Nhà mạng dừng bán SIM tại các đại lý: Chuyển hướng kinh doanh
Nhiều chủ đại lý SIM tỏ ra ngao ngán trước thông báo của 3 nhà mạng lớn Viettel, VinaPhone, MobiFone về việc dừng ủy quyền các bộ hòa mạng ( KIT) kể từ ngày 1.6.2020.
Thắt chặt kinh doanh SIM được cho là sẽ thay đổi bộ mặt ngành viễn thông Việt Nam
Trước thông báo của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam về việc dừng cung cấp các bộ hòa mạng (KIT) mới cũng như dừng quyền đấu nối số thuê bao cho các đại lý ủy quyền, nhiều chủ đại lý tỏ ra bất lực và cho biết có thể sẽ phải ngưng việc kinh doanh SIM. Có thể thị trường viễn thông Việt Nam sắp tới sẽ mang một bộ mặt hoàn toàn khác so với trước đây.
Theo ghi nhận tại đại lý Thanh Nguyệt chuyên kinh doanh thẻ cào, SIM số trên đường Ba Tháng Hai (Q.10, TP.HCM), chị Nguyệt (chủ đại lý) cho biết sẽ dừng hẳn việc kinh doanh SIM sau khi bán ra hết số SIM còn lại: “Nhà mạng ra quy định như vậy thì biết làm sao bây giờ. Sau này chị nghỉ bán SIM, chỉ bán thẻ cào thôi hoặc mở rộng sang kinh doanh phụ kiện nhiều hơn”.
Video đang HOT
Ghi nhận tại một đại lý khác, anh Lực – cửa hàng “ Thế giới SIM” (Q.11, TP.HCM) cho biết vẫn bán cho hết lượng SIM còn lại rồi chuyển hướng kinh doanh. “Không cung cấp SIM thì anh không có SIM bán, không có SIM để bán thì cũng phải nghỉ thôi. Giờ anh bán cho hết số SIM này, còn những số cũ hơn thì nhà mạng cũng khóa hết rồi. Nhà mạng không cung cấp SIM nữa thì giá bán ra sẽ tăng, bán cũng không ai mua!”.
Thực chất, từ nhiều năm nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã dần chạm ngưỡng bão hòa, thị trường giao dịch SIM, thẻ đã không còn sôi động như cách đây 4-5 năm về trước. Số liệu từ Tổng cục Thống kê (quý 4/2019) ghi nhận tổng số thuê bao tại Việt Nam là 133,1 triệu trên dân số 96,48 triệu người. Với số thuê bao đầu người là 1,37, kinh doanh SIM được duy trì mấy năm gần đây cũng là nhờ việc cung ứng SIM rác giá rẻ cho một bộ phận người dùng.
Rõ ràng, với động thái mới đây từ các nhà mạng thì việc đại lý tiếp tục kinh doanh SIM rác hay có được giá SIM duy trì ở mức rẻ như trước đây gần như là không thể, đó cũng là lý do hàng loạt chủ đại lý tỏ ra không mấy mặn mà và sẵn sàng chuyển hướng kinh doanh.
Với việc quản lý đồng bộ từ khâu bán ra, hòa mạng đến đăng ký thông tin, các nhà mạng được cho là đang cố gắng hoàn tất nền tảng định danh người dùng nhằm củng cố các dịch vụ kinh doanh data và triển khai dịch vụ Mobile Money – vốn được cho là những nguồn thu chính sắp tới, thay thế cho dịch vụ thoại và SMS đang dần thoái trào.
Nhà mạng đồng loạt dừng bán SIM tại các đại lý, khách hàng liệu có bị ảnh hưởng?
Việc các nhà mạng dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới, dừng đấu nối số thuê bao tại các đại lý ủy quyền kể từ ngày 1/6 liệu có ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng mạng di động hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra.
Theo thông báo mới vừa được đưa ra, cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền và dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý này kể từ tháng 6/2020. Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tập trung bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao tại các các điểm cung cấp dịch vụ của chính nhà mạng.
Một điều được nhiều người dùng tại Việt Nam bâng khuâng đó chính là liệu rằng, việc tạm dừng như vậy có ảnh hưởng gì đến các khách hàng đang sử dụng mạng viễn thông của những "ông lớn" này hay không? Và câu trả lời ở đây đó là không.
Kể từ ngày 1/6, Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền và dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý
Một điều cần lưu ý rằng, các nhà mạng chỉ dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền, còn việc bán SIM mới và đấu nối số thuê bao vẫn diễn ra bình thường ở những điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của nhà mạng. Được biết sắp tới đây, để thuận lợi cho người dùng muốn đăng ký mới thuê bao, các nhà mạng sẽ được phép triển khai việc bán sim, đăng ký thông tin thuê bao trực tuyến qua mạng.
Theo Bộ TT&TT cho biết, thay vì phát triển số lượng thuê bao, các nhà mạng giờ đây cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng cần tìm cách triển khai các dịch vụ mới nhằm mở rộng không gian tăng trưởng.
Một trong những dịch vụ mới trên nền tảng di động là Mobile Money đòi hỏi thông tin thuê bao phải thật chính xác. Do vậy, quyết định dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý được các nhà mạng chủ động đưa ra nhằm chấn chỉnh tình trạng SIM rác trên thị trường.
Việc tạm dừng bán bộ hòa mạng mới, dừng đấu nối số thuê bao tại các đại lý ủy quyền được coi là biện pháp mạnh mà ba doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ di động lớn đồng loạt triển khai và cũng là giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để SIM rác theo chủ trương của Bộ TT&TT.
Khách hàng có thể mua SIM và đăng ký thuê bao mới tại các điểm giao dịch của các nhà mạng, điều này nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng SIM rác.
Cuối năm 2019, kết quả thanh tra diện rộng trên cả nước đối với việc đăng ký, quản lý thông tin SIM thuê bao cho thấy, vẫn tồn tại tình trạng SIM rác đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Người dùng di động vì thế có thể dễ dàng tìm mua SIM kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký, khai báo thông tin thuê bao. Các vi phạm này chủ yếu xuất phát từ các đại lý ủy quyền của doanh nghiệp viễn thông.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 125 triệu thuê bao điện thoại di động trên tổng số 96 triệu dân, trung bình mỗi người dân sở hữu 1,3 số thuê bao di động, con số này cho thấy việc phát triển thuê bao di động hầu như đã bão hòa.
Taxi công nghệ dán niêm yết 'Xe hợp đồng' và phù hiệu, Taxi truyền thống có thể bỏ hộp đèn Nghị định mới lần đầu tiên đưa ra những phân định rõ ràng giữa hai hình thức kinh doanh vận tải và cung cấp dịch vụ ứng dụng kinh doanh vốn gây ra những tranh cãi trong một thời gian dài. Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chính thức có...