Nhà giáo giàu lòng nhân ái được tặng Bằng khen của Bộ trưởng
Với nỗ lực đáng khâm phục trong nhiều năm qua để giúp học sinh nghèo, một nhà giáo về hưu đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định tặng Bằng khen.
Thầy Trần Quang, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Hành Minh, (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi)
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định số 882/QĐ-BGDĐT về việc tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy Trần Quang, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Hành Minh, (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) – tấm gương tiêu biểu về tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập.
Nhiều năm qua, những việc mà thầy Quang đã làm được là vô cùng đáng khâm phục.
Tính đến nay, nhà giáo về hưu này đã huy động sự giúp đỡ của các cá nhân để trao tặng cho học sinh nghèo 15 con bò giống (mỗi con trị giá trên 15 triệu đồng); hơn 200 chiếc xe đạp mới (1,5 triệu đồng/chiếc); xin hỗ trợ xây dựng một ngôi nhà tình thương và trực tiếp nuôi nhiều học sinh mồ côi.
Trong số học sinh được thầy Trần Quang nhận nuôi có 3 em tại thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, mồ côi cả cha và mẹ.
“Năm 2012, mẹ 3 em bị ung thư giai đoạn cuối. Gia đình đã khó khăn càng khó khăn hơn. Bố các em một mình tảo tần nuôi vợ và 3 con nhỏ. Vì phải lao động kiệt lực, người bố đã mất đột ngột vào đầu năm 2014; sau đó mẹ các em cũng qua đời, bỏ lại 3 con nhỏ không bà con thân thích. Đứng trước tình cảnh hết sức đau lòng đó tôi quyết định nuôi 3 em.” – thầy Trần Quang chia sẻ.
Khó có thể kể hết những khó khăn nhà giáo già đã trải qua khi nhận nuôi 3 trẻ nhỏ, bởi các em đau ốm thường xuyên; đồng lương nhà giáo eo hẹp. Tin lành đồn xa, 6 tháng sau những khó khăn giảm bớt bởi bắt đầu có sự giúp đỡ ít nhiều của các nhà hảo tâm.
Video đang HOT
Gần tròn 7 năm trôi qua, giờ 3 em đã lớn khôn, khỏe mạnh. Em Lương Thị Mỹ Duyên năm học 2020-2021 bước vào lớp 12 tại Trường THPT số I Nghĩa Hành; em Lương Thị Đông Hải bước vào lớp 10; và Lương Công Nam bước vào lớp 8 Trường THCS Hành Minh. Cả 3 đều chăm học và đạt học sinh tiên tiến.
“Tương lai của các em đang còn ở phía trước với bao khó khăn, thử thách, nhưng tôi quyết tâm sẽ nuôi dạy các em cho đến ngày trưởng thành. Nhất định các em sẽ trở thành những công dân tốt hết lòng yêu thương, luôn biết trân trọng mọi người.” – thầy Quang cho hay.
Năm 2019, thầy Trần Quang cũng kết thúc chặng đường 15 năm nuôi một học sinh mồ côi từ năm em học lớp 2; nay đã hoàn thành xong đại học (kỹ sư cơ khí). Đó là Nguyễn Quốc Phụng (thôn Đại An 1, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi). Sau khi tốt nghiệp đại học, Phụng tình nguyện tham gia quân đội và đang phấn đấu trở thành sĩ quan, phục vụ quân đội lâu dài.
Ngoài những trẻ mồ côi, thầy Trần Quang còn giúp đỡ cho rất nhiều học sinh gặp khó khăn hoạn nạn khác.
Đầu năm 2018 chứng kiến một học sinh Trường THCS Hành Thuận bị đuối nước, được hồi sức nhiều ngày vẫn chưa khỏi, nguy cơ tử vong cao, gia đình quá neo đơn khó khăn, thầy Quang đứng ra huy động bạn bè, anh em đồng nghiệp và các nhà hảo tâm được trên 30 triệu đồng.
Với số tiền này, thầy Quang bàn với gia đình của học sinh này để đưa em ra Đà Nẵng, một thời gian sau tiếp tục vào bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh. Kết quả, em được cứu sống và trở về học tập.
Đầu năm 2019, thầy Trần Quang gom góp được 6 triệu đồng mua 4 chiếc xe đạp mới tặng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn của trường 2 trường: Tiểu học Hành Thuận và THCS Hành Thuận, giúp các em phần nào vơi bớt khó khăn. Năm 2018, thầy Quang đã tặng cho học sinh nghèo 2 trường trên 31 chiếc xe đạp, nhưng vẫn thấy còn một số học sinh không có xe đạp để đến trường.
Là thầy giáo gần 40 năm gắn bó với nghề, thầy Quang cho biết điều mình tâm đắc nhất không phải giúp được bao nhiêu học sinh khó khăn; mà là truyền được ngọn lửa yêu thương, nhiệt thành của mình đến với cán bộ giáo viên trong trường mình từng công tác.
“Đến nay, ai trong trường cũng hăng hái, tự nguyện làm công tác từ thiện, chăm lo cho học sinh nghèo tích cực, hiệu quả. Vì vậy, trường chúng tôi không còn học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn mà phải nghỉ học giữa chừng.
Nhân đây, tôi cũng kêu gọi các thầy cô trong cả nước hãy tậm tâm hơn nữa. Đừng để những học sinh của mình vì hoàn cảnh quá khó khăn mà phải nghỉ học. Hãy tạo cơ hội cho mọi học sinh nghèo được học tập như bao em nhỏ khác. Làm được điều đó là các thầy giáo, cô giáo đã góp phần thực hiện tâm nguyện của Bác trong Di chúc thiêng liêng mà Người đã để lại cho mỗi chúng ta trước lúc đi xa!” – nhà giáo về hưu chia sẻ.
Giáo sư Phạm Hồng Tung đề xuất giáo viên được mặc cả tiền lương, bỏ dự giờ
Bản thân nhà giáo cũng là người lao động trong cơ chế thị trường thì phải được mặc cả tiền lương với cơ sở giáo dục chứ không phải tính theo hệ số đồng loạt.
Lương giáo viên là câu chuyện quanh quẩn, mãi không giải quyết đến nơi đến chốn được. Trong nhiều văn bản đã nêu rất rõ đó là, lương giáo viên phải được ưu tiên nhưng ưu tiên thế nào.
Khi chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Hồng Tung hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chúng ta trở lại đúng định nghĩa của C.Mác về đồng lương đối với người lao động, nếu chưa làm được tất cả đội ngũ lao động thì hãy làm với đội ngũ làm công tác phụng sự xã hội như giáo viên, y tế, công an, quân đội, an sinh xã hội.
C.Mác nói lương phải đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động xã hội của họ, tức là có thời gian nghỉ ngơi, có thể nuôi được bản thân và những người phụ thuộc.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Nhưng đồng lương của ta chưa đúng với định nghĩa của C.Mác mà đang dừng ở trợ cấp xã hội thì đúng hơn.
Bản thân nhà giáo cũng là người lao động trong cơ chế thị trường thì phải được mặc cả tiền lương với cơ sở giáo dục chứ không phải tính theo hệ số đồng loạt như nhau hiện nay và chính điều này tạo ra căn bệnh thành tích thi đua giả vờ nhằm mục đích tăng lương.
Điều này theo ông đang làm rẻ rúng danh dự nhà giáo và không mang lại bất cứ sự phát triển nào cả.
"Một lần nữa tôi nhắc muốn làm thế nào cho tốt thì trường công sang học trường tư", thầy Phạm Hồng Tung nói.
Thầy Tung lý giải, trường tư thục họ ký hợp đồng với giáo viên là có thương lượng, kể cả giáo sư ở nước ngoài cũng thế. Giáo viên không đạt thì bị trừ lương, vượt thì được thưởng và theo định kỳ rà soát lại để xem có thể tiếp tục hợp đồng không, nếu không thì trả mức thấp hơn, lúc đó giáo viên có quyền tiếp tục ở lại trường hoặc xin chuyển công tác, chẳng khác gì cầu thủ bóng đá.
Đó cũng là cách để người thầy cảm thấy vinh dự, tự hào mỗi khi nhận lương và mức thu nhập đó thể hiện sự công bằng, sòng phẳng, đúng năng lực của họ, nếu nhà trường trả đúng năng lực thì giáo viên có quyền chuyển công tác. Còn giáo viên công lập giờ vẫn theo hệ số của nhà nước, muốn tăng lương thì ra sức thi đua dạy giỏi, giáo viên giỏi, dự giờ...
"Tôi đề nghị một trong những chuyện phải bỏ ngay lập tức đó là dự giờ giáo viên hiện nay. Bởi tôi biết có chuyện, pử một số nơi, khi giáo viên được thông báo hôm nay có thầy cô của trường, phòng hay sở xuống dự giờ thì học sinh yếu kém được đi gửi ở lớp khác còn các bạn giỏi ở lớp khác thế chỗ vào đó.
Trong khi chúng ta tối kỵ dạy học trò giả dối trong môi trường giáo dục thì có nơi nhà trường, thầy cô cùng nhau dung túng cho trò giả dối. Đây là quả bom phá tan tất cả nỗ lực của ngành, do đó nếu phát hiện trường hợp nào thì cần xử lý thật nghiêm khắc, thật nặng", thầy Tung nhấn mạnh.
Thầy Tung thông tin thêm: "Từ năm 1992 khi đi du học ở Đức thì điều đầu tiên tôi ngạc nhiên đó là họ bỏ chấm thi "rọc phách" từ lâu rồi mà không bao giờ kiện cáo nhau về tiêu cực, mất công bằng, đến khi bảo vệ luận án tiến sĩ thì người khiến tôi sợ nhất chính là người hướng dẫn chứ không phải những người phản biện.
Còn ở ta thì đổi vị trí chỗ ngồi, đảo mã đề, chấm thi trên máy nhưng vẫn không trung thực, "giáo bất nghiêm, sư chi đọa" là thế, nền giáo dục ứng thí, chạy theo thành tích, bao giờ cũng hàm chứa yếu tố nảy sinh tiêu cực.
"Rất tiếc những tiêu cực này chủ yếu ở khối trường công lập còn ở trường tư thì phụ huynh bỏ tiền đầu tư cho con học hành nên họ có quyền mong muốn và yêu cầu giáo dục đó phải là thật, còn tốt đến đâu là do đầu tư của gia đình", thầy Tung nhận định.
Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ? Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chùm thông tư về tiêu chuẩn, chức danh giáo viên từ mầm non đến phổ thông, nhiều nhà giáo đặt câu hỏi: Có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không? Nhà giáo có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức...