Nhà mạng cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số từ 16.11
Dịch vụ chuyển mạng giữ số được người dân đón chờ cuối cùng đã có thời gian ấn định. Đại diện cả 3 nhà mạng lớn đều đã xác nhận sẽ chính thức triển khai cung cấp dịch vụ này từ ngày 16.11.2018.
Chuyển mạng giữ số là dịch vụ được nhiều chủ thuê bao chờ đón
Sau nhiều lần lùi, hoãn cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số khiến người dùng hụt hẫng, hồi cuối tháng 8 vừa qua, tại buổi làm việc của Ban Chỉ đạo Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao các nhà mạng đều khẳng định đã sẵn sàng cho việc chuyển mạng giữ số. Tuy nhiên, để đảm bảo mọi công việc được thông suốt và các chính sách về dịch vụ này được đầy đủ, các nhà mạng đề nghị việc cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số được thực hiện sau khi triển khai xong việc thay đổi các đầu số từ 11 số về 10 số.
Thời điểm đó, Bộ TT & TT cho biết dịch vụ chuyển mạng giữ số sẽ cung cấp vào cuối tháng 11, song nhiều người vẫn nghi ngờ vì trên tế đã bị chậm triển khai nhiều lần mà không hề nói rõ lý do.
Mặc dù tới nay thông tin về thời gian sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ này đã được ấn định cụ thể, song các nhà mạng cũng cho biết dịch vụ chuyển mạng giữ số được cung cấp có lộ trình, trong thời gian tới sẽ chỉ cung cấp dịch vụ cho các thuê bao trả sau.
Đối với các thuê bao trả trước, dịch vụ chuyển mạng giữ số được cung cấp chậm hơn 3 tháng. Các chính sách liên quan tới dịch vụ này sẽ được Bộ TT&TT ban hành và hướng dẫn cụ thể như lệ phí kho số, cước hòa mạng, quy trình cung cấp dịch vụ… trong thời gian tới.
Đại diện của VNPT cho biết đang phối hợp với Cục Viễn thông và hai nhà mạng lớn là Viettel và MobiFone để thử nghiệm cung cấp dịch vụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong khi đó Vietnamobile sẽ chính thức cung cấp dịch vụ từ ngày 01.01.2019.
Video đang HOT
Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải khẳng định việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số là chính sách bắt buộc để thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông và đảm bảo quyền lợi của người dùng dịch vụ. Ông Hải cũng yêu cầu Cục Viễn thông nhanh chóng xem xét lại các thủ tục và quy định hiện tại để nếu thấy có vấn đề bất hợp lý thì phải đề xuất sửa đổi để chuẩn bị tốt nhất cho công tác chuyển đổi.
Việc thực hiện chuyển mạng sẽ đem lại lợi ích lớn cho người dùng nhưng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các nhà mạng. Để tiếp tục giữ và lôi kéo được người dùng, ngoài chất lượng thông tin, các nhà mạng cũng buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và hàng loạt các chính sách, cạnh tranh, hỗ trợ khác.
Theo Báo Mới
Chuyển đổi đầu số thuê bao di động: Phiền toái thuộc về khách hàng
Hơn 70 triệu thuê bao di động đang trong thời gian chuyển đổi từ 11 số sang 10 số. Dù mục tiêu là gì thì sự phiền toái vẫn thuộc về khách hàng.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), quá trình chuyển đổi số thuê bao di động từ 11 sang 10 số bắt đầu từ ngày 15/9/2018 và kết thúc vào ngày 30/6/2019. Khi tiến hành chuyển đổi, các nhà mạng sẽ duy trì cả số cũ và số mới từ ngày 15/9/2018 đến ngày 14/11/2018. Các nhà mạng duy trì thông báo đổi đầu số (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) đến hết ngày 30/6/2019 nếu người dùng quay nhầm sang đầu số cũ.
Người già và những người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn gặp khó khăn
Các nhà mạng, dịch vụ... tích cực hỗ trợ khách hàng
Theo thông tin từ các nhà mạng, khoảng 70 triệu thuê bao 11 số được chuyển đổi thành 10 số chứ không phải 60 triệu thuê bao như công bố trước đó.
Các nhà mạng đã có những hỗ trợ để quá trình chuyển đổi số điện thoại của khách hàng diễn ra thuận tiện nhất. Với Viettel, khách hàng có thể cập nhật lại danh bạ thuê bao mới qua ứng dụng My Viettel.
Chị Hà Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, "Tôi cứ ngỡ phải ngồi cập nhật lại số điện thoại từng người sau khi chuyển đổi thì rất mất thời gian. Theo hướng dẫn của nhà mạng, tôi cài đặt my viettel. Mở trang này, ngay dòng đầu tiên có hướng dẫn chuyển danh bạ 11 số về 10 số, tôi ấn vào mục đó thì trong điện thoại tôi thông báo có 45 số cần chuyển đổi. Chỉ một thao tác ấn cập nhật là toàn bộ số điện thoại cần chuyển đổi đã cập nhật trong danh bạ của tôi".
Với mạng VinaPhone, MobiFone, khách hàng cài đặt MyVNPT, My MobiFone cũng sẽ được hỗ trợ tương tự. Những nhà mạng này cũng miễn phí tin nhắn SMS thông báo số điện thoại mới tới toàn bộ số khác trong danh bạ của khách hàng, ngoài ra còn tổ chức hỗ trợ tại các điểm giao dịch, điểm hỗ trợ chuyển đổi lưu động tại các khu dân cư, trung tâm thương mại.
Một số ngân hàng, dịch vụ gọi xe công nghệ cũng đã có những hướng dẫn khách hàng cập nhật số điện thoại mới để tiện cho việc sử dụng dịch vụ. Ví dụ dịch vụ gọi xe Grab có clip hướng dẫn cụ thể những bước khách hàng cần làm để cập nhật số điện thoại mới, tránh gián đoạn trong việc sử dụng và liên lạc.
Một số ngân hàng như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương,... cũng đã có phần mềm hỗ trợ khách hàng chuyển đổi số điện thoại. Khách hàng chỉ cần ngồi nhà, vào website của ngân hàng đánh số chứng minh thư, số điện thoại cũ, mã kiểm tra. Khi hệ thống xác nhận thông tin chính xác, khách hàng có thể vào tự đổi số điện thoại mới cho mình.
Những phiền toái cho khách hàng
Với những người trẻ đã làm quen với công nghệ, việc chuyển đổi số điện thoại diễn ra dễ dàng hơn, còn với những người lớn tuổi, sử dụng điện thoại "cục gạch", không thể cài đặt được phần mềm hỗ trợ chuyển đổi, họ đành phải chuyển đổi thủ công từng số một hoặc ra các điểm giao dịch của nhà mạng nhờ chuyển đổi.
Bà Vũ Lan (xã Hoàng Nam, Nghĩa Hưng, Nam Định) cho biết, "từ nhà tôi đến địa điểm giao dịch gần nhất của nhà mạng khoảng 5km nên đi lại cũng ngại. Hơn nữa, trong làng tôi cũng có người tìm đến địa điểm giao dịch của nhà mạng nhờ chuyển đổi, họ có làm cho ngay đâu vì đang có khách, phải ngồi đợi. Thế là vừa đi vừa về mất cả buổi sáng. Công nghệ thì chúng tôi đâu có rành nên đành chuyển đổi thủ công. Trước mắt, tôi tự cập nhật danh bạ những số điện thoại nào mình hay gọi thôi".
Còn chị Lê Thùy (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, do đang trong thời gian sử dụng song song cả số mới và số cũ nên chị chưa cập nhật thay đổi trong danh bạ điện thoại. Thế là có hôm nhìn thấy cuộc điện thoại gọi nhỡ, chị không gọi lại, vì thấy số lạ. Đến giờ đi đón con, con chị trách là hôm nay con được về sớm một tiết, gọi cho mẹ nhưng mẹ không nghe máy, thế là con phải đứng đợi mẹ gần tiếng đồng hồ.
"Số điện thoại của con, tôi lưu tên con, nhưng khi thay đổi số, số điện thoại gọi đến cho tôi không hiện tên con nên tôi không biết. Khổ thân thằng bé, trời mưa gió, nó phải đứng trú ở vỉa hè nhà người ta cả tiếng đồng hồ", chị Thùy cho hay.
Bác Lê Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bác có quyển sổ tiết kiệm gửi ở Ngân hàng Xây dựng. Tại ngân hàng này mỗi khi khách rút tiền, làm sổ mới hay tất toán sổ tiết kiệm đều có tin nhắn trên điện thoại để khách hàng tiện theo dõi. Giờ số điện thoại của bác thay đổi, bác phải ra điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng để cập nhật lại số điện thoại mới. "Tôi già có đi được xe máy đâu, con thì đi làm, thế là phải gọi xe ôm cả đi cả về mất 50.000 đồng".
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quản trị và An ninh mạng ATHENA, việc chuyển đổi thuê bao từ 11 số sang 10 số sẽ gây bất tiện nhất định cho người dùng, đặc biệt với những người dùng số điện thoại 11 số để đăng ký nhiều dịch vụ trực tuyến.
Cụ thể như trong quá trình chuyển đổi số điện thoại có những tin nhắn gửi về sẽ có sự thất lạc, dẫn đến có những giao dịch không thành, hay chuyển khoản, sử dụng internet banking... trong những thời điểm họ cần lại không được. Với những người trẻ, họ xử lý vấn đề dễ dàng hơn, còn với những người lớn tuổi họ thiếu thông tin, không rành về công nghệ nên sẽ gặp khó khăn hơn./.
Theo báo mới
Duy trì số điện thoại cũ trong 2 tháng đầu Bắt đầu 0 giờ hôm nay (15/9), 5 nhà mạng tại Việt Nam sẽ thực hiện việc chuyển đầu số từ 11 số về 10 số đúng theo kế hoạch của Bộ TT&TT. Ước tính có khoảng 60 triệu thuê bao di động 11 số và khoảng 700 thuê bao VSAT chịu tác động chuyển đổi mã mạng viễn thông lần này. Trong...