Nhà giáo cũng cần tuân thủ “luật nghề”
Mới đây, một thầy giáo ở Bắc Giang đã “nhắc nhở” học sinh với những lời nói và hành vi không đúng chuẩn mực. Sự việc gây xôn xao dư luận. Vấn đề đạo đức nhà giáo lại được xới xáo, luận bàn…
Thầy giáo ở Bắc Giang đấm đá học sinh ngay trên bục giảng. (Ảnh cắt từ clip).
Usinxki – nhà giáo dục danh tiếng người Nga cho rằng, nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh. Sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác. Nghề dạy học là cao quý vì nó phát triển nhân cách, xây dựng tương lai cho mỗi đứa trẻ.
Kỷ luật học sinh – nhân cách nhà giáo
Cứ ít lâu dư luận lại được dịp bàn luận về vấn đề kỷ luật học sinh. “Năm người mười ý” nhưng sau các vụ việc, lỗi cơ bản vẫn thuộc về người giáo viên bởi có những quy định, chuẩn mực chỉ người lớn, người thầy mới đủ khả năng và bắt buộc phải đáp ứng,…
Dù làm trong bất kì ngành nào, đạo đức nghề nghiệp luôn được xem trọng. Nhất là đối với những người đang công tác trong ngành giáo dục, ngoài chuyên môn thì cần nêu cao đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, thời gian qua, một số trường hợp thầy, cô giáo vi phạm đạo đức nhà giáo, khiến dư luận xã hội, học sinh, phụ huynh băn khoăn là điều khó tránh khỏi.
Trong những ngày nghỉ lễ, mạng xã hội lan truyền việc một thầy giáo ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đánh mắng học sinh với lời nói và hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức. Hành vi dù không mới nhưng mỗi lần xuất hiện lại khiến dư luận dậy sóng, bất bình.
Chuyên gia giáo dục toàn cầu, CEO Innedu STEAM Tô Thụy Diễm Quyên cho rằng:Trước mỗi vấn đề, chúng ta cần đặt nó ở góc nhìn đa diện. Rõ ràng hiện tượng “đánh học sinh” không phải là phổ biến. Tuy nó có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của đội ngũ nhưng nhất định không nên đánh đồng và quy chụp vấn đề đạo đức hay kỹ năng của người giáo viên.
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: internet)
Người thầy phải biết tự giữ hình ảnh
Xét về khía cạnh đạo đức, đa số các thầy cô giáo vẫn làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình dù xã hội thay đổi. Nhưng cũng có nhiều thầy cô tự làm xấu đi hình ảnh của mình trong mắt học trò và xã hội.
Hiện có rất nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng giáo dục về vấn đề đạo đức nhà giáo cũng như kỷ luật tích cực đối với học sinh. Chẳng hạn, trong Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ký ban hành ngày 16/4/2008, những quy định về đạo đức nhà giáo rất cụ thể.
Rõ ràng những việc làm của một số giáo viên đã không thực hiện đúng chỉ đạo chung và làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ngành giáo dục. Bảo vệ đạo đức nhà giáo không phải ai khác, đầu tiên phải chính là các thầy, cô giáo.
Video đang HOT
Trong suốt cuộc đời 35 năm dạy học, “bà giáo” Nguyễn Thị Thuý (giáo viên nghỉ hưu ở Hưng Yên) vẫn luôn lấy đạo đức nhà giáo là kim chỉ nam của nghề dạy học.
Theo bà Thuý, khi đã bước chân vào ngành giáo dục, người giáo viên phải biết tự giữ hình ảnh của mình (không phải hình ảnh hào nhoáng bên ngoài).
Hồi trước, cuộc sống giáo viên khó khăn nhưng đổi lại luôn có được sự tôn trọng của phụ huynh cũng như học sinh. Là bởi giáo viên luôn tâm niệm coi trọng đạo đức nhà giáo. Làm việc gì hay ứng xử với học sinh như thế nào đều đem chuẩn mực đạo đức nhà giáo ra soi.
Giải pháp quan trọng nhất là các thầy cô giáo tự bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ của mình, ý thức về nghề nghiệp, giữ hình ảnh của mình thật đẹp trong mắt học sinh. Ngoài nâng cao kiến thức thì phải rèn luyện phương pháp ứng xử sư phạm, càng nắm tâm lý học sinh, càng hiểu học sinh thì quyết định của mình càng đúng.
“Không thể vì một vài hiện tượng mà đánh giá cả một hệ thống. Hàng triệu giáo viên đang hành nghề, có người này người nọ, như bao ngành nghề khác. Tuy nhiên, phải thừa nhận, kỹ năng của đại đa số giáo viên hiện nay còn nhiều lỗ hổng cần bồi dưỡng, lấp đầy để họ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển chung của giáo dục nước nhà”, chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên nhận định.
Trong giờ sinh hoạt lớp chiều ngày 29/4, do nóng giận vì nhắc nhở nhiều lần nhưng nam học sinh vẫn vi phạm Luật an toàn giao thông, không chấp hành nội quy, quy định của trường (không mặc áo đồng phục, mặc quần bò), thầy giáo Khúc Xuân Hoà, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A3 được cho là đã đánh mắng học sinh.
Việc làm của thầy Hòa đã được ghi lại trong một clip và phát tán trên mạng xã hội.
Ngay khi nhận được thông tin trên, ngày 30/4, Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Lục Ngạn đã tổ chức họp, yêu cầu thầy Hoà kiểm điểm, tường trình sự việc. Cá nhân thầy Hoà cũng nhận thấy hành động của mình là sai, không đúng với quy định của người giáo viên
Thầy Hoà sinh năm 1997 được Trung tâm ký hợp đồng giảng dạy môn Sinh học từ tháng 4/2020. Trước mắt, thầy Hoà bị tạm dừng giảng dạy để tập trung giải quyết sự việc.
Xếp hạng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp I, II, III, giáo viên có cần chứng chỉ?
Giữa thực hiện nghiêm túc và gương mẫu thực hiện, tấm gương mẫu mực, rất mong manh, khó có thể phân định đạo đức nghề nghiệp của một con người.
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Mang đạo đức nghề nghiệp nhà giáo ra xếp hạng, có thầy cô cảm thấy bị tổn thương" của tác giả Lê Mai, bài viết đã nhận được sự quan tâm, bình luận, đồng cảm của bạn đọc.
Rất nhiều bình luận của bạn đọc, có một điểm chung trong những bình luận này là mong muốn tất cả giáo viên phải tuân thủ cùng chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Bên cạnh đó là sự chia sẻ, đồng cảm với những giáo viên đang bị tổn thương vì chưa đạt tiêu chuẩn đào tạo, không được xếp hạng trong các thông tư mới và giáo viên hạng thấp nhất.
Thông tư mới đã hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà giáo?
Thầy giáo H. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ "Có phải đạo đức giáo viên đi xuống hay sao mà các Thông tư 01,02,03,04/TT-BGDĐT đã hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên?
Có thể ngày nay do thông tin nhanh, nên những vi phạm đạo đức của giáo viên sẽ được dư luận cập nhật hàng ngày, hàng giờ, nên chúng ta có cảm giác đạo đức thầy cô đang đi xuống.
Dù thế nào đi chăng nữa, giáo viên phải là đối tượng lan tỏa sự tử tế, làm chuẩn mực đạo đức, làm đẹp xã hội. Không thể vì những "con sâu làm rầu nồi canh" mà hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên được".
Thầy giáo H. lấy minh chứng cụ thể như sau:
"Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Giáo viên trung học cơ sở hạng III trong Thông tư 03/TT-BGDĐT:
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.
Trong lúc đó, cách đây 12 năm Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo đã quy định đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:
Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Nếu so sánh nội dung của hai quy định trên, đạo đức nghề nghiệp giáo viên cách đây 12 năm rõ ràng hơn hẳn đạo đức nghề nghiệp giáo viên hạng III trong Thông tư 03/TT-BGDĐT."
Lấy công cụ, tiêu chí nào để đánh giá, minh chứng đạo đức nghề nghiệp giáo viên?
Giữa thực hiện nghiêm túc và gương mẫu thực hiện, tấm gương mẫu mực, rất mong manh, khó có thể phân định đạo đức nghề nghiệp của một con người.
Một người đã thực hiện nghiêm túc nội quy quy định của ngành và nhà trường, hoàn thành tốt công việc giảng dạy, tự thân nó là gương mẫu thực hiện, tấm gương mẫu mực cho người khác.
Người đã thực hiện nghiêm túc, tự giác, không ai nhắc nhở, không khoe khoang khoác lác, hữu xạ tự nhiên hương.
Vì thế, không thể dựa trên hạng giáo viên hay các loại văn bằng chứng chỉ để đánh giá đạo đức nghề nghiệp của một giáo viên và ngược lại.
Vì vậy, phần lớn bạn đọc đều đồng ý với đề xuất, đề nghị bỏ Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ra khỏi tiêu chuẩn phân hạng giáo viên.
Bất cứ giáo viên hạng nào cũng phải có một tiêu chuẩn đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng.
Các tiêu chuẩn trong các hạng giáo viên phần lớn đều có minh chứng vật chất cụ thể, chỉ duy nhất Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là không có một minh chứng vật chất nào.
Như vậy, làm sao có thể nói giáo viên X. nào đó đủ hay không đủ Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của hạng nào? Phải chăng giáo viên sẽ còn phải có thêm "Chứng chỉ Đạo đức nghề nghiệp" để làm minh chứng?
Nếu không thể có minh chứng rõ ràng cho các hạng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, thì theo quan điểm của cá nhân người viết cũng là một nhà giáo, Bộ nên bỏ Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo hạng trong các Thông tư 01,02,03,04/TT-BGDĐT. Tất cả giáo viên trên cả nước có cùng tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng đã được ban hành trong Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT.
Tài liệu tham khảo:
- Các Thông tư 01,02,03,04/TT-BGDĐT.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mang đạo đức nghề nghiệp nhà giáo ra xếp hạng, có thầy cô cảm thấy bị tổn thương "Thấy thông tư mới xếp đạo đức nghề nghiệp theo hạng, mình không có hạng nào, tức là mình trở thành... không có đạo đức nghề nghiệp hay sao?" Thầy giáo H. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: "Mình tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, sắp về hưu rồi, khi có thông tư mới, mình không được xếp hạng...