Nhà mạng nào có tốc độ nhanh nhất Việt Nam trong quý 3/2022?
Theo báo cáo mới nhất về tốc độ mạng tại Việt Nam của Speedtest Ookla, Viettel được đánh giá là nhà mạng có tốc độ nhanh nhất về cả mạng di động và mạng băng rộng cố định.
Mạng di động
Báo cáo cho biết, Viettel là nhà mạng có tốc độ mạng di động nhanh nhất trong số các nhà cung cấp tại Việt Nam trong quý 3/2022. Tốc độ tải xuống (download) trung bình của Viettel đạt 44,81 Mb/giây.
Top 5 nhà mạng có tốc độ mạng di động nhanh nhất tại Việt Nam trong quý 1/2022. Nguồn: Speedtest.
Vinaphone ở vị trí thứ 2 với tốc độ tải xuống trung bình đạt 41,50 Mb/giây. MobiFone xếp thứ 3 với tốc độ tải xuống trung bình đạt mức 30.34 Mb/giây. Bên cạnh đó, riêng nhà mạng Vietnamobile, tốc độ tải xuống chỉ ở mức 6,54 Mb/giây.
Về độ trễ, MobiFone là nhà mạng có độ trễ thấp nhất với độ trễ trung bình đạt 35 ms. Xếp sau đó là Vinaphone và Vietnamobile với độ trễ trung bình lần lượt là 37 ms và 41 ms. Theo báo cáo, Viettel là nhà mạng có độ trễ cao nhất với 43 ms.
Video đang HOT
Bảng xếp hạng về tiêu chí độ trễ các nhà mạng tại Việt Nam trong quý 3/2022. Nguồn: Speedtest.
Ngoài ra, báo cáo của Speedtest cũng đánh giá về độ ổn định của các nhà mạng. Theo đó, Viettel và Vinaphone là 2 nhà mạng có độ ổn định cao nhất với số điểm lần lượt là 92,9% và 92,1%.
Đặc biệt, trong danh sách các thiết bị có tốc độ truy cập mạng nhanh nhất tại Việt Nam và các thiết bị iOS chiếm đa số danh sách này. Cụ thể, iPhone 13 Pro có tốc độ tải xuống trung bình nhanh nhất trong số các thiết bị phổ biến ở Việt Nam, đạt mức 69,7 Mb/giây. Độ trễ các thiết bị iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max chỉ đạt từ 21 – 22 ms.
Top 5 thiết bị di động có tốc độ truy cập mạng nhanh nhất trong quý 3/2022. Nguồn: Speedtest.
Thiết bị Android duy nhất có trong top 5 là Galaxy A52s 5G của Samsung. Thiết bị này có tốc độ tải xuống đạt 65,19 Mb/giây và độ trễ đạt 23 ms.
Tuy nhiên, khi đánh giá theo hiệu suất tổng hợp của các nhà sản xuất điện thoại di động lớn, báo cáo chỉ ra các thiết bị của Samsung có tốc độ tải xuống trung bình nhanh nhất tại Việt Nam trong quý 3 với tốc độ đạt 40,29 Mb/giây và độ trễ chỉ đạt 21 ms.
Hiệu suất tổng hợp các nhà sản xuất điện thoại di động lớn trong quý 3/2022. Nguồn: Speedtest
Mạng băng rộng cố định
Đánh giá về mạng băng rộng cố định, Speedtest cho biết, Viettel vẫn là nhà mạng có tốc độ tải xuống trung bình cao nhất với tốc độ đạt 88,69 Mb/giây.
Tiếp theo là Vinaphone và FPT Telecom với tốc độ tải xuống trung bình lần lượt đạt 72 Mb/giây và 71,9 Mb/giây.
Về độ trễ, cả 3 nhà mạng này đều có độ trễ trung bình từ 8 – 9 ms.
Độ trễ trung bình của 3 nhà mạng cung cấp mạng cố định băng rộng trong quý 3/2022. Nguồn: Speedtest
Theo báo cáo, Viettel cũng là nhà mạng có tốc độ mạng băng rộng ổn định nhất với số điểm 86%. Vinaphone và FPT có độ ổn định ở mức 82%.
SpaceX ra mắt dịch vụ Internet Starlink băng thông rộng cho máy bay tư nhân
SpaceX của Elon Musk mở rộng hoạt động của bộ phận internet vệ tinh, ra mắt Starlink Aviation cung cấp cho các máy bay tư nhân dịch vụ Internet tốc độ cao với độ trễ tín hiệu thấp.
Starlink Aviation cung cấp dịch vụ Internet trên máy bay tư nhân. Ảnh Indian Express
Theo tài khoản Twitter của công ty SpaceX, mạng lưới hàng nghìn vệ tinh internet đang phát triển của SpaceX sẽ tính phí dịch vụ cho khách hàng khai thác sử dụng internet băng thông rộng trên máy bay tư nhân từ 12.500 đến 25.000 USD một tháng, thiết bị phần cứng đầu cuối có chi phí là 150.000 USD. Dịch vụ Starlink Aviation bắt đầu hoạt động theo kế hoạch từ năm 2023.
Theo trang Starlink Aviation, kết nối khả dụng trong quá trình bay trên mặt nước và trên đất liền, cũng như trên mặt đất trong quá trình di chuyển, cất cánh và hạ cánh. Công ty cũng hứa hẹn sẽ phủ sóng toàn cầu và tuyên bố rằng tín hiệu sẽ đến ngay cả ở vĩ độ cao và ở các cực do hệ thống hoạt động trên nền tảng mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp.
Tốc độ hứa hẹn đạt đến 350 Mbps với độ trễ không quá 20 ms, người dùng thậm chí có thể chơi game trực tuyến.
Starlink Aviation sẽ bắt đầu cung cấp các thiết bị đầu cuối vào giữa năm 2023, đặt hàng yêu cầu thanh toán 5.000 đô la. Mỗi thiết bị đầu cuối có thể cung cấp đến 350 Mbps, đủ nhanh cho các cuộc gọi điện thoại video và chơi game trực tuyến.
Các công ty xây dựng mạng lưới vệ tinh quay trên quỹ đạo Trái đất thấp, truyền tải internet băng thông rộng như Starlink của SpaceX và nhà điều hành vệ tinh OneWeb do Anh hậu thuẫn đang chạy đua lôi kéo sự quan tâm của các hãng hàng không và dịch vụ máy bay tư nhân trên thị trường, bị thống trị bởi các công ty Inmarsat và đối thủ ViaSat, đang có kế hoạch hợp nhất.
Ngày 17/10, hãng OneWeb công bố một thỏa thuận với hãng cung cấp các thiết bị liên lạc và giải trí hàng không khổng lồ Panasonic Avionics, cung cấp dịch vụ cho khoảng 70 hãng hàng không khác nhau để tiếp thị và bán dịch vụ băng thông rộng của OneWeb cho những doanh nghiệp hàng không vào giữa năm 2023.
Tuần trước, cơ quan quản lý cạnh tranh của Anh đã đề cập đến một cuộc điều tra sâu rộng kế hoạch Viasat tiếp quản đối thủ Inmarsat với những lo ngại về mối quan hệ ràng buộc có thể cản trở sự cạnh tranh mới trên thị trường truyền thông liên lạc hàng không và tăng giá Wi-Fi trên máy bay của các hãng hàng không.
SpaceX có kế hoạch cung cấp kết nối Internet Starlink cho các máy bay của Hawaiian Airlines vào năm 2023. Công ty đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng hàng hải và xe nhà nghỉ lưu động (RV), hàng chục nghìn người tiêu dùng cá nhân đã trả 110 USD một tháng dịch vụ với thiết bị đầu cuối có giá 599 USD.
SpaceX ra mắt dịch vụ Internet cho máy bay, tốc độ đủ để gọi video Dịch vụ Internet của SpaceX có tên Starlink Aviation sẽ cung cấp tốc độ lên đến 43,75 MB/s, đủ nhanh để thực hiện các cuộc gọi video từ trên không. Dịch vụ Internet của SpaceX có tên Starlink Aviation cho phép hành khách truy cập dữ liệu tốc độ cao trên không. Ảnh: 123RF. SpaceX hôm 20/10 đã công bố dịch vụ có...