Nhà kho robot của Amazon làm tăng tỷ lệ nhân viên bị thương
Kể từ năm 2014, Amazon đã quảng cáo về hiệu quả và lợi ích an toàn của các trung tâm xử lý hàng hóa tự động mới, nơi robot hỗ trợ cho con người.
Một trung tâm nhận trả hàng của Amazon
Theo Engadget, hóa ra việc tự động hóa lại gây họa cho nhân viên nhiều hơn, khác những gì mà công ty đã hứa hẹn với công chúng và các nhà làm luật. Trong một báo cáo mới, ấn phẩm Reveal của Trung tâm Báo cáo điều tra ở Mỹ phát hiện rằng từ năm 2016 đến 2019, các kho hàng được trang bị robot có tỷ lệ nhân viên bị thương nặng cao hơn 50% so với kho hàng không có robot.
Báo cáo cũng ghi nhận các vụ thương tích diễn ra nhiều hơn trong mùa mua sắm nghỉ lễ và trong suốt sự kiện Prime Day. Tổng cộng, Reveal cho biết vào năm 2019, Amazon ghi nhận 14.000 ca chấn thương nghiêm trọng tại 150 cơ sở, với tỷ lệ thương tật tăng lên qua từng năm.
Video đang HOT
Những cơ sở này có tỷ lệ nhân viên bị thương cao nhất trong các kho hàng của Amazon. Chẳng hạn như năm ngoái, một cơ sở tên BFI3 có tỷ lệ chấn thương nghiêm trọng là 22/100 nhân viên. Reveal chỉ ra rằng tỷ lệ này cao hơn 5 lần so với tiêu chuẩn hiện tại của ngành, hơn cả mức trung bình của Amazon.
Điều khiến thương tích dễ xảy ra tại các kho hàng tự động đến từ việc công ty áp đặt kỳ vọng không thực tế đối với đội ngũ nhân viên làm việc ở đó, nhất là những người làm nhiệm vụ quét kiểm tra hàng hóa. Họ phải quét đến 400 sản phẩm mỗi giờ, mặc dù trước đây con số đó chỉ là 100. Nhân viên không thể theo kịp với robot nếu không tự làm bản thân bị thương.
Hơn nữa, Reveal cho thấy Amazon đã chậm chạp hoặc không quan tâm đến việc lắng nghe các cơ quan quản lý liên bang khi vấn đề được đề cập. Vào năm 2015, Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) ở Mỹ đã phác thảo những chính sách mà Amazon có thể thực hiện để giữ an toàn cho nhân viên tại một nhà kho robot ở New Jersey, ví dụ như luân chuyển nhân viên giữa các công việc khác nhau trong ca làm việc để tránh bị chấn thương do căng thẳng liên tục. Tuy nhiên, Amazon vẫn chưa áp dụng các đề xuất đó.
Cũng theo Reveal, người phát ngôn của Amazon nói việc sử dụng robot, tự động hóa và công nghệ tại các trung tâm xử lý hàng hóa đang cải thiện điều kiện làm việc, giúp công việc an toàn và hiệu quả hơn.
Trong phản hồi gửi đến Engadget, Amazon khẳng định thông tin sai lệch đã được cung cấp cho Reveal, người viết báo cáo đã diễn giải sai số liệu, những tài liệu nội bộ mà người này tuyên bố thu thập được đã minh họa cho một điều: Amazon quan tâm đến sự an toàn của nhân viên. Công ty nhấn mạnh chỉ số đo lường ngày nghỉ, ngày hạn chế hoặc chuyển việc đã bị hiểu sai thành tỷ lệ sự cố nghiêm trọng.
Nhân viên Amazon đi biểu tình giữa tâm dịch COVID-19 vì quá lo lắng
Amazon bị cáo buộc vì không áp dụng các biện pháp an toàn tại nhiều nhà kho của mình trước bão COVID-19.
Gần 100 nhân viên Amazon tại trung tâm xử lý hàng hoá New York đang lên kế hoạch biểu tình vào thứ hai tuần tới sau khi bản quản lí dường như không quan tâm đến những quan ngại về an toàn của họ trong bối cảnh virus corona chủng mới lây lan, theo Bloomberg.
Theo đó, các nhân viên đang yêu cầu nhà kho Staten Island thực hịện đóng cửa trong ít nhất hai tuần và được khử trùng. Ông lớn thương mại điện tử trước đó đã đóng cửa một nhà kho ở Queens để làm sạch sau khi một nhân viên dương tình với COVID-19, theo The Atlantic. Bên cạnh đó, nhân viên Amazon yêu cầu vẫn được trả lương đầy đủ trogn thời gian này. Hãng cùng phải bồi thường những nhân viên đã nghỉ làm vì lo lắng cho sức khoẻ và sự an toàn của mình.
Chris Smalls, một trợ lý quản lý tại nhà kho JFK8 và là quản lý cuộc biểu tình, đã làm việc ở Amazon trong 5 năm. Anh đã nghỉ việc vào tuần thứ hai của tháng 3 vì quá lo lắng cho sức khoẻ. Smalls quay trở lại vào tuần trước để kêu gọi nhân viên dừng làm việc trong toà nhà có 4.500 nhân sự.
Smalls khẳng định Amazon đã không minh bạch về số nhân viên dương tính với COVID-19 tại nhà kho Staten Island và không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, bao gồm cả việc cho nhân sự đi làm trong khi chờ kết quả xét nghiệm.
Ở thời điểm hiện tại, Amazon chưa đưa ra bình luận về thông tin nói trên.
"Người ta cần chịu trách nhiệm, ngay cả Jeff Bezos," Smalls nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Tất cả các toà nhà trên toàn thế giới cần bị đóng cửa."
Lê Nam Khánh
Robot kiểm soát chất lượng thay con người Trong nhà máy phụ tùng ôtô Musashi Seimitsu, robot mất 2 giây kiểm tra một sản phẩm, tìm lỗi và loại khỏi dây chuyền. Thời gian tương đương một nhân viên chuyên sâu. Giám đốc công ty, ông Hiroshi Otsuka, cho biết: "Công việc kiểm tra khoảng 1.000 phụ tùng giống hệt nhau ngày này qua ngày khác đòi hỏi rất nhiều kỹ...