Nhà khoa học Nga tiết lộ quá trình tạo ra vaccine chống cúm
Tạp chí Khoa học Nga đã tìm hiểu vaccine được tạo ra như thế nào trong cuộc mạn đàm với ông Pavel Vandyshev, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Quốc gia Gamaleya , người đã chế xuất vaccine chống cúm hoá trị bốn đầu tiên được sử dụng rộng rãi là “Ultrix Quadri”.
Ở mỗi nước với hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển đều có “lịch trình sức khỏe” – là kế hoạch tiêm chủng thường xuyên giúp bảo vệ cư dân khỏi các bệnh truyền nhiễm. Khi xây dựng lịch trình này, các nhà khoa học hoạch định chiến lược đấu tranh chống các bệnh truyền nhiễm, tính đến nguy cơ mắc bệnh, đặc điểm lứa tuổi và, trong số những yếu tố khác, còn xét khả năng sản ra vaccine. Vậy chính xác thì những loại thuốc này được tạo ra như thế nào và liệu có chỗ dành cho ứng nghiệm đổi mới trong một cơ chế sản xuất đã được thiết lập tốt hay chăng?
Công nghệ sản xuất vaccine chống cúm chính xác diễn ra như thế nào?
Tất cả bắt đầu từ phôi gà một kiểu nhà máy sinh học . Virus cúm được nuôi cấy trong phôi gà, sau này sẽ trở thành nền tảng của vaccine. Tiếp theo là công đoạn rất tinh vi: bất hoạt protein M, tinh lọc với sự hỗ trợ của màng lọc và siêu ly tâm (hãy tưởng tượng một cỗ “máy ly tâm” khổng lồ với dung dịch đường), thu nhận chất nền sẽ được tách khỏi tất cả những tạp chất không cần thiết và chia ra thành các phần: thu được vaccine tiểu đơn vị hoặc vaccine phân tách, protein virus của mỗi chủng được WHO phê duyệt, sau đó bào chế ra vaccine thành phẩm (hoá trị ba hoặc hoá trị bốn), hoặc trong trường hợp vaccine bổ trợ sẽ cho thêm tá dược – “chất tăng cường” giúp kích thích nhẹ nhàng phản ứng miễn dịch khi hàm lượng hemagglutinin thấp trong thành phần vaccine, protein mục tiêu. Trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia Vaccine chống Cúm mỗi năm sản xuất ra 65 triệu liều vaccine cúm. Trong số này có 15 triệu liều là vaccine hóa trị bốn hiện đại “Ultrix Quadri”.
Video đang HOT
50 triệu liều còn lại là vaccine hóa trị ba “Sovigripp” và “Flu M”, dùng cho người lớn. Để sản xuất một lượng như vậy, cần khoảng 2.000 gram hemagglutinin – một protein quan trọng chủ chốt của virus cúm, cấp xung lực kích thích phản ứng miễn dịch.
Công nghệ trứng hiện đại được sử dụng tại Nga cho phép tăng sản lượng hemagglutinin lên 2-2,5 lần – đến 4.050-5.400 gram mỗi năm. Khối lượng nguyên liệu thô này có thể đảm bảo sản xuất từ 68 đến 90 triệu liều vaccine hoá trị bốn (60 mcg protein mỗi liều) hoặc từ 90 đến 120 triệu liều vaccine hoá trị ba (45 mcg mỗi liều). Chu trình chế xuất kéo dài 30 tuần – từ tháng 4 cho đến tháng 10. Mỗi tuần, ba nhà sản xuất Nga cùng mua tới 3 triệu phôi gà, đóng vai trò là “lò phản ứng sinh học” để nuôi cấy các chủng virus. Trong suốt một mùa vụ, chỉ số này lên tới khoảng 90 triệu phôi.
Mặc dù kế hoạch đã được khởi động, công nghệ trứng vẫn có những “điểm nghẽn”. Thứ nhất, đó là sự phụ thuộc vào vật liệu sinh học: việc đảm bảo nguồn cung phôi ổn định đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với các trang trại chăn nuôi gia cầm. Thứ hai, thiết bị và cơ sở hạ tầng của các cơ sở sản xuất cần được hiện đại hóa thường xuyên để nâng cao hiệu quả. Cuối cùng, vaccine dựa trên cơ sở phôi gà đôi khi kém hơn các vaccine tế bào tương tự về khả năng sinh miễn dịch, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu.
“Năm 1995, WHO đã khuyến nghị phát triển một hệ thống nuôi cấy virus thay thế. Khác với công nghệ trứng, công nghệ tế bào cho phép các nhà sản xuất vaccine phản ứng nhanh hơn trước những thay đổi theo mùa trong thành phần của các chủng, rút ngắn chu kỳ sản xuất, kiểm soát quy trình tốt hơn với năng suất đáng tin cậy và tạo ra sản phẩm có đặc tính cải tiến. Công nghệ tế bào của vaccine cúm bất hoạt cho phép khắc phục những hạn chế của công nghệ trứng. Các dòng tế bào luôn sẵn, có thể lưu trữ vô thời hạn (ngân hàng tế bào) và nhanh chóng được dùng để chế xuất vaccine, những yếu tố đó taok điều kiện tránh sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp phôi”, ông Vandyshev cho biết.
Cũng như trong công nghệ trứng kinh điển, trong công nghệ tế bào chia ra ba giai đoạn chính: nuôi cấy virus, tinh chế và biến nó thành chế phẩm an toàn. Các phần tử virus được trung hòa với sự hỗ trợ của chất tẩy phá hủy cấu trúc của chúng, chỉ để lại những phân mảnh cần thiết để hình thành phản ứng miễn dịch. Sự khác biệt chính là ở các chi tiết. Đầu tiên, thay vì trứng, virus được nuôi cấy trong các lò phản ứng sinh học, nơi các tế bào – “nhà máy” sẽ nhân lên hoặc là trong dung dịch dinh dưỡng (hỗn dịch) hoặc là trên các chất mang siêu nhỏ – những hạt nhỏ làm tăng diện tích phát triển. Thứ hai, quá trình tinh lọc diễn ra không cần siêu ly tâm. Thay vào đó, sử dụng kết hợp lọc và sắc ký, giúp quá trình này dễ kiểm soát và có thể mở rộng hơn.
Việc ứng nghiệm công nghệ tế bào ở Nga hiện thời còn bị hạn chế bởi một số yếu tố. Nga vẫn chưa có dòng tế bào riêng thích hợp để sản xuất hàng loạt, cũng như các chủng vaccine và thuốc thử có năng suất cao để kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, còn thiếu lò phản ứng sinh học để nuôi cấy tế bào, các thành phần dành cho môi trường dinh dưỡng, hệ thống lọc màng (bơm, phin lọc, màng) và máy sắc ký công nghiệp. Thêm nữa, ngay cả khi xuất hiện thiết bị thì vẫn còn đó câu hỏi về vật liệu, ví dụ như các loại nhựa đặc biệt dùng cho sắc ký, kể cả loại đa phương thức (có khả năng “tóm bắt” các phân tử mục tiêu theo nhiều thông số), hiện nay hầu như chưa bao giờ được sản xuất nội địa.
“Việc đưa công nghệ tế bào vaccine cúm ứng nghiệm vào thực tiễn sản xuất trong nước sẽ mang lại nhiều tác động tích cực. Thứ nhất, cung cấp cho cư dân thứ vaccine chống cúm hiện đại đáng tin cậy và gia tăng tỷ lệ tiêm chủng. Công nghệ nuôi cấy tế bào giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô từ phôi gà, quá trình sản xuất và đầu ra có thể tái tạo được nhiều hơn, việc không có protein trứng giúp giảm tổn thất trong quá trình tinh chế trong khi nâng cao tính an toàn và đặc tính sinh miễn dịch của vaccine. Thứ hai, vaccine cúm nuôi cấy tế bào có tiềm năng xuất khẩu tốt. Chẳng hạn, vaccine SKYCellflu, SK Chemicals đã được WHO tái phân loại. Thứ ba, vaccine cúm nuôi cấy trên cơ sở tế bào là nền tảng đáng tin cậy để chế xuất vaccine phòng đại dịch, bởi công nghệ này cho phép triển khai hoặc mở rộng sản xuất đủ khối lượng cần thiết với thời hạn giao vaccine đoán trước được tại những cơ sở cung cấp hiện có. Thứ tư, công nghệ tế bào vaccine cúm sẽ là nền tảng căn bản cho việc tạo ra sàn công nghệ công nghiệp cho các loại vaccine virus khác và những sáng chế đầy triển vọng để tạo ra vaccine cúm tổng quát phổ biến”, nhà khoa học Vandyshev kết luận.
Thời điểm hiện tại, công nghệ tế bào vẫn chưa được ứng dụng tại Nga. Tuy nhiên, tính đến các chỉ số trung bình, trong tương lai từ 7 đến 10 năm nữa, Liên bang Nga có thể tạo ra bước đột phá công nghệ trong lĩnh vực phát triển và sản xuất chế phẩm miễn dịch sinh học để phòng ngừa cúm trên nền tảng công nghệ mới. Nhờ đó, Nga và các nhà khoa học sẽ có thể đảm bảo tiềm năng xuất khẩu các loại chế phẩm hiện đại, có sức cạnh tranh và phổ biến ra thị trường nước ngoài, bởi vì cho đến nay trên thế giới vẫn còn vướng mắc là thiếu hụt chế phẩm chống bệnh cúm.
Nga đạt đột phá với vaccine chống ung thư?
Bộ trưởng Y tế Nga xác nhận các nhà khoa học nước này đang tiến hành các bước thử nghiệm với một loại vaccine chống ung thư và dự kiến sẽ có kết quả trong năm 2024.
Nga đang phát triển vaccine chống ung thư. Ảnh minh hoạ: Forbes
Bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF), Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko ngày 9/6 thông báo, các nhà khoa học Nga "đang trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng" với một loại vaccine chống ung thư và kết quả sẽ được công bố trong năm 2024, RT đưa tin.
"Sau khi có kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng, chúng ta sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng", quan chức Nga nói, đề cập đến bước thử nghiệm y tế quan trọng mà có thể có sự tham gia của người bệnh ung thư.
Theo ông Murashko, mẫu vaccine do Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya, đơn vị phát triển vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V, phối hợp cùng Trung tâm Ung thư Blokhin và Viện Nghiên cứu Ung thư Hertsen của Nga cùng nghiên cứu. Chính phủ Nga hậu thuẫn dự án này.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với tờ Gazeta.ru, người đứng đầu viện Gamaleya Aleksandr Gintsburg lưu ý đây là loại vaccine điều trị, sẽ được tiêm cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Ông Gintsburg thông tin, vaccine của Nga được tạo ra trên cơ sở công nghệ mRNA, vốn đã được các nhà sản xuất thuốc Pfizer và Moderna sử dụng để sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong thời đại dịch. Ông Gintsburg nói vaccine mới có thể được sử dụng cho bất kỳ loại ung thư nào.
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nga và trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính chỉ riêng năm 2022, thế giới ghi nhận khoảng 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong.
Nhà khoa học của WHO đề xuất phát triển vaccine ngừa tất cả các chủng cúm động vật Ngày 20/2, ông Jeremy Farrar, người sẽ đảm nhận chức Trưởng nhóm các nhà khoa học của Tô chức Y tê thê giới (WHO), kêu gọi các chính phủ nên đâu tư bào chế một loại vaccine ngừa tât cả các chủng virus cúm hiên đang tôn tại ở đông vât, như môt chính sách dự phòng cho trường hợp bùng phát dịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Ukraine đề cập 3 vấn đề then chốt trong đàm phán vòng 3 với Nga

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Một vấn đề còn quan trọng hơn cả thời hạn áp thuế quan

Nga ủng hộ vòng hòa đàm mới với Ukraine

Sập mỏ ngọc bích ở miền Bắc Myanmar, nhiều người mắc kẹt

Bangladesh tuyên bố quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân vụ rơi máy bay

Bão Wipha quét qua Trung Quốc: Đường phố thành sông, cây cối gãy đổ

"Thợ săn sát thủ" hiệu quả hàng đầu của Ukraine khắc chế hỏa lực Nga

Syria sơ tán dân thường khỏi Sweida

Cựu Tổng thống và Phu nhân Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn trước tòa

Máy bay của Air India trượt khỏi đường băng khi hạ cánh

Nga thắng thế trên chiến trường Ukraine nhưng đối mặt thách thức kinh tế

Ukraine đạt bước tiến lớn trong nỗ lực chống UAV, bảo vệ binh lính ở tiền tuyến
Có thể bạn quan tâm

Đi tour tàu biển, du khách nên làm gì để an toàn?
Du lịch
08:47:39 22/07/2025
Chồng nói không còn tiền, tôi cố thắt lưng buộc bụng, nào ngờ lướt TikTok lại phát hiện sự thật đau lòng
Góc tâm tình
08:46:34 22/07/2025
Phẫn nộ vì bức ảnh du lịch năm 2024 của các em nhỏ bị xuyên tạc thành "khoảnh khắc cuối cùng" trước vụ lật tàu ở Hạ Long
Netizen
08:32:31 22/07/2025
Sao U23 Việt Nam bí mật cưới cô chủ tiệm vàng yêu từ năm 17 tuổi, nhan sắc và gia thế nàng WAG gây sốt
Sao thể thao
08:25:12 22/07/2025
Nhận miễn phí một siêu bom tấn, game thủ hứa hẹn có vô vàn giờ chơi giải trí
Mọt game
08:19:04 22/07/2025
Ban công nhỏ, giường đơn và vài chậu cây: Góc thư giãn đơn giản nhưng khiến hàng nghìn người "thả tim"
Sáng tạo
08:10:54 22/07/2025
'Bông hồng Quảng Bình' mong học tư duy làm nghề văn minh từ Hồ Ngọc Hà
Sao việt
08:03:37 22/07/2025
Scarlett Johansson: Từ biểu tượng gợi cảm đến minh tinh thực lực của Hollywood
Phim âu mỹ
07:59:04 22/07/2025
Giám khảo show Trung Quốc quyết không vote cho Phương Mỹ Chi: Lí do gì mà khó khăn dữ vậy?
Tv show
07:55:45 22/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 35: Thành lén phá hoại công ty, Xuân gặp nguy
Phim việt
07:52:23 22/07/2025