Nhà lập pháp Nga muốn cấm Zoom
Nhà lập pháp Nga xem đây là biện pháp đối xứng nếu Zoom ngừng bán đăng ký mới cho các cơ quan và tổ chức nhà nước của Nga.
Theo Reuters, một nhà lập pháp từ đảng cầm quyền của Nga hôm 7.4 đã đưa ra ý tưởng cấm Zoom sau khi công ty phần mềm video trực tuyến được cho là đã yêu cầu nhà phân phối của mình ngừng bán thuê bao đăng ký cho các tổ chức nhà nước của Nga.
Cụ thể hơn, nhật báo Kommersant của Nga trích dẫn nội dung lá thư từ đại diện của Zoom trong khu vực ngày 31.3 cho biết, Zoom đã cấm các nhà phân phối bán quyền truy cập vào dịch vụ của công ty cho các công ty và tổ chức nhà nước của Nga.
“Nga không phải là nước ủng hộ các biện pháp trừng phạt, nhưng nếu Zoom đưa ra quyết định như vậy thì việc chặn dịch vụ của Zoom trên lãnh thổ quốc gia có thể là một biện pháp đối xứng, có qua có lại”, hãng tin RIA dẫn lời nhà lập pháp Alexander Bashkin từ đảng Nước Nga thống nhất nói tại thượng viện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, về phần mình Zoom cho biết họ vẫn cam kết phục vụ khách hàng ở Nga và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. “Chúng tôi đang trong quá trình phát triển phương pháp tiếp cận trong khu vực. Trong thời gian chờ đợi, khách hàng mới và hiện tại trong khu vực công cũng như khu vực tư có thể tìm cách mua tài khoản Zoom trực tiếp thông qua trang web của chúng tôi”, đại diện Zoom nói.
Mẫu thuẫn trên diễn ra khi mối đe dọa về các lệnh trừng phạt của Mỹ đang treo trên Nga vì cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu của Mỹ và tấn công mạng, điều mà Nga không thừa nhận. Ngoài ra, sự việc cũng xảy đến khi Nga đang nhắm mục tiêu vào các công ty internet nước ngoài vì không xóa những nội dung bị cấm.
Điện Kremlin cho biết họ đã sử dụng Zoom cho một số cuộc gọi video quốc tế trong thời gian qua. “Nhìn chung chúng tôi bày tỏ sự tiếc nuối và bối rối về nguyên nhân các cơ sở giáo dục đại học và cơ quan nhà nước Nga đang bị tước đi cơ hội gia hạn hợp đồng hiện có và đăng ký hợp đồng mới”, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên, nhưng không đề cập trực tiếp đến khả năng sẽ cấm Zoom.
CEO Zoom lọt top tỷ phú 2020
Sư bung nô cua ứng dụng Zoom trong đại dịch giup Eric Yuan, nhà sang lâp công ty, trơ thanh môt trong những ngươi giau nhât thê giơi năm 2020.
Gần một năm đã trôi qua kể từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều người vẫn không thể đến văn phòng, trường học hay nhà thờ. Thay vì được tổ chức ngoài, hầu hết hoạt động xã hội những ngày này diễn ra qua các cuộc gọi video trực tiếp. Khi nhắc đến những ứng dụng hội họp trực tuyến, thật là thiếu sót nếu không đề cập tới Zoom - một trong những ứng dụng được tải nhiều nhất trên thiết bị di động năm 2020.
Ông Eric Yuan, 49 tuổi, là nhà sáng lập kiêm CEO của công ty khởi nghiệp Zoom Technologies.
Zoom chỉ là một công ty khởi nghiệp và là một bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư. Phần mềm này không được Cisco, Facebook, Google, Microsoft hay bất cứ gã khổng lồ công nghệ nào hậu thuẫn, thậm chí những công ty này còn đang cố bắt kịp với với Zoom. Doanh thu của Zoom tăng gấp bốn lần và lợi nhuận tăng gấp 90 lần trong năm qua. Cổ phiếu của hãng ngày càng tăng cao và dễ dàng trở thành một trong những cổ phiếu hàng đầu của năm.
Trước khi thành lập Zoom, Eric Yuan từng làm Phó chủ tịch tại Cisco Systems. Trước đó, Yuan làm việc cho một hãng phát triển công cụ họp trực tuyến khác có tên WebEx. Năm 2011, Yuan trình bày kế hoạch phát triển một hệ thống họp trực tuyến tích hợp video trên smartphone với Cisco. Các sếp của Cisco đã không phê duyệt ý tưởng đó nên Yuan xin nghỉ việc và sáng lập startup Zoom.
Yuan trở thành tỷ phú sau khi Zoom phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào tháng 4/2019. Chỉ riêng ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu của Zoom đã tăng 72%. Hiện tại, giá trị của Zoom là 35 tỷ USD. Zoom có 30.000 khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các hãng lớn như Samsung, Uber, Walmart và Capital One. Theo FactSet, giá trị số cổ phiếu Zoom do ông Yuan nắm giữ trị giá gần 17 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc mở rộng Zoom không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vào mùa xuân năm ngoái, sau khi Zoom nhận thấy mình đang nhận được nhu cầu chưa từng có, công ty cũng chịu không ít chỉ trích bởi những vấn đề liên quan tới quyền riêng tư và bảo mật của phần mềm.
Tháng 4, nhiều vấn đề bảo mật xảy ra đã ảnh hưởng đến uy tín của hãng, trong đó nghiêm trọng nhất là việc hacker có thể nghe trộm hoặc xuất hiện trong cuộc trò chuyện của người lạ. Hậu quả là một số công ty lớn và cơ quan chính phủ ngừng sử dụng Zoom để bảo đảm sự an toàn cho người dùng.
Sau đó là những lo ngại về mối liên hệ của CEO Eric Yuan với Trung Quốc. Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi đã từng cáo buộc Zoom kiểm duyệt nội dung, không ủng hộ tự do ngôn luận và là một thực thể của Trung Quốc.
Để phản bác lại cáo buộc này, ông Yuan đăng một blog lên trang web của Zoom, chia sẻ: "Tôi trở thành công dân Mỹ vào tháng 7/2007. Tôi đã sống hạnh phúc ở Mỹ từ năm 1997. Zoom là một công ty Mỹ, được thành lập và có trụ sở chính tại California, được hợp nhất tại Delaware và giao dịch công khai trên Nasdaq".
Đóng góp một phần trong nỗ lực hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch, Zoom dừng giới hạn thời gian 40 phút đối với các tài khoản miễn phí, hợp tác với hơn 100.000 trường học trên toàn thế giới để cung cấp giáo dục trực tuyến. Bản thân Yuan cũng ra mắt quỹ từ thiện Zoom Cares, cung cấp nhiều khoản tài trợ cho các tổ chức nhằm ứng phó với đại dịch, bao gồm Quỹ Hòa nhập Kỹ thuật số San Jose, Quỹ CDC và Tổ chức Y tế Thế giới.
Zoom giới thiệu nền tảng trả phí cho các sự kiện Ứng dụng hội nghị video trực tuyến Zoom thông báo sẽ ra mắt nền tảng mới, OnZoom, để các cá nhân, tổ chức thu phí từ hoạt động của mình. Theo đó, OnZoom cho phép người dùng tổ chức và thu phí các sự kiện trực tuyến của mình, như các lớp học yoga, các buổi hòa nhạc, các chương trình hài kịch,...