Nhà khoa học tên lửa hàng đầu Nga, ‘cha đẻ’ tên lửa hành trình Kalibr qua đời
Pavel Kamnev là một trong những trụ cột của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, là tác giả của hàng chục loại tên lửa, trong đó có tên lửa hành trình tầm xa Kalibr.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trao huân chương Anh hùng Lao động cho ông Pavel Kamnev. Ảnh: Sputnik
Nhà khoa học tên lửa quân sự hàng đầu của Nga, Pavel Kamnev, đã qua đời ở tuổi 86 – đài RT dẫn thông báo ngày 9/1 của tập đoàn chế tạo tên lửa Almaz-Antey Corporation cho biết.
Sinh năm 1937 tại thành phố Makhachkala, bên biển Caspi, ông Kamnev đã làm việc trong ngành công nghiệp máy bay của Nga từ những năm 1960. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông đứng đầu Cục thiết kế Novator, nơi ông được giao nhiệm vụ tạo ra tên lửa mới cho quân đội nước này.
Người kỹ sư kỳ cựu vẫn tiếp tục làm việc trong ngành dù tuổi đã cao. Ông giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Novator và là nhà khoa học hàng đầu tại công ty mẹ của Novator là Tập đoàn Almaz-Antey, vào thời điểm ông qua đời.
“Pavel Kamnev là một trong những trụ cột của tổ hợp công nghiệp quân sự trong nước, một nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tên lửa”, tuyên bố của công ty khẳng định.
Video đang HOT
Tuyên bố nói thêm rằng ông Kamnev “đã tham gia tích cực vào việc phát triển nhiều hệ thống tên lửa” và “thực hiện quản lý về khoa học và kỹ thuật của công việc quan trọng nhất là chế tạo và hiện đại hóa hàng chục loại tên lửa thuộc nhiều loại khác nhau cho các Lực lượng Lục quân, Hải quân, Không quân, và cho các hệ thống phòng không và chống tên lửa của đất nước.”
Một trong những vũ khí nổi tiếng nhất do Kamnev phát minh ra là tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Các loại đạn có độ chính xác cao do ông thiết kế, cũng được triển khai trên các tàu chiến và tàu ngầm của Nga, cũng như được sử dụng bởi lực lượng hàng không tầm xa của nước này.
Tên lửa Kalibr đã thể hiện sức mạnh trong chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria, cũng như chiến dịch quân sự đang diễn ra ở nước láng giềng Ukraine, khi Moskva sử dụng các loại đạn chính xác để tấn công các mục tiêu ưu tiên cao.
Những động thái chiến sự đáng chú ý cần theo dõi tiếp theo ở Ukraine
Sẽ khó có bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa và lâu dài nào giữa Nga và Ukraine trong những tháng tới.
Do đó, khó có khả năng 2023 sẽ là một năm hòa bình ở Ukraine.
Binh sĩ Ukraine bắn pháo vào các lực lượng Nga ở khu vực phía Đông Donbas. Ảnh: AFP
Khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang năm 2023, cuộc xung đột dường như sẽ khó chấm dứt trong ngắn hạn. Rất khó để biết con số chính xác, nhưng rõ ràng là hàng nghìn binh sĩ của cả hai bên đã thương vong và hàng triệu người dân Ukraine phải đi sơ tán.
Theo nhận định của Luke Coffey, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hudson (một tổ chức tư vấn Mỹ có tầm ảnh hưởng nổi tiếng thế giới), trên trang Tin tức Arab (arabnews.com) ngày 6/1, trước mắt, có một số động thái quân sự cần chú ý tiếp theo trong cuộc xung đột này:
Thứ nhất là diễn biến tại khu vực xung quanh thành phố Bakhmut ở vùng Donbas, miền Đông Ukraine. Trong nhiều tháng, các lực lượng Nga đã tìm cách kiểm soát thành phố này nhưng không thành công. Đối với Ukraine, ưu tiên sẽ là giữ vững các tuyến phòng thủ gần Bakhmut và khu vực xung quanh. Cả hai bên đều đã phải trả giá đắt trong cuộc đối đầu với nhiều binh sĩ bị thiệt mạng và Bakhmut về cơ bản đã bị hủy hoại nặng nề, hiện chỉ còn khoảng 10.000 người trong tổng số 80.000 người trước xung đột ở lại thành phố.
Chuyên gia phân tích Coffey cho rằng, mặc dù Bakhmut có ít giá trị chiến lược quân sự, nhưng lại có ý nghĩa mang tính biểu tượng với cả hai bên, khi thất bại ở đó trở nên khó có thể chấp nhận về mặt chính trị. Yevgeny Prigozhin, nhà tài phiệt Nga thân cận với Điện Kremlin, chỉ huy lực lượng Wagner ở thành phố này nhận thức sâu sắc rằng uy tín của mình sẽ bị đe dọa: Không kiểm soát được thành phố đồng nghĩa với việc mất ảnh hưởng lớn ở Moskva.
Với Ukraine, sau chuyến thăm bất ngời của Tổng thống Volodomyr Zelensky tới Bakhmut vào tháng trước, việc từ bỏ thành phố này sẽ là một đòn tâm lý đối với người dân Ukraine.
Thứ hai, nếu phía Ukraine có thể ổn định tình hình xung quanh Bakhmut, rất có thể trọng tâm của họ sẽ là một cuộc phản công ở phía Nam. Mục tiêu của Kiev sẽ là chia cắt thành phố Mariupol do Nga kiểm soát và khu vực Perekop nối với Crimea. Hướng tấn công tiềm năng có thể là từ hướng Zaporizhzhia với mục tiêu chính là Melitopol ở phía Nam.
Trước xung đột, Melitopol là thành phố lớn thứ 34 của Ukraine, nhưng tầm quan trọng của nó là từ vị trí thay vì quy mô - gần bờ biển Azov. Việc kiểm soát thành phố này có thể giúp phong tỏa cây cầu nối đất liền của Nga với Crimea và đặt các lực lượng Ukraine vào thế có lợi khi tấn công nhiều mục tiêu quân sự trên bán đảo Crimea. Melitopol cũng đã nằm trong tầm bắn của các hệ thống tên lửa của Ukraine và khu vực xung quanh thành phố là điểm nóng của hoạt động giao tranh.
Thời gian sẽ là vấn đề rất quan trọng. Kể từ khi các lực lượng Nga rút khỏi Kherson vào tháng 11/2022, cả lực lượng Ukraine và Nga đã tái triển khai dọc theo chiến tuyến, bao gồm cả khu vực gần Melitopol. Một khi mùa đông khiến mặt đất bị đóng băng, Ukraine có thể sẽ hành động, nhưng tốc độ phản công sẽ phải rất nhanh. Khi tuyết tan vào mùa xuân, tình trạng "không có đường" sẽ xuất hiện ở Ukraine vì trên các cánh đồng trống hoặc thậm chí là cả những con đường trải nhựa đều không thể cơ động cho đến mùa hè vì bùn.
Diễn biến thứ ba là một cuộc tấn công mới tiềm năng của Nga từ Belarus. Ukraine và phương Tây cho rằng Minsk đã đóng một vai trò nhất định đối với Nga như một điểm tập kết cho quân đội của họ trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022. Giờ đây, ngày càng có nhiều lo ngại từ phương Tây rằng Belarus có thể tăng cường hỗ trợ cho Nga.
Nếu điều này xảy ra, có hai hướng hành động tiềm năng: Có thể có một cuộc tấn công khác vào Kiev, hoặc là một cuộc tấn công vào miền Tây Ukraine để làm gián đoạn đường tiếp tế của NATO từ Ba Lan và Romania. Cả hai đều sẽ không có khả năng thành công, nhưng gây đủ rắc rối cho Ukraine đến mức các lực lượng của họ sẽ phải điều chỉnh lại việc bố trí đội hình theo chiến tuyến.
Diễn biến cuối cùng cần theo dõi là việc liệu tên lửa của Iran có tham gia cuộc xung đột hay không. Phương Tây đã cáo buộc hàng trăm "máy bay không người lái cảm tử" Shahed-136 do Iran chế tạo được Nga sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Mặc dù lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nhiều trong số chúng, nhưng số còn lại vẫn gây ra thiệt hại đáng kể. Phần lớn Ukraine đang trải qua tình trạng mất điện thường xuyên.
Trong khi đó, Nga đang cạn dần kho dự trữ tên lửa hành trình với tốc độ mà nước này không ngờ tới. Theo giới chức Ukraine, mỗi tháng Nga chỉ có thể sản xuất khoảng 30 tên lửa hành trình Kh-101 và 15-20 tên lửa hành trình Kaliber. Do đó, có khả năng Moskva quay sang Tehran để giúp lấp đầy khoảng trống này.
Nhà nghiên cứu Coffey kết luận, bốn diễn biến trên là những điều có thể dự báo một cách hợp lý về cuộc xung đột Nga - Ukraine năm 2023, nhưng không thể chính xác 100%. Như các sự kiện trong năm qua đã cho thế giới thấy, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị cho mọi tình huống. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: sẽ khó có bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa và lâu dài nào giữa Nga và Ukraine trong những tháng tới. Do đó, khó có khả năng 2023 sẽ là một năm hòa bình.
Thông điệp của Nga khi triển khai tàu chiến mang tên lửa siêu vượt âm Zircon Nga đã có những thông điệp riêng khi triển khai tàu chiến mang tên lửa Zicron trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Tổng thống Nga Putin chứng kiến lễ triển khai khu trục Đô đốc Gorshkov trực tuyến. Ảnh: Sputnik Nga đã triển khai một trong những tàu chiến hiện đại nhất của mình, được trang bị tên lửa siêu vượt âm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump

Nga lập cơ quan mới nhằm xử lý mạnh tay nhập cư trái phép
Có thể bạn quan tâm

"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Cuộc sống của nữ nghệ sĩ nổi tiếng cả nước: Yêu xa ở tuổi U60, đang điều trị ung thư
Sao việt
22:43:47 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025