Nhà mạng chặn ứng dụng gọi điện miễn phí?
Khoảng 1 tuần nay, nhiều người dùng smartphone của nhà mạng MobiFone và VinaPhone phản ánh họ không sử dụng được hoặc lúc được lúc không các ứng dụng chat và gọi điện miễn phí như Line, Kakao Talk qua mạng 3G. Hiện tượng này được khẳng định không phải do phần mềm vì nếu gửi qua kết nối Wi-Fi thì vẫn gửi được bình thường.
Vậy phải chăng các nhà mạng bắt đầu thắt chặt hoạt động của các dịch vụ nhắn tin này?
Không chặn hẳn, chỉ gây khó chịu cho người dùng.
Anh Lê Tùng, làm việc tại một công ty ở Cầu Giấy, cho biết, gia đình anh có khoảng 20 người dùng smartphone đều cài đặt các ứng dụng chat phổ biến như Line, Kakao Talk, Viber, Tango, WeChat… và lập thành một nhóm (group) để thường xuyên cập nhật tin tức của nhau. Ai đi đâu làm gì cũng có thể dễ dàng cập nhật tin tức cho mọi người trong nhóm một cách nhanh chóng, thuận tiện và hầu như miễn phí vì chỉ cần đăng ký gói cước 3G không giới hạn của các nhà mạng là chat thoải mái, rẻ hơn rất nhiều so với nhắn tin gọi điện thông thường.
Tuy nhiên khoảng 1 tuần nay, những người trong nhóm gia đình của anh Tùng cũng như một số bạn bè của anh sử dụng mạng 3G của VinaPhone hoặc MobiFone không thể gửi tin nhắn qua các ứng dụng Line và Kakao Talk được, trong khi những ai dùng Viettel thì vẫn đang gửi tin được bình thường. Anh Tùng cũng cho biết, ứng dụng Kakao Talk hiện tại đang bị chặn tin nhắn có hình (gửi ảnh) còn tin nhắn văn bản (text) thì vẫn đôi lúc gửi được, trong khi ứng dụng Line thì không gửi được cả tin nhắn văn bản.
Các tin nhắn dạng text gửi qua ứng dụng Line hiện gặp tình trạng không gửi được khi dùng mạng 3G MobiFone
Người dùng 3G MobiFone và VinaPhone đôi lúc không gửi được tin nhắn có ảnh với ứng dụng Kakao Talk
Tuy nhiên, không phải tin nhắn bị chặn hẳn mà vẫn có lúc gửi được. Là người sử dụng các ứng dụng này thường xuyên nên anh Tùng khẳng định các nhà mạng đang cố ý gây khó chịu cho người dùng bằng cách lúc thì chặn lúc lại cho qua. Anh Tùng cũng đã gọi điện tới tổng đài chăm sóc khách hàng của MobiFone (do anh dùng SIM của mạng này) nhưng nhân viên tổng đài phủ nhận việc nhà mạng chặn dịch vụ này mà cho rằng đó là do trục trặc của phần mềm.
Anh Tùng khẳng định đây không phải là lỗi phần mềm, vì khi anh chuyển từ kết nối 3G sang kết nối Wi-Fi thì tin nhắn vẫn được gửi bình thường. Hơn nữa, cũng giống như tin nhắn SMS thông thường, khi gửi một tin đi mà người nhận đang offline hoặc ngoài vùng phủ sóng thì tin nhắn đó vẫn được gửi lên máy chủ và có thông báo treo (Pending) cho người gửi, khi người nhận nhận hoặc đọc tin thì dịch vụ cũng thông báo tin đã chuyển (Delivered/Sent) hoặc đã được đọc (Read). Tuy nhiên khi có hiện tượng trên thì màn hình biểu thị dấu chấm than màu đỏ (với dịch vụ Line) hoặc thông báo “Cannot connect to the server. Please try again later” – tạm dịch là “Không thể kết nối với máy chủ, đề nghị thử lại sau” (với Kakao Talk).
Trên một số diễn đàn như Heaveniphone, Voz… cũng có một số topic than phiền về hiện tượng này. Như vậy, đây là một hiện tượng có thật đang diễn ra với người dùng smartphone truy cập mạng 3G của MobiFone, VinaPhone.
Tại sao nhà mạng phải chặn các dịch vụ này?
Những ứng dụng như Line, WeChat, Viber, Whatsapp, Tango, Skype, Gtalk… luôn nằm trong top các phần mềm được người Việt tải về nhiều nhất từ các kho ứng dụng App Store và Google Play, bởi chúng không chỉ là ứng dụng nhắn tin gọi điện thông thường mà còn là công cụ gắn kết liên lạc người dùng trên khắp thế giới, một số ứng dụng còn có thể chat từ smartphone tới người dùng PC, gắn được các biểu tượng cảm xúc (emoticon) khi nói chuyện… Thay vì nhắn tin SMS/MMS với mức phí từ 300 – 600 đồng/tin trong nước, hay với cả chục nghìn đồng khi nhắn tin với người ở nước ngoài, người dùng có thể thoải mái nhắn tin, gửi file ảnh, nhạc, video với dung lượng cho phép lên tới 1MB hoàn toàn miễn phí, trong khi cước truy cập 3G thì dùng gói không giới hạn chỉ mất 40.000 đồng/tháng – quá rẻ và tiện ích.
Nhà mạng cũng thất thu đáng kể khi không thu hút được người dùng dịch vụ video call, vì các ứng dụng gọi thoại thấy hình như Tango, WeChat cho chất lượng cuộc gọi khá tốt mà chẳng mất tí tiền cước nào. Đó là chưa kể, các ứng dụng này còn luôn tìm cách thu hút người dùng bằng những sự kiện với các hoạt động quảng bá, quảng cáo, khuyến mại nhằm tạo một cộng đồng giữa những người cùng sử dụng dịch vụ, thông qua đó tạo doanh thu, bao gồm cả việc bán những sticker hoặc emoticon đặc biệt.
Ứng dụng Line thường xuyên tạo sự kiện cho cộng đồng người dùng, tặng hoặc bán các bộ sticker đặc biệt để người dùng thêm vào trong các tin nhắn.
Sự phổ biến và ngày càng bành trướng của các dịch vụ nhắn tin miễn phí rõ ràng đang ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các nhà mạng, cho nên nếu nói nhà mạng nào đó đang tiến hành chặn các dịch vụ nhắn tin miễn phí cũng không phải là không có lý.
Cách đây không lâu, trong trao đổi với báo chí, đại diện của hầu hết các mạng viễn thông di động từ lớn đến nhỏ đều cho rằng các dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của các nhà mạng. Những lý do được đưa ra như Wi-Fi, 3G chưa quá phổ biến, người dùng phải sử dụng smartphone, hai máy phải cài chung phần mềm tương thích mới thực hiện nhắn tin và gọi điện được.
Tuy nhiên, theo bài viết trên Nhịp cầu Đầu tư, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ tập đoàn Viettel phát biểu trong hội nghị đầu năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng các dịch vụ giúp nhắn tin và gọi điện miễn phí qua mạng Wi-Fi, 3G như Viber, Whatsapp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng. Theo ông Hùng, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (khoảng trên 100.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài.
Trao đổi về vấn đề này ở khía cạnh của cơ quan quản lý, lãnh đạo Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trong năm nay bộ này sẽ đưa ra các chính sách quản lý phù hợp, nhằm tránh việc các nhà mạng bị mất doanh thu.
Được biết, KakaoTalk là một ứng dụng khởi nguồn tại Hàn Quốc và đã có trên 50 triệu người dùng trên toàn thế giới. Ứng dụng này cũng đã đụng chạm tới quyền lợi của các ông lớn viễn thông Hàn Quốc và, với sự hậu thuẫn của chính phủ, SK Telecom và KT đã tiến hành hạ chất lượng dịch vụ cho hai gói cước dữ liệu rẻ nhất của họ, hoặc tìm cách hạn chế băng thông, hạn chế lưu lượng có thể sử dụng cho việc nhắn tin/gọi thoại qua Internet…, khiến cho nhiều cuộc gọi bị đứt giữa chừng, gây khó chịu, nản lòng cho người sử dụng.
Video đang HOT
Hiện nay, tuy chưa thể kết luận việc MobiFone và VinaPhone đang tiến hành chặn các dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí do dịch vụ vẫn có lúc sử dụng được, nhưng rất có thể các nhà mạng chỉ đang “thử nghiệm” việc này hoặc cũng có thể việc chặn tin này đi theo hướng làm người dùng khó chịu, làm giảm chất lượng dịch vụ kết nối nếu người dùng sử dụng các dịch vụ miễn phí.
Dù thế nào, việc cơ quan quản lý đồng tình và bảo hộ cho các nhà mạng trong nước trước sự xâm lấn của dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí cũng đã khá rõ ràng, nên rất có thể trong năm 2013 này, chúng ta sẽ thấy các nhà mạng tung ra những chính sách giá cước linh hoạt để hạn chế người dùng dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí.
Theo Ngọc Mai
VnReview
10 ứng dụng gọi điện miễn phí trên Android
Những ứng dụng này cho phép người dùng thực hiện các cuộc thoại miễn phí thông qua kết nối Internet sử dụng Wi-Fi hay 3G.
Dưới đây là 10 ứng dụng miễn phí trên nền tảng Android.
Viber
Nhà phát triển: Viber Media, Ltd.
Yêu cầu: Android 2.1 trở lên.
Ứng dụng Viber.
Nổi danh trên nền tảng của iOS, hiện nay, Viber cũng là sự lựa chọn ưu tiên của rất nhiều người dùng điện thoại Android tại Việt Nam và thế giới.
Đặc điểm nổi bật của ứng dụng này là sự đơn giản và tiện lợi. Ứng dụng sau khi được cài đặt sẽ tự động quét danh bạ và kết nối với những người dùng sử dụng Viber khác mà không cần những thao tác phiền hà như yêu cầu kết nối, chờ đồng ý kết nối...
Viber sử dụng công nghệ âm thanh HD cho chất lượng cuộc thoại tốt hơn so với các cuộc thoại GMS. Mặc dù chạy ngầm trên hệ điều hành nhưng khả năng tiêu thụ pin cũng không quá cao.
Skype
Nhà phát triển: Skype.
Yêu cầu: Android 2.1 trở lên.
Ứng dụng Skype
Phát triển từ nền tảng PC, Skype trở thành một trong những ứng dụng tốt nhất, phổ biến nhất sử dụng giao thức VoIP (Voice over Internet Protocol) ngoài ra còn cho phép người dùng thực hiện các cuộc thoại video miễn phí Skype-to-Skype, gửi tin nhắn thông qua mạng 3G hoặc Wi-Fi.
Tango
Nhà phát triển: Tango.
Yêu cầu: Android 2.2 trở lên.
Ứng dụng Tango.
Tango được cộng đồng người dùng Android đánh giá là một trong những ứng dụng tốt nhất của hội thoại video/chat. Ứng dụng cho chất lượng các cuộc thoại khá tốt, tương tác, tích hợp với với bất kỳ thiết bị Android nào. Người dùng có thể thực hiện các cuộc thoại miễn phí thông qua 3G, 4G và kết nối Wi-Fi. Hạn chế của ứng dụng này là tốn pin, có nhiều lúc phát sinh lỗi trong quản lý danh bạ và không có hội thoại nhóm.
Fring
Nhà phát triển: FringLand.
Yêu cầu: Android 2.2 trở lên.
Ứng dụng Fring.
Fring cho chất lượng khá cao trong các cuộc thoại đơn hay cuộc thoại nhóm bao gồm voice và video. Sử dụng công nghệ DVQ (Dynamic Video Quality) cho phép dữ liệu âm thanh và video có thể liên tục tự động điều chỉnh chất lượng, phù hợp với các loại kết nối như 3G, 4G hay Wi-Fi. Các cuộc thoại nhóm có thể kết nối với 4 người dùng cùng một lúc. Tại phiên bản mới nhất, thay vì đăng nhập bằng tài khoản/mật khẩu, người dùng được trực tiếp đăng ký bằng số điện thoại của mình. Tuy nhiên, phiên bản mới nhất này chưa hẳn là sự lựa chọn hàng đầu bởi khả năng tương tác với các phiên bản cũ khá khó khăn, cuộc thoại trực tiếp chất lượng không ổn định.
Linphone
Nhà phát triển: Belledonne communications.
Yêu cầu: Android 1.6 trở lên.
Ứng dụng Linphone.
Đây là một ứng dụng khá tốt và thú vị sử dụng giao thức VoIP, SIP (Session Initiation Protocol). Ngoài tính năng đặc trưng như cuộc thoại bình thường và cuộc thoại video miễn phí, ứng dụng này liên tục được cập nhật và cải thiện chất lượng bởi đây là một mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng.
Linphone có hàng loạt tính năng nổi bật như âm thanh sử dụng các dải băng thông rộng và hẹp iLBC,G711,GSM, Silk...; cuộc thoại video sử dụng mã nguồn VP8, Mpeg4 cho chất lượng khá tốt. Ngoài ra, ứng dụng còn loại bỏ tiếng ồn khá tốt, hỗ trợ hội thoại nhóm, tích hợp danh bạ và theo dõi lịch sử cuộc thoại. Tuy có nhiều tính năng tốt nhưng cộng đồng sử dụng còn rất ít, một số điện thoại không được hỗ trợ.
Line
Nhà phát triển: NAVER.
Yêu cầu: Android 2.1 trở lên.
Ứng dụng Line.
Line cho phép thực hiện các cuộc thoại khá tốt nhưng lại không hỗ trợ các cuộc thoại video. Tính năng SMS/email sử dụng từ Line khá thân thiện với người dùng, ngoài ra ứng dụng này được tích hợp những sticker hay các icon cảm xúc ngộ nghĩnh, thích hợp với đối tượng người dùng trẻ tuổi. Ứng dụng có hỗ trợ chia sẻ hình ảnh, video trên mạng xã hội với tài khoản trên Line. Bộ lọc âm thanh hoạt động khá tốt trong các cuộc thoại nhưng tình trạng rớt mạng trong lúc sử dụng xảy ra khá nhiều. Khả năng tiêu thụ pin khá cao cũng gây trở ngại lớn cho người dùng.
Kakao Talk Free Call & Text
Nhà phát triển: Tango.
Yêu cầu: Android 2.2 trở lên.
Ứng dụng Kakao.
Đáp ứng đầy đủ tính năng dành cho ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí thông qua 3G hay Wi-Fi, Kakao còn được thiết kế khá bắt mắt, thích hợp với người dùng trẻ tuổi với hơn 250 biểu tượng cảm xúc kết nối với các ngôi sao K-Pop: Super Junior, Girls 'Generation, SHINee, Wonder Girls, 2PM - những người cùng sử dụng Kakao Talk. Ứng dụng có khả năng kết nối mạnh mẽ khi cài trên các nền tảng khác nhau như iOS, Backberry, Bada... Tính năng hội thoại nhóm khá ổn khi không giới hạn người tham gia, tuy nhiên, phạm vi hoạt động tốt nhất cũng chỉ từ 3 đến 6 người cùng kết nối.
FreePP: Free Call & Free MMS
Nhà phát triển: FreePP Inc.
Yêu cầu: Android 2.1 trở lên.
Ứng dụng FreePP.
Ứng dụng hữu dụng với bốn chức năng chính là thực hiện cuộc thoại miễn phí, tin nhắn đa phương tiện, trò chuyện theo nhóm, gửi tệp tin. Thông qua kết nối Wi-Fi hoặc 3G, người dùng có 59 giây gọi điện miễn phí. Khi người dùng và người được kết nối cùng sử dụng FreePP thì tất cả các cuộc thoại đều được miễn phí bất kể ở nền tảng hay quốc gia nào. Ứng dụng này tương đối dễ sử dụng và thân thiện, không cần đăng ký, đăng nhập, tự động đồng bộ danh sách liên lạc. Người dùng chỉ cần sử dụng số điện thoại và kích hoạt một lần duy nhất. Chất lượng âm thoại rõ, tuy nhiên các cuộc gọi đôi lúc bị ngắt quãng.
Free Calls with magicJack
Nhà phát triển: magicJack VocalTec Ltd.
Yêu cầu: Android 2.3 trở lên.
Ứng dụng magicJack.
Đây là một ứng dụng mới xuất hiện trong cộng đồng Android Việt Nam. Ứng dụng này cho chất lượng âm thanh cuộc gọi khá cao, chức năng và giao diện tiện lợi trong sử dụng. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ pin cao khi chạy ngầm trên thiết bị.
TiKL Touch Talk Walkie Talkie
Nhà phát triển: TIKL Inc.
Yêu cầu: Android 2.2 trở lên.
Ứng dụng Tilk.
Người dùng có thể kết nối và sử dụng đơn giản chỉ bằng cách chọn và giữ để nói chuyện. Danh bạ liên lạc lưu trữ trong thiết bị và trên Facebook luôn sẵn cho người dùng. Tilk hoạt động thông qua kết nối Wi-Fi, 3G, 4G, GPRS.
Theo VNE
Các nhà mạng di động Việt có sợ Facebook? Mới đây Facebook đã cho thử nghiệm tính năng gọi điện miễn phí ở Mỹ thông qua ứng dụng Facebook Messenger. Tính năng cách mạng này của Facebook không chỉ đe dọa các ứng dụng gọi điện miễn phí trên điện thoại như Viber, Whatsapp, WeChat, Line hay các ứng dụng nội địa là Zalo, Wala, Timbox,... mà còn là cái gai trong...