Nhà mạng mong người dùng cùng chung tay chống nghẽn dịp Tết
Mặc dù khẳng định đã tăng cường hệ thống mạng lưới và sẽ dùng hạ tầng 3G “chia lửa” với hạ tầng 2G để đáp ứng nhu cầu thông tin di động tăng cao, nhưng cả VinaPhone, MobiFone và Viettel đều khuyến cáo khách hàng không sử dụng tập trung vào thời điểm Giao thừa.
Các mạng di động lớn đều đã triển khai các giải pháp chống nghẽn mạng dịp Tết.
Mạng lưới đủ sức phục vụ Tết
MobiFone vừa tuyên bố đã hoàn tất công tác bảo dưỡng, nâng cấp, mở rộng, tối ưu hóa mạng lưới, đào tạo và bố trí nhân lực trực, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, bảo đảm không xảy ra tình trạng nghẽn mạng trong những ngày này.
Để chuẩn bị mạng lưới phục vụ Tết Nguyên đán, MobiFone vừa hoàn thành dự án mở rộng trạm 2G và 3G với 4.000 trạm được bổ sung. MobiFone cũng đầu tư phát triển hệ thống tổng đài mới, mở rộng dung lượng tổng đài nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của các thuê bao mạng MobiFone, kể cả trong các thời điểm nhu cầu sử dụng tăng đột biến.
Bên cạnh đó, MobiFone đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm mở rộng, tăng cường mạng lưới, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi tập trung đông dân cư. Cụ thể, nhà mạng này đã thực hiện san tải lưu lượng vô tuyến 2G với việc chuyển 640 cặp thu phát sóng từ các trạm phát sóng có lưu lượng thấp sang các trạm phát sóng tại các khu vực dự kiến lưu lượng tăng cao trong dịp Tết.
MobiFone đã mở rộng lưu lượng, nâng cấp thiết bị mạng 3G với việc mở rộng dung lượng cho gần 1.000 trạm 3G. MobiFone cũng đã tiến hành rà soát, điều chỉnh cấu hình đảm bảo dung lượng EDGE đáp ứng dịch vụ dữ liệu cho khách hàng tại các vùng có sóng 3G chưa tốt. Đặc biệt, tại các vùng trọng điểm, các trạm 3G được nâng cấp công nghệ để hỗ trợ truy cập tốc độ cao 21,6 Mbps.
MobiFone cho biết nhà mạng này cũng đã mở rộng dung lượng truyền dẫn nội mạng MobiFone và giữa MobiFone với các mạng khác, đồng thời bố trí tăng cường xe thu, phát sóng lưu động tại các khu vực trung tâm thành phố dịp Giao thừa và tại các lễ hội, khu du lịch lớn trên toàn quốc.
Hiện hệ thống mạng lưới của MobiFone đã được chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho hơn 43 triệu khách hàng của MobiFone.
Trước đó, VinaPhone cũng thông báo đã hoàn tất công tác nâng cấp, mở rộng mạng lưới, bổ sung các trạm thu phát sóng, tối ưu hóa các tổng đài, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. VinaPhone cho biết, điểm mới của các giải pháp phục vụ Tết năm 2013 của VinaPhone là sẵn sàng cho việc tăng đột biến về nhu cầu sử dụng mạng 3G để truyền tải, chia sẻ hình ảnh, video của người dùng trong dịp Tết và các lễ hội. Với dung lượng mạng hiện tại, VinaPhone có thể đáp ứng được 200 – 300% nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động hàng ngày. Hệ thống tổng đài cũng được nâng cấp sẵn sàng đáp ứng cho khoảng 60 triệu thuê bao đang hoạt động. Hệ thống nhắn tin của VinaPhone được các chuyên gia đánh giá có dung lượng lớn nhất ở Việt Nam, có thể chuyển tải 30 triệu SMS/giờ.
Cũng như VinaPhone và MobiFone, Viettel cho biết đã hoàn tất việc nâng cấp mạng lưới phục vụ Tết Nguyên đán. Việc chống nghẽn trên mạng 2G chủ yếu dựa trên điều chỉnh tối ưu trạm phát sóng và phương án ứng cứu cơ động tại các địa điểm dự kiến tập trung đông người. Vì vậy, Viettel tập trung tăng cường tài nguyên mạng lưới cho mạng 3G phục vụ nhu cầu chia sẻ hình ảnh, video trong dịp Tết Nguyên đán và để phân tải cho mạng 2G. Mạng 3G của Viettel đã được tăng cường thêm 8.000 cell, lắp bổ sung 100 trạm phát sóng 3G tại những nơi trọng yếu, khoảng 70 lượt xe phát sóng cơ động sẵn sàng tăng cường tại những điểm có báo động. Bên cạnh đó, Công ty Mạng lưới Viettel cũng tăng cường hệ thống mạng lõi, tối ưu phần mềm, bổ sung 600 điểm hotspot đảm bảo thuê bao 3G có thể sử dụng các dịch vụ thông suốt. Theo ước tính, những biện pháp tăng cường năng lực mạng 3G của Viettel (thêm 15%) sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng từ những dịch vụ thông thường như thoại trên 3G cho đến cách d ịch vụ truyền dữ liệu như upload chia sẻ hình ảnh, video call…
Đối với mạng 2G, theo kinh nghiệm nhiều năm và năng lực mạng lưới hiện có, Viettel hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, việc bổ sung tài nguyên mới không nhiều. Hiện tại, Viettel vẫn là mạng viễn thông có hạ tầng lớn nhất Việt Nam với khoảng 55.000 trạm phát sóng (30.000 trạm 2G và gần 25.000 trạm 3G). Công tác chuẩn bị chủ yếu là tối ưu các thiết bị phát sóng tại nơi trọng yếu dự kiến tập trung đông người, nâng cấp phần mềm. Dung lượng vô tuyến mạng 2G dự kiến tăng khoảng 10%, đảm bảo tổng thể 80 triệu kết nối tại thời điểm Giao thừa.
Khuyến cáo khách hàng cùng chống nghẽn
Nhà mạng vẫn cần sự giúp đỡ của người dùng.
Cho dù với kế hoạch chuẩn bị chu đáo và kinh nghiệm chống nghẽn nhiều năm qua, nhưng các mạng di động vẫn đưa ra khuyến cáo khách hàng không nên sử dụng dịch vụ quá nhiều vào tại cùng một thời điểm như Giao thừa hay sáng Mùng 1 Tết. Lãnh đạo một mạng di động cho biết: “Về cơ bản sẽ không xảy ra nghẽn mạng như mấy năm về trước bởi hiện nay các mạng di động đã đầu tư nâng cấp mạng lưới khá mạnh. Thế nhưng, những địa điểm tập trung quá đông người như Bờ Hồ (Hà Nội) có thể sẽ xảy ra tình trạng khó liên lạc vào thời điểm đêm 30 Tết vì lưu lượng người tập trung ở đây quá lớn. Còn các vị trí khác thì có thể yên tâm sẽ gần như không có sự cố nghẽn mạng xảy ra”
Phía VinaPhone cũng khẳng định khó xảy ra nghẽn mạng nội bộ. Tuy nhiên, nhà mạng này vẫn đưa ra khuyến cáo khách hàng cùng thực hiện chống nghẽn với nhà mạng bằng những biện pháp gồm: Khi cuộc gọi không thực hiện được, người dùng nên chờ ít phút trước khi bấm máy gọi lại; khi gửi tin nhắn chúc mừng năm mới vào thời khắc Giao thừa hoặc sáng Mùng 1 Tết, không nên gửi một tin nhắn cho quá nhiều số điện thoại cùng một lúc.
Theo ICTNews
Đánh giá 6 ứng dụng nhắn tin nền smartphone phổ biến tại Việt Nam (Phần 1)
Với sự phát triển thần tốc của mạng 3G, các nhà mạng đua nhau đưa ra những gói cước 3G trọn gói giá với mức giá rất mềm chỉ vài chục ngàn một tháng. Bật 3G cả ngày là điều đã quá hiển nhiên trong thời điểm hiện tại. Thật khó có thể tưởng tượng rằng chỉ vài ba năm trước đây, người tiêu dùng đã từng sống trong cảnh lựa cơm gắp mắm và sử dụng internet bằng sóng 3G di động đã được xếp vào "tiêu dùng xa xỉ".
Với những sự phát triển của smartphone và mạng di động giá rẻ, nhu cầu nhắn tin SMS truyền thống đã dần thay đổi. 200VNĐ cho một tin nhắn đang dần trở thành một mức giá đắt. Hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những gói cước dữ liệu 3G rẻ mạt nhắn hàng ngàn tin mà không phải mất xu nào. Có thể trong một tương lai xa, khi smartphone hoàn toàn thay thế "dumbphone", trả tiền cho mỗi SMS được nhắn đi chỉ còn là điều dĩ vãng.
Tại sao nên sử dụng các phần mềm chat Multimedia mà không phải các ứng dụng chat nền Desktop phổ biến như Yahoo, Skype?
Các ứng dụng chat nền mobile đươc thiết kế với tính năng "Always on", tạm gọi là lúc nào cũng online. Về cơ bản, Người dùng nhận tin qua thiết bị chứ không phải bằng tài khoản(có tích hợp tài khoản đối với một số ứng dụng). Chính vì thế, bạn không phải phiền phức login hoặc logout mỗi lần muốn sử dụng. Thay vào đó, tin nhắn sẽ tự động đẩy về thiết bị của người dùng bất kỳ lúc thiết bị đó kết nối với internet. Việc gửi tin trở nên nhanh chóng và đơn giản như bạn gửi qua phương thức SMS phổ thông vậy.
Video đang HOT
Các ứng dụng chat di động có khả năng gửi Multimedia tốt hơn các ứng dụng chat từ Desktop phổ thông như Yahoo, Skype.
Bên cạnh đó, các ứng dụng chat nền tảng di động thường mang lại cho người dùng các tính năng gửi Multimedia (tạm dịch là đa phương tiện) vượt trội hơn so với các phần mềm chat truyền thống nền Desktop. Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ danh bạ, hình ảnh,video clip, địa điểm hiện tại của mình, thậm chí còn mang lại khả năng gọi điện VoIP, hoặc VideoCall chất lượng cao. Chính vì những ưu điểm vượt trội như vậy, càng ngày càng có nhiều người dùng chọn lựa các ứng dụng di động là nền tảng nhắn tin "chủ lực" của mình.
Vậy hiện nay có những phần mềm chat di động nào tốt và phổ biến nhất? Bài viết dưới đây sẽ đánh giá một vài ứng cử viên sáng giá nhất trên thị trường hiện tại. Qua đó, các độc giả có thể chọn cho mình một ứng dụng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Zalo
Zalo có thể là ứng dụng chat Multimedia thuần việt đầu tiên trên nền tảng di động tại VN. Zalo được phát triển bởi đại gia VNG. Theo hãng, Zalo được chính đội ngũ "cây nhà lá vườn" người Việt phát triển nên. Zalo hiện đang được phát hành trên 2 nền tảng chính là iOS và Android.
Giao diện chat "sạch sẽ", dễ sử dụng với thự viện emoticon ngộ nghĩnh.
Cảm nhận đầu tiên: Zalo sử dụng màu sắc màu xanh nước biển nhạt làm màu chủ đạo. Giao diện thiết kế rõ ràng, sạch sẽ và dễ dàng trong việc sử dụng. Các icon và emoticon (hay còn gọi là Sticker) khá sinh động với mang đậm phong cách địa phương. Một số tính năng cao cấp trong phần mềm đã được VNG việt hóa nên rất phù hơp với đối tượng người dùng trong nước.
Theo người viết, Zalo là một phần mềm chat được đầu tư thiết kế khá kỹ lưỡng với một giao diện (UI) dễ sử dụng. Bên cạnh đó, Zalo cũng mang lại các tính năng chat multimedia cao cấp như chia sẽ ảnh, clip video, danh bạ...
Một tính năng đặc biệt mà người viết đánh giá cao đó là khả chơi game với các người dùng khác ngay bên trong nền tảng chat. Hiện tại chúng ta mới được thấy được một vài game, như tương tác giải đố, đoán hình. Rất có thể khi Zalo đạt được nhiều người dùng hơn, VNG sẽ cập nhật thêm nhiều đầu game tương tác giúp tăng cường trải nghiệm người dùng hơn nữa.
Một game tương tác giữa các người dùng ngay trong nền chat.
Bên cạnh đó, Zalo còn cho phép người dùng có thể upload ảnh để xây dựng một profile của riêng mình. Khi nhiều người dùng cùng làm điều tương tụ, Zalo sẽ đồng thời đóng vai trò một mạng xã hội "nho nhỏ" ở bên trong "phần mềm chat lớn". Ngoài ra, một tính khác mà người viết tạm gọi là "khám phá địa điểm" cũng là một một trong những điểm sáng của ứng dụng chat này. Bạn có thể nhìn thấy được người dùng Zalo xung quanh dựa theo khu vực địa lý của mình. Các người dùng hoàn toàn có khả năng tương tác trực tiếp với nhau, như khám phá profile, photo hoặc chat trực tiếp nếu muốn.
Đi kèm với tính năng khám phá địa điểm là khả năng "lọc" hiển thị. Bạn có lựa chọn chỉ hiển thị Nam hoặc Nữ, điều đó là tùy thuộc vào nhu cầu "tìm kiếm" cá nhân của mỗi người. Tất nhiên các khả năng tương tác của mạng xã hội "tích hợp" này chưa thể so sánh được với các mạng xã hội riêng biệt như Path hoặc Instagram nhưng những gì mà mạng xã hội "nho nhỏ" bên trong Zalo cũng đủ để mang lại những trải nghiệm hết sức thú vị cho người dùng.
Người dùng có thể tìm kiếm được vị trí người dùng quanh mình, đồng thời có khả năng lọc hiển thị: Nam hoặc Nữ.
Kết luận: Bên cạnh các tính năng chat Multimedia, Zalo còn mang đến rất nhiều tính năng mạng xã hội cao cấp khác. Tuy nhiên, người viết hoàn toàn không hài lòng về giao diện Profile trong Zalo. Thay vì, một "trang nhà" sạch sẽ gọn gàng như các mạng xã hội di động khác, Zalo lại nhồi nhét quá nhiều lựa chọn vào màn hình di động vốn đã nhỏ bé của người dùng. Theo ý kiến chủ quan, giao diện đầy đủ lựa chọn hoạt động tốt trên nền tảng có "nhiều đất" như Desktop. Tuy nhiên, đối với giao diện Mobile, sự đơn giản mới là hết sức quan trọng. Mọi thứ nên được thiết kế gọn gàng, từ đó người dùng có thể dành nhiều thời gian hơn vào việc chính, đó là xem ảnh và tương tác với các người dùng khác.
Chất lượng ảnh của người dùng trên Zalo chưa cao.
Zalo hiện đang trong giai đoạn Beta (Bài viết sử dụng bản cập nhật mới nhất 0.2.2). Chính vì thế, chúng ta có thể gặp một số lỗi nhỏ như up ảnh lên Profile mà không thể xóa đi được. Ngoài ra, các tính năng lõi là chat Multimedia cần phải bổ sung thêm. Zalo cũng chưa tích hợp hệ thống báo tin nhắn 2 chiều. Người gửi sẽ không thể biết được liệu tin nhắn mình gửi đi có thành công, thất bại hay người nhận đã đọc nó. Đây hoàn toàn không phải là một yêu cầu cao, khi mà nó đã có mặt từ lâu trên các phần mềm chat di động khác.
Giao diện Zalo nhồi nhét quá nhiều lựa chọn( bên trái) so với giao diện giản lược tập trung, sâu hơn vào hình ảnh như mạng xã hội Path(bên phải).
Hiện tại, người dùng vẫn chưa có khả năng gọi điện VoIP qua Zalo - một tính năng khá "tiêu chuẩn" của các phần mềm chat Multimedia trong thời điểm hiện nay.
Mặc dù với tất cả những thiếu sót đó, Zalo hoàn toàn là phần mềm chat tốt mà bất kỳ ai cũng nên dùng thử qua. Hơn thế nữa, với một phần mềm mới mẻ với nội dung "thuần việt" như Zalo, những gì mà ứng dụng này đang làm được là cực kỳ đáng ghi nhận.
Ưu điểm:
- Thiết kế rõ ràng và dễ sử dụng
- Hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt, Việt hóa các tính năng bên trong phần mềm chat.
- Khả năng chơi game tương tác với các người dùng khác.
- Xây dựng Profile riêng, tạo ra một mạng xã hội mini.
- Tính năng khám phá người dùng theo địa điểm.
Nhược điểm:
-Thư viện icon và emotion còn hạn chế.
-Tính năng chat multimedia còn thiếu sót .
-Không có tính năng kiểm tra tin nhắn 2 chiều.
-Tốc độ gửi Message chưa thực sự được ổn định.
-Không có khả năng gọi VoIP.
-Giao diện Profile hơi rối mắt, đặc biệt là một ứng dụng chat tích hợp mạng xã hội như Zalo.
-Tính năng Profile vẫn tồn tại một số lỗi nhỏ.
- Không có khả năng chat nhóm(Groupchat)
-Chất lượng ảnh của cộng đồng người dùng chưa cao.
Wechat là ứng dụng chat được phát triển bởi "đại gia" internet lớn thứ 2 tại Trung Quốc - Tencent. Hiện tại, Wechat có số lượng người dùng khoảng trên 100 triệu, chủ yếu ở thị trường nội địa TQ và một số quốc gia trên thế giới. Trong vài tháng trở lại đây, Wechat nổi lên như là một trong những phần mềm chat di động có lượng người dùng tương đối lớn tại VN.
Giao diện của Wechat thiết kế đơn giản, dễ dùng nhưng không tạo được nhiều ấn tượng.
Cảm nhận đầu tiên khi sử dụng phần mềm này là một giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, cách thiết kế của phần mềm hơi quá "đơn sơ". Từ giao diện chat, đến các icon và emotion đều được thiêt kế rất sơ sài và không mang tính thẩm mỹ cao. Người dùng không có một chút ấn tượng nào và hoàn toàn cảm thấy thất vọng với những gì mà Wechat thể hiện.
Emoticon và icon xây dựng hết sức sơ sài và không có tình thẩm mỹ cao.
Bên cạnh đó, Wechat cũng mang đến khả năng chat multimedia phong phú khác, bao gồm gửi ảnh, video, địa điểm,danh bạ, chat nhóm và cuối cùng là video call.
Tương tự như Zalo, Wechat cũng mang đến cho người dùng khả năng xây dựng Profile riêng của mình ngay trong phần mềm chat, mà hãng này gọi là Moment. Từ đó, Wechat cũng có được một mạng xã hội nho nhỏ mà các thành viên có thể tương tác với nhau. Và tất nhiên, Tính năng khám phá địa điểm cũng được đi kèm để phục vụ nhu cầu "tìm kiếm riêng" của mỗi người.
Wechat cũng mang đến khả năng khám phá người dùng theo địa điểm.
Trên thực tế, cộng đồng người dùng Wechat tại VN hiện tại là không nhỏ. Chính vì thế, bạn không gặp quá nhiều khó khăn để tìm ai đó đang sử dụng ứng dụng này ở xung quanh mình. Wechat sẽ hiển thị người dùng tăng dần theo địa điểm hiện tại. Từ đó cho phép bạn có một cái nhìn tổng quan hơn những việc gì đang xảy ra xung quanh.
Một tính năng đặc biệt của Wechat khác mà các phần mềm chat khác chưa có được, đó là Drift Bottle. Tinh năng này cho người dùng gửi một messege nào đó rồi "ném xuống biển". Một người dùng ngẫu nhiên khác cũng sẽ vào mục này và vớt thông điệp này lên Tất nhiên, bạn cũng có thể làm điều ngược lại.
Bạn sẽ nhận được tin nhắn và trực tiếp chat với một ai đó trên thế giới qua tình năng Bootle khá thú vị này.
Tính năng thú vị này cho phép người bạn có cơ hội liên kết với những người hoàn toàn xa lạ. Qua đó người dùng có thể tạo được những mối quan hệ thú vị và đầy ngẫu hứng. Tuy nhiên, do số lượng người dùng TQ "áp đảo", nên phần lớn những thông điệp mà bạn nhặt được phần lớn đều là tiếng Trung.
Kết luận: Wechat là một phần mềm chat di động tốt. Wechat mang đến cho người dùng có nhiều tính năng gửi multimedia cao cấp, tương tác với người dùng theo địa điểm....Tuy nhiên, thiết kế sơ sài và kém thẩm mỹ là một điểm yếu quá lớn của ứng dụng này. Người viết sau một thời gian dùng thử đã cảm thấy khá nhàm chán vì tính năng cốt lõi là chat không được xây dựng một cách kỹ càng, mà thay vào đó thì lại tập trung vào các "hiệu ứng phụ trợ" khác. Theo ý kiến riêng chủ quan, Trên thị trường có rất nhiều ứng dụng chat khác có giao diện đẹp mắt và tính năng ưu việt hơn Wechat.
Ưu điểm:
-Khả năng tạo profile đa phương tiện.
-Khả năng Video Call.
-Tính năng khám phá người dùng theo địa điểm.
-Hỗ trợ tiếng Việt.
Nhược điểm:
-Giao diện thiết kế không không ấn tượng.
-Thư viện icon và emoticon thiết kế sơ sài, tính thẩm mỹ thấp.
- Không có khả năng chat nhóm.
Theo Genk
Chọn USB 3G lướt net tuyệt nhất Về nguyên tắc, để lướt net trên máy tính nhờ sóng di động, bạn cần mua một chiếc USB 3G kèm sim được nhà mạng kích hoạt là có thể online ở bất kỳ đâu, miễn là có sóng 3G. Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng, để việc lướt net không bị gián đoạn, chất lượng của chiếc USB 3G cũng chiếm vai...