Nhà hàng công cộng lâu đời nhất nước Đức
Nước Đức ngày nay và xưa kia được xem là một trong những trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế ở Châu Âu. Xét về khía cạnh văn hóa, quốc gia này không thiếu những di tích cũng như hiện vật lịch sử chứng minh nền văn hóa truyền thống lâu đời của mình. Regensburg là một trong những thị trấn lâu đời với bề dày văn hóa mà du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch Đức.
Cách thành phố Munich khoảng 120 km về phía tây bắc là thị trấn Regensburg đã có từ thời trung cổ, thị trấn này nằm ở hợp lưu của ba con sông – sông Danube, Naab và Regen. Là một di sản thế giới được UNESCO công nhận, Regensburg nổi tiếng với trung tâm lịch sử thời Trung cổ quy tụ khoảng 15.000 tòa nhà được thống kê. Trong số những điểm tham quan đáng chú ý nhất trong thành phố, là một cây cầu bằng đá 12 thế kỷ trên sông Danube, và một “ nhà hàng xúc xích” lâu đời có đủ các tiêu chuẩn hiện đại phục vụ các món xúc xích chiên ngon cho khách hàng trong gần 900 năm. Có lẽ đây là nhà hàng công cộng lâu đời nhất trên thế giới.
Nhà hàng xúc xích có tuổi đời gần 900 năm ở thị trấn Regensburg
Câu chuyện về “nhà hàng xúc xích” (Historische Wurstkche in German) bắt đầu bằng việc xây dựng Cầu đá năm 1135. Trước khi xây dựng, có một cây cầu bằng gỗ bắt qua sông Danube, cách cây cầu hiện tại khoảng 100 mét về phía đông, nhưng nó đã không đủ cho giao thông và dễ bị hư hỏng do lũ lụt. Vì vậy, người ta đã quyết định thay thế các cây cầu bằng gỗ bằng một cây cầu bằng đá.
Cây cầu đá được xây dựng ngay bên cạnh nhà hàng
Cầu Đá được xây dựng trong mười một năm, hoàn thành vào năm 1146, và vẫn là cây cầu duy nhất qua sông ở Regensburg trong hơn 800 năm. Trong khi cây cầu đang được xây dựng, một tòa nhà nhỏ gắn liền với cây cầu để phục vụ như là văn phòng xây dựng. Khi cây cầu đã được hoàn thành, văn phòng đã đóng cửa và că nhà đã trở thành một nhà hàng có tên “Garkueche auf dem Kranchen”, có nghĩa là “gian hàng thực phẩm gần cầu đá”, vì nó nằm gần cảng sông. Trong nhiều thế kỷ, nhà hàng cung cấp thịt xông khói cho các thuyền viên, thuỷ thủ và nhân viên của nhà thờ St. Peter gần đó.
Video đang HOT
Rất nhiều du khách đến với nhà hàng cổ kính này để được thưởng thức món xúc xích đã có từ lâu đời ở nơi đây
Chính xác từ khi nào thịt xông khói được thay thế bằng xúc xích thì không được biết, nhưng người ta tin rằng sự chuyển đổi này đã xảy ra vào cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19 khi nhà hàng bị chủ nhân mới chiếm đoạt. Xúc xích nướng xông khói với bánh cuộn được làm bằng hạt caraway, bắp cải và mù tạt nấu tại nhà hàng trở thành món ăn chính cho đến ngày nay. Có khoảng 6.000 xúc xích được nhà bếp phục vụ khách hàng mỗi ngày. Trong mùa du lịch cao điểm vào mùa hè, người ta đặt thêm ghế gỗ và bàn trước căn nhà để phục vụ thêm khách tour Đức.
Hiện tại có rất nhiều nhà hàng, khách sạn bao quanh căn nhà nhỏ bé này nhưng sức hút thì lại không bằng
“Nhà hàng xúc xích” hiện nay vẫn còn được bảo tồn và giữ gìn cẩn thận, rất nhiều du khách đến với nước Đức đều ghé thăm và thưởng thức món xúc xích đã có từ lâu đời ở nơi đây.
Theo trí thức trẻ
Dùng SGK hiện hành thực hiện giáo dục phổ thông mới được không?
Xã hội lo lắng liệu có kịp sách giáo khoa mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, sao không thể đặt vấn đề ngược lại, dùng tài liệu hiện hành để thực hiện chương trình mới?
Nếu không kịp SGK mới thì có thể sử dụng SGK hiện hành thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Bởi thực tế cho thấy chính con người, lực lượng giáo viên mới là cơ sở quyết định thành công trong việc đổi mới giáo dục.
Câu chuyện từ nước Đức
Năm 2014, tôi được tham gia một khóa tập huấn ở Cộng hòa Liên bang Đức và có dịp hỏi một số vị giáo sư ở một trường đại học về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tại Đức như thế nào.
Một vị giáo sư trả lời việc xem xét chương trình và ban hành chương trình tổng thể cũng như chương trình môn học được làm thường xuyên ở Đức, còn việc thực hiện chương trình môn học không bắt buộc với các bang cũng như các trường phổ thông. Các bang (hoặc vài ba bang) công bố dùng chương trình cụ thể nào nhưng còn việc thực hiện chương trình đó ở phổ thông như thế nào thì tùy từng bang, từng nhà trường.
Vị giáo sư này giải thích thêm rằng thông thường các trường phổ thông thấy hay, thấy đủ điều kiện thì thực hiện chương trình. Ngược lại, nếu thấy không hay hoặc chưa đủ điều kiện thì chưa thực hiện. Việc thực hiện chương trình môn học giống như "vết dầu loang", độ đậm đặc (tính hữu hiệu) của chương trình môn học quyết định sự lan tỏa của chương trình ấy. Năm đầu thực hiện chương trình, có khi chỉ có khoảng 20 - 30% số trường phổ thông trong bang thực hiện.
Câu hỏi từ Việt Nam
Nếu cách làm này xảy ra ở đất nước chúng ta thì có hại hay lợi? Câu hỏi này liên quan đến chuyện mà dư luận thời gian qua đã đặt ra: những (bộ) sách giáo khoa (SGK) chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ được làm như thế nào? Và làm thế nào để tránh hiện tượng độc quyền trong việc biên soạn và phát hành SGK?
Chúng ta có thể nghĩ đến chiến lược "vết dầu loang" đối với việc thực hiện chương trình mới, nhất là ở khâu sử dụng tài liệu giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Nghị quyết 88 của Quốc hội nhấn mạnh việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó nhấn mạnh một chương trình và nhiều (bộ) SGK. Trên thực tế, chúng ta muốn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học sớm được thực hiện nhưng lại băn khoăn về tài liệu học tập đi kèm, mà một trong những tài liệu học tập quan trọng là SGK, có kịp triển khai?
Tuy nhiên, có một số câu hỏi đặt ra trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới mà nhiều người chưa nghĩ tới là chương trình môn học đã được đưa ra lấy ý kiến khác bao nhiêu phần trăm với chương trình đang thực hiện? Sự khác biệt nằm nhiều ở nội dung hay phương pháp, cách thức triển khai? Nếu vẫn sử dụng SGK hiện hành thì liệu giáo viên và học sinh có thể thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới không?
Nếu câu trả lời là chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành đòi hỏi phải có SGK mới mới triển khai được thì không có gì phải bàn. Lúc bấy giờ hãy chờ SGK mới biên soạn xong và được các hội đồng thẩm định thông qua thì triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Còn nếu câu trả lời là không thì tại sao không vừa sử dụng SGK cũng như tài liệu học tập, phương tiện dạy học hiện có để thực hiện chương trình mới?
Giáo viên là nhân tố quan trọng nhất
Vấn đề quan trọng là phải làm sao cho phụ huynh và học sinh cũng như toàn bộ xã hội hiểu rằng sự thay đổi trong nếp nghĩ, phương pháp giảng dạy và kiến thức (cả về khoa học và giáo dục) của giáo viên chính là yếu tố quyết định thành công trong giáo dục. Đổi mới giáo dục lần này cũng vậy. Giao quyền lựa chọn tài liệu học tập trong đó có SGK cho giáo viên là một bước tiến của đổi mới giáo dục lần này. Nếu giáo viên không thay đổi thì đừng hy vọng nhiều vào sự thành công của đổi mới giáo dục dù ở bất cứ thời điểm nào.
Theo thanhnien
Nước Đức đang trải qua giai đoạn thiếu hụt giáo viên tồi tệ nhất Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội các giáo viên Đức, Heinz-Peter Meidinger chia sẻ trên tờ Passauer Neue Presse rằng nền giáo dục Đức đang trải qua tình trạng thiếu nhân sự tồi tệ nhất. Trả lời tờ báo Passauer Neue Presse, Chủ tịch Hiệp hội các giáo viên Đức cho biết, Đức ước tính sẽ thiếu hụt 40.000 giáo viên cho năm...