Nhà mạng chuyển hướng
TP – Trước việc thị trường hứa hẹn cuộc đua nóng hơn giữa các nhà mạng,… theo đại diện VinaPhone, trong chiến lược phát triển của mình, nhà mạng này sẽ định vị là nhà cung cấp dịch vụ phi thoại hàng đầu Việt Nam
Những làn sóng đầu tư
Nếu như năm 2008 trở về trước là thời điểm “vàng” để các nhà mạng ồ ạt phát triển thuê bao, phát triển mạng lưới thì từ năm 2009, thị trường viễn thông có bước ngoặt lớn khi VinaPhone trở thành mạng đầu tiên tại Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ 3G. Bốn năm tiếp theo được coi là thời điểm “cách mạng” lần hai trong chạy đua phát triển thuê bao 3G giữa các mạng. Tuy nhiên, sau những háo hức ban đầu, những tiếng ì xèo về chất lượng sóng, sự nghèo nàn về nội dung trên nền 3G lại xuất hiện.
Nhằm tái chiếm lòng tin của người dùng 3G, các nhà mạng đã bạo tay “đổ” không ít tiền phát triển hạ tầng, mạng lưới 3G. Cam kết sóng 3G tràn ngập các hang cùng ngõ hẻm của đất nước được các nhà mạng tái khẳng định và thực hiện.
Minh chứng rõ ràng là từ năm 2006, VinaPhone đã hoàn thành phủ sóng đến 100% các huyện, kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Không hài lòng với những gì đã có, quyết tâm mở rộng đầu tư được khẳng định khi năm 2009, VinaPhone trở thành mạng đầu tiên ở Việt Nam triển khai công nghệ di động băng thông rộng thế hệ thứ ba (mạng 3G). Hàng chục nghìn trạm phát sóng 3G mới được dựng lên trên khắp các miền đất nước.
Nhờ sự đầu tư này, tính đến cuối năm 2013, VinaPhone đã có trên 32.000 trạm thu phát sóng, đảm bảo phủ sóng GSM và 3G tại tất cả các thành phố, tỉnh lỵ, huyện lỵ, các khu vực kinh tế, các trục đường quan trọng cũng như các khu vực phục vụ an ninh, quốc phòng trên toàn quốc…
Đón đầu xu hướng mới
Kết quả nghiên cứu xu hướng thị trường của hãng Cisco mới đây cho thấy, trong những năm tới một người sẽ có tới 5 thiết bị kết nối. Cùng đó là xu thế mọi thiết bị đều được kết nối internet. Bài toán đặt ra cho các nhà mạng là phát triển nội dung, ứng dụng và sẵn sàng cho những thách thức mới.
Video đang HOT
Thời gian vừa qua, hầu hết các giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn trong lĩnh vực di động mà VinaPhone đạt được đã phản ảnh rõ điều này. Năm 2008, VinaPhone đạt danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất 2008 tại Vietnam Mobile Award danh hiệu “Mạng có dịch vụ 3G tiềm năng nhất năm 2009″. Tại giải thưởng CNTT – Truyền thông Việt Nam 2009 do Bộ TT&TT tổ chức, mạng này được nhận hai giải thưởng “Doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp dịch vụ mới xuất sắc nhất”.
Theo đại diện VinaPhone, khi nhu cầu sử dụng 2G chững lại, smartphone và 3G đang tăng trưởng rất mạnh, việc xây dựng các ứng dụng, hạ tầng hoàn chỉnh cho 3G sẽ là chiến lược phát triển của VinaPhone. Số liệu thực tế cho thấy, giá trị và tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ phi thoại, đặc biệt là các dịch vụ dựa trên nền công nghệ 3G ngày càng cao. Đến cuối năm 2013, VinaPhone đã có trên 90 dịch vụ phi thoại với doanh thu đạt trên 55% tổng doanh thu cước dịch vụ.
Hiện mạng 3G của VinaPhone đã được nâng cấp lên công nghệ HSPA (3,5G), có thể cung cấp tốc độ dữ liệu tối đa lên đến 21 Mbps. Như vậy, tốc độ mạng 3G của VinaPhone tăng gấp 3 lần so với thời điểm bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 10/2009.
Song song với đó, các nhà mạng đều cho rằng nhu cầu cá nhân con người như nghe, gọi, giải trí, học tập là rất lớn… nhưng cũng có thể không lớn bằng nhu cầu giao tiếp, điều khiển các thiết bị cho một cuộc sống, một nền kinh tế “di động băng thông rộng” trong tương lai gần. Khi đó mỗi thiết bị gia dụng đều có thể gắn SIM, các loại máy móc và từng chi tiết cũng đều được điều khiển theo dõi online.
Phía VinaPhone cho hay, năm 2014, ngoài những dự án đầu tư nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng mạng 3G thì mạng này còn dành nhiều nguồn lực đầu tư tạo dựng các nhu cầu, xu hướng mới trong sử dụng mạng di động băng thông rộng 3G hoặc 4G trong tương lai gần.
VinaPhone nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
Với những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2008-2012, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc, ngày 8/1/2014, Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất.
Năm 2013, doanh thu của VinaPhone đạt gần 30.000 tỷ đồng. Nếu tính chung giai đoạn 2008-2013, tổng doanh thu của công ty đạt trên 117.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, VinaPhone có trên 31 triệu thuê bao và có lượng thuê bao di động trả sau lớn nhất thị trường.
Theo TPO
Thị trường viễn thông 2014: Vẫn ở thế "kiềng 3 chân"
Trên văn bản, thị trường viễn thông di động vẫn còn 6 DN cung cấp dịch vụ là Viettel, MobiFone, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile và S-Fone (dù rằng về thực chất mạng S-Fone giờ không còn hoạt động).
Kết thúc năm 2013, trừ 3 nhà mạng "đại gia" vẫn duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng, nhà mạng Vietnamobile vẫn khả quan thì hai nhà mạng Gmobile và S-Fone vẫn chưa sáng sủa...
Mạng nhỏ: Chỉ có Vietnamobile khả quan
Trong số các mạng nhỏ tồn tại trên thị trường, Vietnamobile vẫn là gương mặt sáng giá khi Hanoi Telecom, đơn vị chủ quản của mạng nhỏ này, đạt doanh thu đạt 8410 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 159 tỉ đồng.
Với S-Fone, thông tin về số phận của mạng này trong năm 2013 vẫn chưa có gì ngoại trừ cảnh tượng nhiều lần nhân viên cũ đến đòi lương, bảo hiểm xã hội, rồi văn phòng tại Hà Nội phải đóng cửa do không có tiền chi trả. Các đại lí SIM thẻ tại Hà Nội đều không kinh doanh sản phẩm của mạng 095... Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), S-Fone đang nợ các nghĩa vụ với nhà nước như phí tần số, phí kho số và đóng góp vào quỹ viễn thông công ích nhiều năm qua với số tiền hàng nghìn tỉ đồng, chưa kể nợ cước kết nối với các DN viễn thông khác. Thường thì khi DN không còn hoạt động sẽ tuyên bố phá sản. Tuy nhiên với S-Fone chuyện "chia tay" có thể không dễ, hoặc họ muốn ra đi trong im lặng.
Còn với Gmobile - có tên gọi tiền thân là Beeline, sau khi ra mắt thương hiệu mới Gmobile thay thế cho tên cũ Beeline vào tháng 10/2012, việc kinh doanh có thể chỉ gói gọn trong hai sự kiện: Ra mắt gói "Tỉ phú 3 và có thỏa thuận roaming với Vinaphone. Nhưng, gói "Tỉ phú 3 không tạo được tiếng vang như hai gói dịch vụ trước (mà nguyên nhân phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính hạn chế...) nên thu hút ít thuê bao mới. Việc roaming với Vinaphone là hợp đồng kinh tế chưa có tiền lệ và trên lí thuyết là cơ hội lớn cho Gmobile có thể nâng cao chất lượng mạng mà không phải đầu tư cho hạ tầng. Vấn đề ở chỗ, cả Beeline rồi sau là Gmobile đã nhập cuộc quá chậm khi thị trường di động Việt Nam được đánh giá là cạnh tranh quá khốc liệt và hiện đã ở thế "kiềng ba chân".
Tại cuộc họp tổng kết năm diễn ra trong tháng 12/2013 ở Cục Viễn thông, lãnh đạo cơ quan quản lí nhà nước đã nhắc đến hai nhà mạng nhỏ: Một thì "tê liệt hoàn toàn", một thì đang duy trì hoạt động theo ngày. Trong báo cáo tổng kết của Bộ TT&TT và Cục Viễn thông cũng chỉ có phần thông tin về Vietnamobile với doanh thu, lợi nhuận... còn S-Fone và Gmobile đều không có số liệu.
Từ những thông tin trên cho thấy, năm 2014 Vietnamobile vẫn duy trì dưới sau ba "đại gia". Còn Gmobile ở trong tình trạng "báo động".
Cổ phần hóa MobiFone hay Vinaphone?
Người tiêu dùng đang quan tâm đến vấn đề nhà mạng nào của VNPT sẽ cổ phần hóa trong năm 2014. Ảnh: Hải Anh.
Cả 3 nhà mạng chiếm thị phần khống chế là Viettel, MobiFone, Vinaphone vẫn đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt. Cả hai tập đoàn Viettel và VNPT - chủ quản của ba nhà mạng đều đã công bố doanh thu "khủng": VNPT là 119.000 tỉ đồng, Viettel là 163.000 tỉ đồng, trong đó mảng kinh doanh từ di động chiếm cỡ 70% trong cơ cấu doanh thu của các tập đoàn này.
Câu chuyện mà giới trong ngành và những người quan tâm tới viễn thông là: Liệu DN nào sẽ cổ phần hóa (CPH)?
Tất nhiên, về vấn đề này trước mắt Viettel đứng ngoài lề. Vậy là MobiFone hay Vinaphone? Việc CPH mạng di động đã được nhắc nhiều trong năm 2012, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Viễn thông, trong đó quy định Tập đoàn VNPT chỉ được "nắm" sở hữu vốn nhà nước nhất định tại hai nhà mạng này; quy hoạch phát triển thị trường viễn thông đến năm 2020 đã được phê duyệt cũng đã đề cập sẽ hình thành 3-4 mạng di động mạnh, mà hiện cả MobiFone và Vinaphone đều thuộc VNPT.
Các chuyên gia trong ngành cũng chỉ ra, để tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, đòi hỏi nhà mạng phải có đầu tư lớn cho hạ tầng mạng lưới, mà như vậy thì cần CPH để thu hút đầu tư của xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng nên CPH MobiFone và thực tế từ cuối năm 2005, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định cho phép CPH nhà mạng này... Song, việc CPH một trong hai nhà mạng lại phụ thuộc vào đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT hiện đang trình Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy thông tin đáng chú ý nhất về hoạt động của các mạng lớn phụ thuộc vào đề án tái cơ cấu VNPT. Việc CPH một trong hai mạng di động này cũng sẽ chỉ được nhắc đến sau khi đề án được Chính phủ phê duyệt.
Theo Hà Nội Mới
Tiện ích mới cho thuê bao Internet không nên bỏ qua VNPT Hà Nội vừa cung cấp ra thị trường thiết bị đầu cuối mở rộng vùng phủ sóng Wifi, giúp người dùng có thể giải quyết được vấn đề mạng Internet đang sử dụng có tầm phủ sóng hẹp... Thông thường, nếu mạng Wifi đang sử dụng có tầm phủ sóng hẹp, người dùng mua thiết bị phát Wifi mới, cao cấp hơn....