Nhà khoa học nữ vừa nhận giải đặc biệt VinFuture: Giáo sư tại ĐH top đầu thế giới, ngoài nghiên cứu giỏi còn đầu tư tài chính cực đỉnh
Giáo sư Zhenan Bao nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ với nghiên cứu “Sự phát triển của thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt được ứng dụng trong các ứng dụng bề mặt sinh học và cảm biến”.
Tối 20/1/2022, Lễ trao giải thường niên VinFuture đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Trong buổi lễ, 7 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã được vinh danh nhờ những công trình nghiên cứu xuất sắc, đã và đang mang lại tác động, thay đổi cho cuộc sống của hàng triệu người.
Đó là 7 cái tên: Giáo sư Katalin Kariko, Giáo sư Drew Weissman, Giáo sư Pieter Cullis, Vợ chồng nhà Dịch tễ học Salim Abdool Karim – Quarraisha Abdool Karim, Giáo sư Zhenan Bao, Giáo Sư Omar M. Yaghi.
Trong đó, Giáo sư Zhenan Bao nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ với nghiên cứu “Sự phát triển của thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt được ứng dụng trong các ứng dụng bề mặt sinh học và cảm biến”.
Bà nghiên cứu về da điện tử siêu co giãn như da thật, có thể tự phân hủy, tự chữa lành vết thương, cấy được vào cơ thể người. Nữ giáo sư phát triển bán dẫn công nghệ cao có thể bắt chước như da thật, cảm giác đau đến não.
Giáo sư Zhenan Bao.
Giáo sư tại đại học top đầu thế giới, ứng dụng nghiên cứu để trợ giúp người khuyết tật
Giáo sư Zhenan Bao nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Hóa học tại Đại học Chicago (Mỹ) năm 1995. Sau đó, bà làm việc tại Phòng Nghiên cứu Vật liệu thuộc Phòng thí nghiệm Bell, Lucent Technologies, nơi bà được công nhận là một Thành viên Ưu tú của Đội ngũ Kỹ thuật vào năm 2001.
Video đang HOT
Bà gia nhập Đại học Stanford năm 2004 và hiện đang giữ danh hiệu Giáo sư Kỹ thuật Hóa học K.K. Lee. Đồng thời, bà cũng có những đóng góp cho Khoa Hóa học và Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.
Từ năm 2018, Giáo sư Bao là Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học và Giám đốc Nhóm Sáng kiến Đồ điện tử đeo trên người thuộc Đại học Stanford (eWEAR). Bà cũng đồng thời là giảng viên của Viện Precourt, Viện Woods, ChEM-H, Bio-X và là một nghiên cứu viên của Nhóm Chan-Zuckerberg BioHub. Đến nay, GS. Bao có hơn 700 bài báo khoa học được trích dẫn, tham khảo và hơn 100 bằng sáng chế tại Mỹ.
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu học thuật, bà Zhenan Bao còn sở hữu các công ty được đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon. Trong đó, bà là một trong những người sáng lập và thành viên hội đồng quản trị của hai công ty C3 Nano Co. và PyrAmes.
Sau buổi lễ trao giải VinFuture, Giáo sư Zhenan Bao đã chia sẻ về hành trình nghiên cứu về da điện tử của mình: “Sau khi nhận bằng tiến sĩ, tôi phân vân xem nên đi làm hay tiếp tục đi học. Tôi được nhận vào làm việc tại một phòng thí nghiệm nghiên cứu đến chất bán dẫn, hố đen vũ trụ… Công việc khích lệ tôi nghiên cứu phân tử có thể đi đến đâu, làm được gì?”.
Từ những nghiên cứu này sau đó đã được ứng dụng vào thực tế chính là điện thoại với màn hình gập như ngày nay. Sau này, trong nhiều trao đổi với đồng nghiệp bà nhận ra có một tỷ lệ cao người dân cần phải lấy lại cảm xúc của làn da cho những người khuyết tật và nghĩ rằng:
“Tôi nghĩ nếu có thể tạo ra một điện thoại có màn hình gập thì sao không thể tạo ra những thứ có thể giúp người khuyết tật. Chúng tôi nghiên cứu phân tử để tạo ra một làn da nhân tạo, cũng giống như chúng ta tạo ra cảm biến của cơ thể để nắm bắt cảm giác của việc chạm vào đồ vật. Đó là điểm khởi đầu và đến nay chúng tôi đã tạo ra những thế hệ mới của da nhân tạo có thể kéo dãn mở rộng”.
Ngoài VinFuture, nữ giáo sư từng đạt được rất nhiều giải thưởng danh giá
Trong nhiều năm nghiên cứu khoa học, Giáo sư Zhenan Bao từng được vinh danh bằng nhiều giải thưởng như:
- Giải thưởng Hóa học Vật liệu của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) năm 2022,
- Giải thưởng Bán Sự nghiệp của Hiệp hội Nghiên cứu Vật liệu năm 2021,
- Giải thưởng Alpha Chi Sigma của Viện Kỹ thuật Hóa học Mỹ năm 2021,
- Giải thưởng Đột phá – Sáng tạo của Tạp chí khoa học ACS Central Science năm 2020,
- Huy chương Gibbs của ACS năm 2020,
- Huy chương Wilohelm Exner từ Bộ trưởng Khoa học Liên bang Áo năm 2018,
- Giải thưởng L’Oréal-UNESCO dành cho phụ nữ trong khoa học Khu vực Bắc Mỹ năm 2017.
Ngoài ra, giáo sư Zhenan Bao đã từng là thành viên của một số học viện uy tín, bao gồm Học viện Kỹ thuật Quốc gia Mỹ, Học viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, Học viện Phát minh Quốc gia Mỹ. Hiện tại, bà đang là thành viên Ban Điều hành Hiệp hội Nghiên cứu Vật liệu và Ủy viên Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Polyme thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Bà cũng là Phó Tổng biên tập Tạp chí Hóa học Hiệp hội Hoàng gia, Khoa học Hóa học, Tạp chí Polyme và Kim loại Tổng hợp. Giáo sư Bao từng được bầu chọn là hội viện của rất nhiều hiệp hội khoa học, như AAAS, ACS, MRS, SPIE, ACS POLY và ACS PMSE.
Bất ngờ xuất hiện căn bệnh thần kinh kỳ lạ ở Canada, người trẻ dễ mắc hơn hẳn
Khoảng 150 thanh niên ở New Brunswick, Canada xuất hiện triệu chứng của một căn bệnh kỳ lạ gây ảnh hưởng đến não, các nhà chức trách cho biết.
Căn bệnh kỳ lạ gây ảnh hưởng tới não. Ảnh: AFP
Nguồn tin từ Tổ chức Vitalité Health Network ở New Brunswick chia sẻ với tờ The Guardian rằng các triệu chứng của bệnh bao gồm ảo giác, khó suy nghĩ, hạn chế vận động, mất ngủ và sụt cân nhanh chóng. Chính quyền địa phương cho biết căn bệnh này không phải Alzheimer hoặc các bệnh thần kinh phổ biến khác.
Nhiều nguồn tin nói với The Guardian rằng có thể có tới 150 người đã mắc căn bệnh này, chủ yếu bệnh nhân là những người trẻ tuổi, một số trong đó đã tử vong.
"Tôi thực sự lo lắng, số trường hợp mắc mới đang tăng lên nhanh chóng", nguồn tin cho biết, đồng thời nói thêm rằng giới truyền thông đang rất thắc mắc về căn bệnh kỳ lạ này.
Một trong những yếu tố đáng lo ngại về căn bệnh là cách thức lây truyền của nó. Trong khoảng 9 trường hợp, nhân viên chăm sóc và những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân đã có những triệu chứng tương tự. Một số chuyên gia y tế cho rằng điều này có thể là do yếu tố môi trường.
Một số người đã so sánh căn bệnh này với bệnh Creutzfeldt-Jakob, một căn bệnh về não gây ra bởi các protein dị dạng được gọi là prion có thể dẫn đến tử vong, tuy nhiên các quan chức y tế vẫn chưa đưa ra kết luận.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho biết -Methylamino-L-alanine (BMAA) có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Đây là chất xuất hiện chủ yếu trong tôm hùm, theo một nghiên cứu được The Guardian trích dẫn.
Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. Omicron là biến chủng chứa nhiều đột biến trên protein gai (Ảnh: Nature). Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature cuối...