Nhà giàu vượt khó đi học nghề trong game online
Tưởng đâu vào game tôi không còn phải đi học, trả bài như ngoài đời thực, thế nhưng với Cửu Âm Chân Kinh tôi lại phải lóc cóc đi học nghề. Lúc đầu nghĩ tới cũng “nản”, nhưng càng học tôi càng thấy mình giỏi mà lâu nay không biết! Xin kể các bạn xem câu chuyện đi học nghề của tôi.
Khi hay tin game Cửu Âm Chân Kinh sắp ra mắt phiên bản chính thức ở Việt Nam, ngày 3/9 tôi quyết định vào game xem thực hư trò chơi đoạt nhiều giải quốc tế này có gì hấp dẫn. Với sự trợ giúp ban đầu các món quà hệ thống, tôi nhanh chóng luyện nhân vật đạt nội công 10 để thênh thang tìm hiểu các tính năng và vãn cảnh đẹp trong game.
Là đàn ông, tôi học làm bánh
Vì chỉ là người mới, sở hữu một nhân vật có thân thủ và võ công khiêm tốn nên giai đoạn đầu trải nghiệm tôi cũng giống như bao tân thủ khác là chăm làm nhiệm vụ chính tuyến để tích cóp bạc vụn, dành dụm tu vi, tham gia luyện nhóm tăng nội công… Khi nhân vật khá cứng cáp cũng là lúc tôi phát hiện ra trò chơi có tính năng nghề rất thú vị. Đi tìm hiểu thì được biết Cửu Âm Chân Kinh có tổng cộng 4 nhóm nghề (kỹ năng sống) là: nhóm sản, xuất (còn gọi là chế tạo), nhóm thu thập, nhóm văn hóa, và nhóm phố chợ.
Tôi đã học nghề “Đầu bếp”, còn bạn thì sao?
Nhà mặt phố, bố làm to, ít khi phải đụng tới công việc nhà như bếp núc, giặt giũ… nên khi đứng trước sự phong phú về nhóm nghề, tôi không biết mình nên bắt đầu từ đâu, nên chọn nghề nào cho hợp lý? Rồi… tôi chợt thấy biểu tượng đói bụng (màn thầu) treo lơ lửng trước màn hình đã lâu mà lại không còn chiếc bánh nào trong túi. Trong 3 giây đó, tôi quyết định chọn nghề Trù Sư (nghề đầu bếp). Biết đâu được khi học nghề này trong game, sau này tôi có thể vào bếp tự tay phục vụ gia đình một bữa ra trò để rồi mọi người tấm tắc khen ngon, trở thành một ông chồng “chuẩn không cần chỉnh” trong mắt vợ trẻ đẹp và là một ông bố tốt trong mắt con thơ (tôi đang mơ một chút).
Đại sư phụ của tôi.
Trước tiên, tôi tìm đến Tô Châu phồn hoa tấp nập. Tại đây tôi đã nhận “Trù sư” làm thầy, có vẻ như ông ấy chê tôi tiếp thu chậm nên không chịu tặng cuốn công thức chế màn thầu. Hỏi những học viên cùng nghề thì họ bảo công thức này được tặng ngay sau khi bái sư. Tôi tức khí định bỏ nghề, nhưng rồi cũng hạ hỏa nhìn kỹ hướng dẫn nhiệm vụ, quay về gặp Trù sư tại Yên Vũ Trang và khó khăn ban đầu đã được giải quyết.
Món đầu tiên tôi chọn chế biến là màn thầu vì nó ít nguyên liệu lại ăn no lâu, thế nhưng khó khăn thứ lại nãy sinh vì nguyên liệu “Tiểu mạch” không có bán sẵn. Tôi lại phải tức tốc tìm tới “Nông phu” xin chỉ cách trồng trọt, vị này cũng chính là người thầy dạy nghề thứ 2 của tôi.
Nông Phu – Sư phụ thứ 2 của tôi.
Sau khi được thầy Nông phu chỉ dạy và giao cho ít hạt giống, tôi tự mình vác cuốc ra đồng trồng cây tiểu mạch. Ô kìa! Các hoạt động gieo hạt, làm cỏ, bón phân và chờ thu hoạch khiến tôi giống bác nông dân thứ thiệt. Phải canh nom kẻo cây cối bị sâu phá hoại cũng khổ lắm chứ bộ. Có đủ bột tiểu mạch rồ, tôi làm bánh bao.
Video đang HOT
Có một điều lạ là, khiêu chiến với sư phụ có điểm thắng càng cao, cấp nghề của tôi càng tăng lên, đồ tôi chế càng nhiều.
Tôi từng có ý định bỏ nghề
Sau vài ngày học nghề trù sư, tôi từng có ý chán nghề mặc dù trước đó bao nhiêu là hoài bão. Lúc ấy, tôi nhận thấy bạn bè học thợ may, thợ rèn kiếm được nhiều tiền thông qua buôn bán trong khi tôi chẳng có gì ngoài mấy cái bánh lèo tèo này. Người nông dân lúc này phải làm sao, chả nhẽ bỏ nghề này?
Cô nương bán hàng bên cạnh tôi xinh thật.
May mắn làm sao, một lần “lội” ra đến chợ, thấy người ta mở hàng buôn bán, tôi cũng thử làm thương nhân. Một chú oắt con chạy qua hỏi mua bánh bao mấy chục cái, tôi lấy rẻ mấy chục xu lẻ. Không ngờ lát sau nhiều người khác đói bụng cũng hỏi mua, người ít thì 10 cái, nhiều thì cả trăm, tôi dại gì không nâng giá bán. Thế là chẳng mấy chốc, tôi trở thành “Anh Bán Bánh Bao” đẹp trai và giàu có. Cứ thế, mỗi ngày tôi lại cuốc đất trồng cây làm bánh rồi đem ra chợ bán hàng. Suýt nữa thì hối hận.
Nhiều nghề khác cũng thú vị không kém
Rảnh rỗi loanh quanh trong game, tôi cũng tìm hiểu các nghề khác như thợ may, thợ rèn, dược sư…để sau này có thêm nick khác làm vốn. Tôi phát hiện, tất cả các loại nghề trong Cửu Âm Chân Kinh người chơi muốn giỏi đều phải bỏ công sức hoặc khiêu chiến với NPC, qua đó nhận nhiều điểm tâm đắc và tăng cấp độ nghề.
Cũng qua đó, tôi hiểu tại sao các team lại có sự phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân trước khi vào game. Ấy là mỗi nghề có một chức năng riêng, đồng thời còn có thể là nơi cung cấp nguyên liệu cho nghề khác.
Học nghề Kỳ có thể Buff hiệu ứng vô cùng tốt cho đồng đội.
Có nghĩa là nếu không muốn bỏ tiền ra để mua đồ, thì các người chơi phải lập thành một nhóm, bổ trợ nhau. Ví dụ, hôm nay anh thợ rèn bị đói bụng tôi có thể tặng anh màn thầu, hôm sau tôi cần một bộ vũ khí tốt có thể chuyển nguyên liệu nhờ lại anh rèn và tôi luyện giúp, hoặc nhà may cần giám định, sẽ gửi cho anh dược sư hoặc độc sư hoặc thiết tượng trong team.
Tất nhiên nếu bạn chơi theo “chủ nghĩa cá nhân” thì dù có hơi kém thú vị một chút nhưng cũng không sao cả, bạn có thể ra các con phố tìm gặp và mua sắm sản phẩm của những người chơi thuộc loại nghề khác khi họ đang mở shop kinh doanh…
Ấy là nói về việc làm giàu, còn về kỹ năng thì các nghề văn hóa cũng bổ trợ rất tốt cho quá trình tham chiến của nhân vật, Bạn có tin không, khi tôi học nghề Kỳ, cấp nghề càng cao thì buff hiệu ứng cho các đồng đội trong chiến trường cấm địa càng tốt. Thế mới nói, nghề nào cũng có cái lợi, quan trọng là làm thế nào để nhìn ra cái lợi mà thôi.
Tôi trồng cây hằng ngày.
Hiện giờ thì ngoài các nhiệm vụ, hoạt động hằng ngày ra, tôi chạy đi chạy lại trồng tiểu mạch, làm bánh rồi đi bán. Thật, bây giờ mới biết Cửu Âm Chân Kinh khiến tôi bận rộn thế nào mỗi rồi log game, ai bảo không có gì để làm thì mới có vấn đề.
Sau mấy ngày chơi Cửu Âm Chân Kinh ngắn ngủi mà tôi đã có thể ra ngộ ra và tìm thấy được nhiều điều thú vị như vậy đấy các bạn. Có thể sự tiếp thu của tôi có hơi chậm nhưng tôi viết thật tâm, mong có thể chia sẻ để những ai chưa biết, để có thể lấy đó làm bài học bổ ích!
Theo VNE
Game thủ rủ nhau lên núi luyện công
"Luyện công trong Cửu Âm Chân Kinh không chỉ là hoạt động, mà còn là nét đẹp văn hóa. Nhưng phá luyện công là một thảm họa". Câu nói đó dường như đã in đậm trong tâm trí của nhiều game thủ Cửu Âm Chân Kinh.
Luyện công là con đường gia tăng nội lực nhân vật
Trong các tác phẩm kiếm hiệp lẫn điện ảnh lấy chủ đề kiếm hiệp, mỗi môn phái trong giang hồ đều yêu cầu người luyện võ phải tập luyện nội công mới có thể nâng cao khả năng chiến đấu và sức khỏe mỗi ngày. Bám sát điều đó và đề cao tính cộng đồng trong Cửu Âm Chân Kinh, tính năng luyện công vì thế đã ra đời.
Luyện công tại Vạn Phật Đỉnh (Nga My).
Mỗi môn phái trong Cửu Âm Chân Kinh đều có những võ công riêng, con đường phát triển riêng, tuy nhiên để gia tăng công lực, tất cả đều chọn con đường luyện công. Như việc luyện tập thể dục vào mỗi sáng chiều, người chơi Cửu Âm Chân Kinh thường chọn nơi thanh tĩnh, dương hài hòa để tiến hành luyện nhóm. Mỗi map game từ đó đã hình thành nên những điểm tập trung luyện công quen thuộc như: Vạn Phật Đỉnh (Nga My), Mã Nghĩ Đỉnh (Đường Môn), Thác nước Mặc Trì (Quân Tử Đường)...
Luyện công được ví như tập thể dục hằng ngày.
Sau khi nhân vật người chơi bắt đầu mở nội công, việc luyện công sẽ được tiến hành ngay sau đó. Người chơi chỉ cần chọn giao diện Luyện Võ (biểu tượng trên cùng góc trái màn hình), chọn luyện nhóm, chọn tiếp môn võ cần luyện, sau đó chiêu mộ thêm người xung quanh. Để đạt hiệu quả luyện công, mỗi nhóm cần tối đa 10 người chơi tham gia cho mỗi lần.
Tùy thuộc vào từng môn võ đã chọn, mà luyện nhóm sẽ diễn ra với số vòng 10, 15, 20, 25. Mỗi vòng luyện thành công bằng cách nhấp các phím di chuyển đúng, nội công nhân vật sẽ được gia tăng bằng cách chuyển hóa tu vi. Mỗi ngày, người chơi sẽ được chuyển hóa 80000 điểm tu vi thành cấp công lực thông qua luyện công.
Những giới hạn luyện công
Xem ra luyện công toàn mang đến cho người chơi toàn những cái lợi! Như vậy ắt phải có những giới hạn nhất định cho người chơi? Đúng như vậy, mỗi lúc luyện công, nhân vật game sẽ có các chỉ số "mỏi mệt". Chỉ số "mỏi mệt" đạt 100% trong ngày, nhân vật sẽ không được chuyển hóa tu vi thêm trong quá trình luyện công. Và theo như chia sẻ của nhiều game thủ, người chơi chọn một lần luyện công 25 và một lần luyện công 10 thì sẽ đạt max 100% mệt mỏi. Vào 24h hằng ngày, độ mệt mỏi này sẽ được hệ thống game reset, thế mới có chuyện nhiều game thủ rủ nhau luyện công từ 23h đến 1h sáng để luyện "double" cho hai ngày.
Có người đem dụng cụ bói ra hành nghề sau khi full điểm luyện công.
"Ghét nhất là bị miss, phá luyện công"
Với cộng đồng Cửu Âm Chân Kinh, luyện công là hoạt động đem lại nhiều niềm vui những cũng rất nhiều ức chế. Ví dụ khi trong nhóm có người chơi miss (bỏ lỡ) vòng luyện của họ, thì cả nhóm sẽ không được chuyển hóa tu vi, lúc ấy quá trình luyện công sẽ trở nên dài hơn. Do đó, nhiều game thủ đã chia sẻ kinh nghiệm rằng: nên "tám" với nhau trong giờ luyện công để không lơ là nhiệm vụ của từng người.
Một ví dụ khác gây "ức chế" hơn, đó là việc xuất hiện những cá nhân phá luyện công thường xuyên đến mức nổi tiếng. Những game thủ này thông thường đã luyện công sớm, nắm được thời điểm các bãi đang đầy (sáng sớm, trưa, chiều tối hoặc đêm khuya - sau khi người chơi làm xong nhiều hoạt động), ngang nhiên bay đến chọc phá các nhóm người đang luyện công. Nếu đó là một nhóm yếu thì có thể hả hê, nhưng nếu trong nhóm luyện công toàn tay "dữ dằn" thì có thể kẻ phá bĩnh cũng không còn đường thoát.
Một cảnh phá luyện nhóm Võ Đang.
Xử tội người phá luyện nhóm.
Chuyện phá luyện công ức chế là vậy, NPH GOSU cũng có quy định rõ những game thủ phá luyện công sẽ bị "vào tù", nhưng việc phá luyện công nói trên cũng được nhiều game thủ hóm hỉnh cho rằng "luyện công có bị phá mới thú vị"!!!
Luyện công hằng ngày - kết giao bằng hữu, luyện công vì thế trở thành nơi tập kết đông đúc và sôi động không hề thua kém các hoạt động khác trong Cửu Âm Chân Kinh. Dù là VIP hay không là VIP, dù người mới chơi hay đã trưởng thành, dù là nhân vật nam hay nhân vật nữ, sáng sáng chiều chiều đều rủ nhau lên núi luyện công.
Theo VNE