Nhà mạng đua tăng tốc 3G gấp 6 lần
Với tốc độ truy cập tới 42Mbps, cao gấp 6 lần hiện nay, người dùng mạng 3G tại Việt Nam có thể tải một bài hát chuẩn MP3 nặng 5MB trong một giây hay bộ phim 5GB chỉ với hơn 2 phút.
Tốc độ 3G mới giúp người dùng xem phim chuẩn HD trên di động mà không phải lo về chất lượng hình ảnh.
Anh Nguyễn Tuấn Anh (Hàng Bông, Hà Nội) làm nhân viên kinh doanh cho một công ty truyền thông thường xem video trên di động nhưng không cảm thấy hài lòng. Băng thông hẹp khiến tốc độ truyền kém, xem hay bị giật hoặc vỡ hình khiến anh cảm thấy như nuốt cục sạn mỗi lần có nhu cầu giải trí.
Theo anh, dịch vụ 3G ra đời cho phép người dùng được tận hưởng nhiều tính năng giải trí như lướt net, xem phim, nghe nhạc và xử lý công việc. Điều này tiết kiệm thời gian đáng kể cho những ai phải thường xuyên “dính dáng” đến công nghệ. Thế nhưng, việc giá cước còn đắt đỏ, băng thông hẹp khiến người dùng 3G vẫn còn cảm giác chưa được thỏa mãn khi trải nghiệm dịch vụ.
Không chỉ Tuấn Anh, rất nhiều thuê bao viễn thông sử dụng dịch vụ dữ liệu 3G tại Việt Nam vẫn chưa hài lòng về chất lượng so với số tiền mình bỏ ra hàng tháng. Theo tính toán của các chuyên gia, Với công nghệ hiện nay trong điều kiện lý tưởng, người dùng mất trung bình 12 phút 42 giây để tải xong một bộ phim có dung lượng 5GB.
Video đang HOT
Để khắc phục và cải thiện tình trạng này, các nhà mạng đã tiến thành nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ 3G mới. Cuối tháng 7 vừa qua, Vinaphone là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tuyên bố cho phép người dùng trải nghiệm tính năng mới trên công nghệ 3G với tốc độ tối đa 42Mbps (DC-HSDPA). Theo đó, khách hàng chỉ cần một giây là có thể tải được một bài hát ở định dạng MP3 có dung lượng 5MB, cao gấp 6 lần so với hiện nay và 2 phút 7 giây để tải bộ phim 5GB về máy. DC-HSDPA 42Mbps đã vượt qua tốc độ của công nghệ truy cập Internet băng rộng ADSL đang rất phổ biến.
Nhờ công nghệ mới, chất lượng mạng 3G cũng sẽ ổn định hơn, qua đó giúp người dùng xem video chất lượng đúng chuẩn HD ngay trên điện thoại kết nối với mạng 3G mà không lo hiện tượng giật hay đứng hình. Cùng với đó, quá trình tải dữ liệu cũng như sử dụng các dịch vụ trực tuyến sẽ nhanh hơn nhiều so với 3G (chuẩn HSDPA) trước đây.
Vinaphone cho biết đã thử nghiệm thành công tại một số trạm thu phát sóng tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM và đặt mục tiêu tới đầu năm 2015 sẽ triển khai rộng khắp trên toàn quốc cho toàn bộ gần 13.000 trạm 3G.
“Trong các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ phát triển công nghệ băng thông rộng, tốc độ cao, cùng các tiện ích mới cho người sử dụng, đặc biệt là những dịch vụ đa phương tiện, thanh toán và thương mại điện tử qua điện thoại di động”, ông Đoàn Xuân Hợp, Phó trưởng phòng Kinh doanh Vinaphone chia sẻ.
Sau Vinaphone, Mobifone mới đây cũng tiến hành tối ưu và nâng cấp mạng lưới, hoàn thành thử nghiệm cung cấp dịch 3G hỗ trợ tối đa 42 Mbps. Hiện cả 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam đều cung cấp cho khách hàng với tốc độ tải dữ liệu về tối đa đạt 21Mbps.
Dự thảo báo cáo sơ kết công tác quản lý Nhà nước 6 tháng đầu năm 2014 do Bộ Thông tin Truyền thông công bố cho hay thị trường viễn thông có 24,2 triệu thuê bao 3G (chiếm 20% tổng số thuê bao di động có phát sinh lưu lượng), tăng 3 triệu kết nối so với đầu năm. Điều này cho thấy data, đặc biệt là 3G ngày càng trở thành dịch vụ không thể thiếu trong đời sống hiện đại.
Lãnh đạo một nhà mạng chia sẻ, trước tình hình nhu cầu thoại và SMS có xu hướng chững lại, đơn vị đã chuyển hướng chiến lược sang tập trung đầu tư vào 3G và các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. “Tương lai dịch vụ giá trị gia tăng và dữ liệu mới là nguồn thu chính của các doanh nghiệp viễn thông bởi người dùng đang dịch chuyển khỏi xu hướng thoại và nhắn tin truyền thống”, ông nhận định.
Theo VNE
Vẫn chưa ngăn chặn nổi tin rác
Nếu làm một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng về mức độ chưa hài lòng hay điều khó chịu nhất khi sử dụng điện thoại di động, câu trả lời có lẽ là tin nhắn rác.
Vấn nạn tin rác thời gian qua không hề giảm. Từ thuê bao trả trước đến thuê bao trả sau - dù phải nộp cước phí đến tiền triệu vẫn cứ bị tin nhắn rác "hành".
Với khách hàng, việc nhận tin nhắn là tin quảng cáo rác, "tin lừa" chủ yếu đến từ số điện thoại 11 số. Tin rác xuất hiện vào bất cứ thời điểm trong ngày, từ sáng sớm, đang trong giấc ngủ trưa, hay tối khuya. Với không ít khách hàng, từ lâu, cứ thấy tin nhắn từ sim 11 số, số không lưu trong máy, từ số tổng đài (kể cả của chính nhà mạng)... là xóa. Vì thế mới có chuyện, nhiều khi nhà mạng gửi những tin nhắn quan trọng truyền thông đến nhưng khách hàng "sợ" tin rác, tin lừa nên đã xóa ngay!
Các nhà mạng từng có hướng dẫn, nếu không muốn nhận tin rác, khách hàng có thể nhắn tin theo cú pháp gửi đến tổng đài như quy định. Nhưng thuê bao có nhiều lần nhắn tin từ chối vẫn nhận tin rác. Không chỉ có vậy, các đối tượng xấu đã gửi tin nhắn lừa đảo và đã có không ít chủ thuê bao bị thiệt hại đến tiền triệu. Câu hỏi làm thế nào để hạn chế tin rác, tin lừa vẫn chưa có lời giải, dù cơ quan quản lí đã có các quy định yêu cầu nhà mạng đưa ra giải pháp kĩ thuật, hành chính để giảm thiểu.
Trong một buổi họp giao ban tại Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Tập đoàn VNPT đã kiến nghị Bộ bổ sung quy định mới để quản lí chặt vấn đề này. Tập đoàn cho biết đã chỉ đạo MobiFone và VTN triển khai các biện pháp chặn tin nhắn bằng cách "lọc" nội dung tin nhắn để xác định đầu số 1900 của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Nhưng khi phát hiện họ "xả" tin nhắn rác thì không phạt được vì đầu số lại do một DN khác quản lí. Vì vậy, để xử lí tin nhắn rác hoành hành, VNPT đề nghị Bộ có cơ chế xử phạt, trừ doanh thu của nhà cung cấp dịch vụ nội dung.
Cùng quan điểm này, Thanh tra Bộ kiến nghị xem xét có quy định để xử phạt hành chính với những DN sử dụng đầu số vi phạm. Song bản thân VNPT cũng phải xem xét lại hợp đồng hợp tác với DN cung cấp nội dung sử dụng đầu số theo hướng chặt chẽ hơn. Bởi cuối tháng 5 vừa qua, sau khi nhận được phản ánh của khách hàng (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được tin nhắn từ tổng đài 19006759 hỏi mua sim giá 2,5 triệu đồng, khi gọi lại đầu số này, dù chỉ nghe nhạc dạo vài giây, khách hàng đã bị trừ 15.000 đồng. Cơ quan quản lí làm việc với FPT Telecom cắt đầu số dịch vụ này. Thanh tra Bộ cũng đã làm việc với DN thuê lại tổng đài 19006759 từ FPT để có biện pháp xử lí.
Người sử dụng điện thoại di động đang trông chờ Bộ Thông tin - Truyền thông sớm ra các quy định mới với chế tài mạnh để ngăn chặn nạn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đã, đang và nhiều khả năng còn tiếp tục hoành hành.
Theo Hà Nội Mới
Nhà mạng thu hồi SIM quá hạn lưu hành sẽ giải "cơn khát" SIM 10 số? Hàng triệu SIM quá thời hạn lưu hành sẽ bị thu hồi để tái sử dụng. Chính sách này sẽ hạn chế việc gây lãng phí tài nguyên kho số đồng thời đưa hàng loạt SIM 10 số vốn đang bị đầu cơ để tung lại ra thị trường đến được tay người sử dụng. Cho đến thời điểm này hầu hết các...