Nhà giàu không tiếc tiền đầu tư nhà đẹp, học Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan làm không hết việc
Nghề trồng hoa, cây cảnh, cảnh quan đang thu hút nhiều doanh nghiệp, nông dân.
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan là ngành học cung cấp những kiến thức và kỹ năng toàn diện về cảnh quan hoa viên môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và sản xuất các loại hoa cảnh và cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan được trang bị năng lực chuyên môn về lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý cảnh quan, có khả năng phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề về xây dựng cảnh quan theo yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kiến thức về kỹ thuật tạo giống, gieo trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh, hoa, kiểng nhăm tao ra cac san phâm co chât lương đáp ứng yêu cầu về thâm mỹ góp phân bảo vệ môi trường và phát triên mảng xanh một cách bền vững; có kiến thức tổng hợp để cộng tác với các nhóm ngành gần với kiến trúc cảnh quan như: nông học, lâm nghiệp, kiến trúc công trình, xây dựng, quy hoạch đô thị…
Trong bối cảnh nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, công sở về trang trí cảnh quan, cây, con độc lạ, những cây cảnh độc lạ ngày càng cao thì cơ hội việc làm cho những sinh viên học ngành này càng lớn.
Học ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan ra làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan có thể làm việc tại các vị trí:
Cán bộ, giảng viên trong các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực rau hoa quả và cảnh quan.
Chuyên viên quản lý công trình cảnh quan tại các doanh nghiệp, công ty về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thi công và duy trì cảnh quan hoa viên, công trình đô thị, khu du lịch sinh thái, khu chế xuất, khu công nghiệp.
Kỹ sư thiết kế, quản lý trong các tổ chức tư vấn như văn phòng kiến trúc sư, sở quy hoạch kiến trúc, sở xây dựng.
Giám sát viên, quản lý cảnh quan tại các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, thảo cầm viên, khu di tích lịch sử…
Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực rau hoa quả và cảnh quan.
Học ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan ở đâu?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, với sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 kỹ sư, cử nhân, trên 10.000 thạc sỹ và hơn 600 tiến sỹ. Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp đạt trên 90%.
Video đang HOT
Sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn và lan toả xã hội là hướng nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan/
Ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan tại Học viện được xây dựng và bắt đầu đào tạo theo định hướng nghề nghiệp từ năm 2007 với sự hỗ trợ của Trường Đại học Van Hall Larenstein và một số trường đại học của Hà Lan trong khuôn khổ dự án POHE 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong đó, hoạt động đào tạo gắn liền với các cơ sở, đơn vị sử dụng lao động. Sinh viên được tư vấn, định hướng nghề nghiệp ngay từ kỳ học đầu tiên, đồng thời được tiếp cận và thực tập nghề nghiệp từ năm thứ hai. Điều này không chỉ giúp sinh viên hiểu được mong muốn phát triển nghề nghiệp của bản thân mà còn chọn đúng vị trí việc làm khi vừa tốt nghiệp.
Sinh viên ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan có cơ hội đăng ký theo học chương trình liên kết đào tạo 2 2 giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và Trường Đại học Van Hall Larenstein, Hà Lan (VHL) hoặc Trường Đại học Chungnam Hàn Quốc (2 năm học tại VNUA và 2 năm học tại trường đại học liên kết và khi tốt nghiệp do hai trường cùng cấp bằng).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ký kết hợp tác chương trình đồng cấp bằng với Trường Đại học Chungnam Hàn Quốc.
Đồng hành cùng sinh viên trong suốt bốn năm học là đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, trên 80% giảng viên được đào tạo bài bản ở các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Học viện thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp đến chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế liên quan đến chuyên môn.
Ông Bùi Văn Tiến (ngoài cùng bên trái) – Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển cảnh quan Babylon không chỉ đến giảng đường truyền cảm hứng và kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn hỗ trợ sinh viên đến công ty làm việc, trải nghiệm (Ảnh: Bùi Văn Tiến)
Theo học ngành này, sinh viên được học tập tại các phòng lý thuyết với các trang thiết bị hiện đại, thực hành tại phòng nghiên cứu hay các nhà màng nhà lưới tại Học viện và cơ sở liên kết để sau mỗi kỳ học đong đầy kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, các bạn sinh viên lại hăng say sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng xã hội văn minh.
Sinh viên thực hành trong nhà lưới của Học viện.
Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài năng, học bổng vượt khó… với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng/năm, được tham gia giao lưu khởi nghiệp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tình nguyện vì cộng đồng…
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, có mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Đồ uống, thức ăn tiện dụng lên ngôi, nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm khát chưa từng có
Trong cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ uống, thức ăn nhanh tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ.
Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm đang rất cao.
Thông tin tuyển sinh của ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, bên cạnh nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ chuyên sâu, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm rất cần một nguồn lực vừa có hiểu biết về công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm, vừa có kiến thức về quản trị, kinh doanh, kỹ năng đàm phán... để đảm trách các vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, vật tư, quản lý sản xuất...
Chính vì vậy, ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là gì?
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học tiềm năng tại Việt Nam (Ảnh: Internet)
Công nghệ và kinh doanh thực phẩm là ngành học nghiên cứu về các công nghệ bảo quản, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh thực phẩm.
Sinh viên theo học ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh thực phẩm như: Kiến thức về khoa học thực phẩm, nguyên lý quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, kế toán, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Theo lãnh đạo Công ty SAM Việt Nam - Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu từ Châu Âu, chia sẻ: Hiện các trường đại học ở Việt Nam đang chỉ đào tạo kỹ sư chuyên ngành thực phẩm chứ chưa có sự kết hợp đào tạo kỹ sư thực phẩm và quản lý kinh doanh.
Trong khi hầu hết các công ty trong lĩnh vực thực phẩm đều đang rất cần nhân lực có kiến thức kết hợp của cả hai ngành này.
Nhân lực 2 trong 1 như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức cho công ty và nguồn nhân lực này chắc chắn sẽ có những vị trí hấp dẫn, năng động trong tương lai.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm có thể làm việc trong các vị trí sau sau:
Nhân viên trong các phòng kinh doanh, kế hoạch, vật tư; nhân viên giám sát, đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất... trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chuyên viên trong các cục/chi cục/phòng ban chuyên môn về chất lượng nông-lâm-thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm, khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương...
Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, kinh doanh nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm.
Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm...
Tại sao chọn ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đại học trọng điểm quốc gia với môi trường học tập năng động, hiện đại, nơi hội tụ của hàng vạn sinh viên bản lĩnh, sáng tạo cùng nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và cống hiến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Học viện luôn quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, học tập, giải trí của sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm, bao gồm hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, khu liên hợp thể thao...
Đặc biệt, năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực học tập, giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên và người học.
Nhờ đó, sinh viên Học viện nói chung, sinh viên ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm nói riêng có nhiều cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tuyệt vời với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất thế giới.
Tòa nhà khoa phục vụ thực hành, thực tập của Khoa Công nghệ thực phẩm sẽ hoàn thành trong năm 2021 (Ảnh: mô hình)
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm ra đời trên cơ sở hợp tác giữa Trường Đại học CORK của Cộng hòa Ailen với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Sinh viên ngành này được học tập/nghiên cứu bởi đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến như: Uc, Bỉ, Pháp, Áo, Hàn Quốc...
Ngoài giờ học lý thú trên lớp và phòng thí nghiệm, sinh viên được tham quan, thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp phân phối thực phẩm như: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty Tribeco, Công ty xuất nhập khẩu rau quả GOC, Công ty sữa Nutricare, Công ty Thạch rau câu Long Hải, Trung tâm thương mại Aeon Mall...
Sinh viên thực tập tại Trung tâm thương mại Aeon Mall, Hà Nội
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tăng cường thực hành, nghiên cứu khoa học, tham gia các buổi tọa đàm, seminar, hội thảo để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong tương lai.
Sinh viên thực hành tại Phòng thí nghiệm Trung tâm khoa học và công nghệ thực phẩm (ISO/IEC 17025:2017)
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam chế nước sát khuẩn tặng bộ đội, học sinh Ngày 21/4, GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng lãnh đạo Học viện đã trực tiếp trao tặng hàng nghìn chai nước sát khuẩn do cán bộ của Khoa Môi trường nghiên cứu, pha chế cho cán bộ, chiến sỹ Quân khu 2. Việc chế tạo các sản phẩm khoa học giúp phòng ngừa dịch Covid-19...