Nhà đầu tư vội vàng bán tháo vàng sẽ phải “ôm hận”?
Vàng vừa trải qua trận bán tháo kỷ lục và nhiều người đang đứng ngồi không yên để tìm kiếm những lời giải thích cho những gì vừa xảy ra.
Sau khi đạt đỉnh gần 1.700 USD/ounce vào đầu tuần này, thị trường vàng bất ngờ có đợt bán tháo lớn dù chứng khoán lao dốc mạnh. Chỉ số Dow Jones đã giảm 1.000 điểm lần thứ ba trong tuần này (24 – 28/2) trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của virus Covid-19 ngày càng tồi tệ. Đây là một khoảnh khắc kỳ lạ với vàng. Bởi là một trong những nơi trú ẩn lâu đời và đáng tin cậy nhất trong thời kỳ khủng hoảng, giá vàng thường sẽ thăng hoa khi cổ phiếu bị bán tháo.
Hôm 28/2 vừa qua, giá vàng đã giảm tới 5%, mức giảm mạnh nhất trong gần 7 năm. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 4/2020 đóng cửa chỉ còn 1582,20 USD/ounce. Các kim loại quý khác bao gồm bạc và bạch kim cũng giảm, với palladium giảm tới 13%, mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2008. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên và tìm kiếm những lời giải thích cho những gì vừa xảy ra.
Nhà phân tích Carves Fritsch cho biết, “Nó bắt đầu từ việc bán bắt buộc (forced selling) từ các nhà đầu tư cổ phiếu – những người cũng đã bán các vị thế vàng để trang trải cho những danh mục đầu tư của họ. Các nhà đầu tư vàng có thể không muốn bán, nhưng buộc phải bù lỗ cho các loại tài sản khác.”
Nhà kinh tế học Andrew Hunter của Capital Economics trả lời phỏng vấn của Kitco News hôm 28/2 cho biết, nỗi sợ virus Covid-19 trở thành một đại dịch toàn cầu đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán. Một khi thị trường ở trong tình trạng hỗn loạn như thế này, các nhà đầu tư thường bán vàng để tạo thanh khoản và bù đắp lợi nhuận. Nhiều nhà đầu tư đang đổ xô mua vào tiền mặt, thậm chí, một số người thấy cần có tiền mặt ngay bây giờ để đáp ứng các cuộc gọi ký quỹ ở nơi khác.
Trong thời điểm hiện tại, vàng được bán tháo với số lượng giao dịch kỷ lục và không còn ai có nhu cầu mua nữa. Một số người đã mua ở mức giá cao tới 1.680 USD/ounce cũng bắt đầu bị “lung lay” trước tình hình này.
Tuy nhiên, vàng có thể sẽ bắt đầu tăng giá trở lại sau đợt bán tháo này. Yếu tố điều chỉnh chính của giá vàng vào tuần tới vẫn là sự bùng phát của virus Covid-19, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến virus lây lan ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nâng mức báo động mối đe dọa của virus Covid-19 lên “rất cao” trên toàn thế giới và lưu ý rằng virus đã lan sang ít nhất 49 quốc gia. Đầu tuần này, CDC nói rằng Hoa Kỳ có khả năng sẽ gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Một động lực hỗ trợ khác cho giá vàng là sự kiện “Siêu thứ ba” của Mỹ vào 3/3. Trong tuần tới, cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ sẽ diễn ra ở 15 tiểu bang. “Về mặt chính trị, chúng tôi chuẩn bị cho Siêu thứ ba, với kỳ vọng cao rằng Bernie Sanders dẫn đầu thì vàng sẽ là hàng rào chống lại cơn giận chính trị ở đây”, trưởng nhóm nghiên cứu của Chris Pepperstone cho biết.
Trong dài hạn, triển vọng của vàng vẫn rất tích cực khi thị trường kỳ vọng sẽ có một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ trong vài tháng tới của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới giữa bối cảnh nền kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp Covid-19. Vàng trở nên hấp dẫn hơn, giống như một hàng rào chống lại lãi suất thực đang cực kỳ thấp, thậm chí còn là lãi suất âm.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào những động thái tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ khi ngày 28/2 chủ tịch Jerome Powell đưa ra tuyên bố, báo hiệu khả năng xem xét cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong trường hợp cần thiết, mặc dù cho rằng nền kinh Mỹ vẫn vững mạnh. Và khi thị trường kỳ vọng mạnh mẽ về việc cắt giảm lãi suất ở Mỹ cũng có thể buộc Fed cắt giảm.
Hồi tháng 6 năm ngoái, ông Powell cũng có phát biểu tương tự, đưa ra dấu hiệu về việc sẵn sàng cắt giảm lãi suất nếu cần thiết khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc đe dọa gây suy thoái nền kinh tế toàn cầu. Thực tế sau đó Fed đã cắt giảm lãi suất 3 lần và lần gần đây nhất vào tháng 10/2019 với mức lãi suất xuống còn 1,5% -1,75%. Giới phân tích và các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm phần trăm và có thể nhiều hơn nữa tại cuộc họp ngày 17-18/3 tới.
Chưa có một dấu hiệu hạ nhiệt nào khi dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan nhanh chóng ở cả những quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, so với việc giảm sút lợi nhuận trong ngắn hạn, nhiều khả năng vàng vẫn tiếp tục tăng giá trong bối cảnh kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay. Giá vàng vẫn tăng hơn 4% trong năm nay và Goldman Sachs Group Inc. dự báo giá vàng có thể sẽ đạt 1.800 USD/ounce.
“Bạn có thể sẽ thấy một chút bán tháo. Nhưng ngoài ra, chúng tôi nghĩ rằng khả năng tăng giá vẫn còn kéo dài đối với vàng.”, Suki Cooper, chuyên gia phân tích kim loại quý tại ngân hàng Standard Chartered, trả lời phỏng vấn của Bloomberg TV.
Tham khảo: Bloomberg, Kitco
Thái Bích Phương
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán Mỹ không ngừng lập kỷ lục mới
Chứng khoán Mỹ chỉ còn 2 phiên nữa sẽ kêt thúc năm 2019. Tâm lý nhà đâu tư hiên được cải thiên bởi thông tin doanh sô bán hàng hóa đợt nghỉ lê tăng và báo cáo vê sản xuât công nghiêp Trung Quôc.
Ảnh: GettyImages
Thị trường chứng khoán Mỹ không có quá nhiều thay đổi, tiếp tục tăng điểm và lập kỷ lục trong ngày giao dịch trong phiên ngày thứ Sáu. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng điểm được 3 tuần liên tiếp còn chỉ số S&P 500 tăng được 5 tuần.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng 23,87 điểm tương đương 0,8% lên 28.645 điểm. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số đã tăng được 22,8%.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,11 điểm tương đương mức tăng 0,003%, mức tăng này vừa đủ để đẩy chỉ số tăng lên mức cao kỷ lục mới 3.240,02 điểm. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 tâng được 29,25%.
Chỉ số Nasdaq giảm 15,77 điểm tương đương 0,17% xuống 9.006,62 điểm. Chỉ số Nasdaq chấm dứt chuỗi 11 ngày giảm điểm tuy nhiên vẫn duy trì trên ngưỡng 9.000 điểm.
Chỉ số Nasdaq đã có 11 phiên tăng liên tiếp và 10 lần lập kỷ lục mới trước khi đóng cửa ở mức cao trong ngày thứ Sáu. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số tăng được 35,74%.
Trong ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones tăng 105,94 điểm tương đương 0,37% lên 28.621,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,53 điểm tương đương 0,51% lên 3.239,91 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 69,51 điểm tương đương 0,78% lên mức cao kỷ lục 9.022,39 điểm.
Thị trường chứng khoán tăng điểm trong ngày thứ Sáu, nhờ vậy các chỉ số chốt tuần ở mức cao. Thị trường chứng khoán Mỹ chỉ còn 2 phiên nữa sẽ kết thúc năm 2019. Tâm lý nhà đầu tư hiện được cải thiện bởi thông tin doanh số bán hàng hóa đợt nghỉ lễ tăng và báo cáo về sản xuất công nghiệp Trung Quốc.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư khu vực, ông Jeffrey Kravetz, nhận xét: "Tốc độ kháng cự của thị trường dường như đang cao hơn. Có nhiều yếu tố đang khuyến khích nhà đầu tư mua các loại tài sản an toàn. Trong đó phải kể đến tâm lý nhà đầu tư và thông tin về doanh số bán lẻ dịp nghỉ lễ vừa qua".
Ông nhấn mạnh: "Có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư mua mạnh tài sản rủi ro, trong đó phải kể đến tâm lý nhà đầu tư và doanh số bán lẻ, ngoài ra phải kể đến việc Ngân hàng Trung ương các nước trên toàn cầu hiện đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Căng thẳng thương mại giảm đi, nhà đầu tư đang đổ tiền vào thị trường".
Reuters đưa tin rằng lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong tháng 11/2019 tăng trưởng nhanh nhất trong 8 tháng.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập kỷ lục mới Tính từ đâu năm 2019 đên nay, chỉ sô công nghiêp Dow Jones có mức tăng kém hơn rât nhiêu so với chỉ sô S&P 500, mức tăng chỉ đạt 4,8% so với mức tăng 29% của chỉ sô S&P 500. Ảnh: CBS Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đóng cửa ở mức cao kỷ lục trong ngày thứ Hai khi mà...