Nhà hàng Hong Kong lao đao vì thông tin người nhiễm corona khi ăn lẩu
Lo ngại trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, các nhà hàng tại Hong Kong buộc phải bỏ lẩu, món ăn được người dân ưa chuộng, khỏi thực đơn của mình.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên South China Morning Post về việc hàng loạt tiệm ăn ở Hong Kong phải bỏ món lẩu khỏi thực đơn của mình vì lo sợ trước thông tin “ăn lẩu có nguy cơ lây truyền virus corona”.
Lẩu là một món ăn được người dân Hong Kong vô cùng ưa chuộng trong mùa đông và các dịp họp mặt gia đình. Tuy nhiên tại thời điểm này, đây lại trở thành nỗi sợ của thực khách khi chỉ trong tuần qua, ít nhất 11 thành viên trong một gia đình đã nhiễm virus corona sau bữa lẩu tất niên. Sự việc này đã nâng số ca dương tính với nCoV tại Hong Kong lên 42, với một trường hợp tử vong.
Trước làn sóng hoang mang của cộng đồng, nhiều chuỗi nhà hàng tại Hong Kong như Fairwood, Cafe de Coral và Maxim đã thông báo tạm ngừng kinh doanh món ăn này. Đại diện Maxim thông báo thêm do hai trong số 11 ca nhiễm corona mới là nhân viên tại chi nhánh ở Mong Kok và Central của họ, Maxim sẽ tạm đóng cửa hai nhà hàng trên trong hai tuần để khử trùng.
Không chỉ những thương hiệu nội địa, các chuỗi nhà hàng Nhật Bản và Trung Quốc tại đây cũng đã loại món lẩu khỏi menu của mình. Haidilao – chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh món ăn này và kết hợp thực hiện các biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus corona: kiểm tra thân nhiệt khách hàng, cung cấp nước rửa tay khử trùng, tạm dừng dịch vụ sân chơi trẻ em và làm móng cho các khách hàng chờ tới lượt.
Chuỗi nhà hàng chuyên lẩu Haidilao tại Hong Kong cam kết thắt chặt tiêu chuẩn vệ sinh để duy trì kinh doanh trong bối cảnh đại dịch corona lan rộng. Ảnh: Bloomberg
Tình trạng bệnh dịch diễn biến phức tạp đã khiến việc kinh doanh của các quán lẩu xuống dốc không phanh. Ông Gordon Lam Sui-wa, chủ một tiệm lẩu địa phương, nói: “Tình hình buôn bán thật sự rất, rất tệ, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán. Hiện giờ quán tôi chỉ tiếp đón 2-3 lượt khách mỗi ngày”.
Ông Lam chia sẻ thêm để bảo vệ sức khỏe của nhân viên và thực khách, ông yêu cầu nhà hàng mình phải được khử trùng mỗi ngày, kiểm tra thân nhiệt của nhân viên trước khi bắt đầu ngày làm việc. Ngoài ra, tiệm cũng cung cấp nước rửa tay sát trùng và túi sạch để khách hàng cất khẩu trang khi dùng bữa.
Video đang HOT
Simon Wong Ka-wo, Chủ tịch Liên đoàn các nhà hàng và các ngành nghề liên quan ở Hong Kong, cho biết kể từ khi đại dịch corona xuất hiện, việc kinh doanh của các hàng lẩu đã giảm một nửa.
“Mùa đông là mùa cao điểm kinh doanh nhưng dịch bùng phát đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm ăn, đặc biệt là thông tin về việc lây nhiễm nCoV khi ăn lẩu sẽ khiến việc kinh doanh ngày càng tồi tệ hơn”, ông nói.
Trước đó, các nhà hàng trong thành phố đã chú ý tới vấn đề an toàn sức khỏe và vệ sinh thực phẩm cho thực khách bằng những biện pháp: sử dụng riêng biệt các dụng cụ gắp, nhúng lẩu; thiết kế tấm chắn giữa các thực khách trên cùng một bàn ăn,… song điều này phần nào khiến bữa lẩu liên hoan mất đi phần ấm cúng, thú vị vốn có.
Ông Wong nói thêm các nhà hàng nên nâng cao hơn nữa ý thức vệ sinh bằng cách yêu cầu nhân viên mang khẩu trang, găng tay, rửa tay thường xuyên; đảm bảo các dụng cụ ăn uống luôn được khử trùng; tăng khoảng cách chỗ ngồi giữa các thực khách, cung cấp đầy đủ nước rửa tay;…
Samme Cheng, một quản lý nhà hàng, cho hay không chỉ riêng quán lẩu mà cả ngành dịch vụ ăn uống ở Hong Kong đều đang đối mặt với vô vàn thách thức. Đại dịch corona khiến nhiều nhà hàng phải cho nhân viên nghỉ không lương, thậm chí là đàm phán với chủ nhà để giảm tiền thuê mặt bằng.
Đại dịch corona hoành hành đã gây áp lực lên kinh tế nói chung và ngành dịch vụ ăn uống nói riêng tại Hong Kong. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước tình hình này, nhà lập pháp Tommy Cheung Yu-yan kêu gọi chính quyền và các ngân hàng đưa ra các biện pháp hỗ trợ các quán ăn, đồng thời làm rõ thông tin “ăn lẩu làm tăng nguy cơ lây nhiễm corona”.
“Thông tin của Bộ Y tế về các trường hợp nhiễm bệnh có thể khiến công chúng hiểu nhầm rằng ăn lẩu sẽ làm lan truyền virus nhưng thực tế, bạn có thể bị nhiễm bệnh ở bất cứ nơi đông người nào như trên tàu điện hay xe bus.” Ông cho rằng các nhà hàng đã rất nỗ lực để bảo vệ sức khỏe của thực khách.
Hiện tại, các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thực hư việc ăn lẩu có làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona hay không.
Giáo sư David Hui Shu-cheong tại Đại học Trung Quốc cho rằng nguyên nhân lan truyền nằm ở việc tụ tập đông người chứ không phải bản thân món lẩu.
Tuy nhiên, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Joseph Tsang Kay-yan lại cho rằng ăn lẩu có khả năng truyền dịch bệnh cao bởi nhiệt độ cao có thể khiến các giọt chứa virus bay lơ lửng và lan xa trong không khí.
Theo Zing
Hong Kong: Người biểu tình đeo mặt nạ đập phá cửa hàng 'thân' Trung Quốc
Những người biểu tình cực đoan tấn công và phá hoại các cửa hàng ở một khu phố Hong Kong ngay sau cuộc tuần hành của hàng nghìn người tối 1/12.
Một nhóm người biểu tình đeo mặt nạ đen che mặt tấn công các cửa hàng ở Whampoa, khu vực dân cư tập trung, phá nhà hàng và cửa hàng được cho là có liên kết với Trung Quốc đại lục. Một quả bom xăng cũng được ném vào xe cảnh sát.
(Ảnh: Reuters)
Theo nhân viên cửa hàng, những người biểu tình đến vào khoảng 8 giờ tối và phá hoại. Nhà điều hành đường sắt, Tập đoàn MTR phải đóng cửa nhà ga Whampoa. Những người biểu tình cực đoan cũng làm hỏng đèn giao thông trong khu vực, sử dụng ô để che chắn hành động.
Cảnh sát bắn hơi cay để đáp trả, đồng thời bắt vài người biểu tình.
Trước đó, cuộc tuần hành bắt đầu tại Trung tâm văn hóa Hong Kong trên bến cảng Tsim Sha Tsui, kéo dài tới Hung Hom.
Mang theo khẩu hiệu "Không bao giờ quên lý do tại sao bạn bắt đầu", cờ đen với logo "Cách mạng bây giờ", người biểu tình chiếm vài con đường chính vào Chủ nhật. "Vẫn còn năm yêu cầu", sinh viên đại học đề cập đến việc người biểu tình kêu gọi điều tra độc lập hành động của cảnh sát và thực hiện quyền bầu cử phổ thông.
Các cuộc biểu tình từ tháng 6 có lúc buộc các văn phòng chính phủ, doanh nghiệp, trường học và thậm chí là sân bay quốc tế phải đóng cửa. Trường đại học Bách Khoa Hong Kong biến thành "chiến trường" vào giữa tháng 11 khi những người biểu tình dựng rào chắn và đối mặt với cảnh sát chống bạo động trong các cuộc đụng độ dữ dội của bom xăng, súng nước và hơi cay.
Khoảng 1.100 người bị bắt tuần trước. Cảnh sát rút khỏi trường đại học vào thứ Sáu (29/11) sau khi thu thập bằng chứng và loại bỏ các vật phẩm nguy hiểm bao gồm hàng nghìn quả bom xăng, mũi tên và hóa chất được ném khắp nơi.
Đến tối Chủ nhật (1/12), đám đông người biểu tình giảm bớt. Tuy nhiên, theo Reuters, một số cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch vào tuần tới.
(Nguồn: Reuters, SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Trung Quốc cáo buộc lãnh đạo Liên Hợp Quốc gây bất ổn Hong Kong Trung Quốc cáo buộc Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc thúc đẩy bạo lực cực đoan ở Hong Kong khi đề nghị điều tra về hoạt động của cảnh sát. Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet nêu ý kiến trong một bài viết trên tờ South China Morning Post hôm 30/11 rằng chính quyền của Trưởng đặc khu Hong...