị sụt giảm có thể xuất phát từ thực tế khi chống dịch Covid-19 bị cách ly xã hội, nhiều người ở nhà và dùng Wi-Fi, ít dùng dịch vụ 3G – 4G. Kết quả đo của Speedtest trong thời gian này cao vì chất lượng Wi-Fi ổn định, nhưng sau đó hết cách ly xã hội, mọi người quay trở về cuộc sống bình thường và sử dụng dịch vụ 3G – 4G nên kết quả đo kiểm chất lượng Internet bị giảm. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ về việc này để có bức tranh rõ ràng hơn về chất lượng Internet của Việt Nam”, ông Lê Văn Tuấn nói.
Tốc độ Internet di động Việt Nam chậm dưới mức trung bình
Tốc độ Internet di động của Việt Nam nằm dưới mức trung bình, theo bảng xếp hạng của SpeedTest.
Theo bảng xếp hạng toàn cầu vào tháng 5 mới được SpeedTest công bố, Việt Nam đã tụt 11 bậc ở hạng mục tốc độ Internet di động. Dù vậy, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí ở bảng xếp hạng tốc độ Internet cố định băng rộng.
Theo SpeedTest, Internet Việt Nam có tốc độ tải xuống dưới mức trung bình, nhưng tải lên và độ trễ đều tốt.
Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 59 trên bảng xếp hạng di động với tốc độ tải xuống trung bình 32,83 Mbps, giảm một chút so với tháng 4. Tốc độ này thấp hơn so với con số tải xuống trung bình 33,71 Mbps trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, tốc độ tải lên và độ trễ của Việt Nam đều trên mức trung bình.
Ở bảng xếp hạng Internet băng rộng, Việt Nam đứng thứ 60 khi có tốc độ tải xuống trung bình 52,29 Mbps, tăng so với tháng 4 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 76,94 Mbps.
Tương tự Internet di động, tốc độ tải lên và độ trễ của Internet băng rộng Việt Nam đều tốt hơn mức trung bình.
Theo bảng xếp hạng của SpeedTest, Hàn Quốc là nước được đánh giá cao nhất về Internet di động với tốc độ tải xuống trung bình 100,22 Mbps. Ở mảng băng rộng cố định, Singapore dẫn đầu với tốc độ tải xuống 205,13 Mbps.
SpeedTest của Ookla là công cụ đo tốc độ Internet phổ biến tại Việt Nam. Đây là công cụ đơn giản nhất để kiểm tra Internet của bạn nhanh đến đâu. Tùy theo nhà cung cấp dịch vụ, gói cước đăng ký mà tốc độ tải xuống (download) và tải lên (upload) bị giới hạn ở một mức nhất định.
Trong thời gian qua nhiều tuyến cáp quang biển đi quốc tế của Việt Nam liên tục gặp vấn đề. Sau khi hai tuyến cáp quang biển quốc tế tại Việt Nam là AAG và APG gặp sự cố trong tháng 4 và tháng 5, tới lượt tuyến Asia Africa Europe 1 (AAE-1) cũng gặp vấn đề vào ngày 3/6.
Tuyến cáp quang mới với dung lượng cao hơn đi qua Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Đến nay, các tuyến cáp quang đều đã hoàn thành sửa chữa.
Tới năm 2022, Việt Nam có thể sẽ có thêm một tuyến cáp quang với dung lượng lớn. Tuyến cáp quang mới dự kiến đi qua các quốc gia gồm Singapore, Thái Lan, Việt Nam (cập bến ở Quy Nhơn), Philippines, Trung Quốc (ở hai điểm Hong Kong và Sán Đầu) và Nhật.
Theo ZDNet, tuyến cáp kết nối giữa Đông Nam Á và Đông Á này dự kiến hoàn thành vào quý IV/2022, với tổng băng thông lên tới 140 Tbps. Như vậy, tuyến cáp quang mới sẽ có băng thông lớn hơn nhiều so với những tuyến cáp quang hiện tại đi qua Việt Nam.
Hiện tại, tuyến cáp quang biển có băng thông cao nhất Việt Nam là APG với băng thông 54,8 Tbps. Tuyến này kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và 4 nước Đông Nam Á.
Tốc độ Internet Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới Internet cố định và di động tại Việt Nam đều xếp hạng 60 thế giới, thấp hơn tốc độ trung bình trong tháng 6/2020. Theo thống kê mới được công bố của Speedtest, trong tháng 6, tốc độ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 54,67 Mb/giây, trong khi di động đạt 33,12 Mb/giây. Hai con số này cao hơn kết...