Nhà đầu tư Singapore rót hơn 36 tỷ USD vào Việt Nam
Lũy kế đến 20/2/2016, các nhà đầu tư Singapore có 1.569 dự án đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính riêng 2 tháng đầu năm 2016, Singapore đang dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, riêng 2 tháng qua, có 30 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 435 triệu USD. Ngoài ra, có 6 dự án của Singapore tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 33,8 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Singapore trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt gần 469 triệu USD.
Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. (Ảnh minh họa: KT)
Tính lũy kế đến 20/2/2016, các nhà đầu tư Singapore có 1.569 dự án đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD và xếp thứ 3/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Singapore khoảng 23 triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 13,96 triệu USD/dự án.
Xét về lĩnh vực đầu tư, các dự án của Singapore chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 481 dự án và 15,6 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 30,65% tổng số dự án và 43,47% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam). Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 80 dự án và 10,8 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 5% tổng số dự án và 29,95% tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam).
Video đang HOT
Các ngành nghệ thuật vui chơi giải trí, xây dựng, vận tải kho bãi cũng thu hút nhiều vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Các ngành này đều có tổng vốn đầu tư lần lượt là 1,8 tỷ USD, 1,7 tỷ USD và 1,4 tỷ USD
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều nhất dự án của Singapore với 786 dự án và 9,6 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 50% tổng số dự án và 26,71% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam).
Thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Singapore đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.163 dự án và 23,4 tỷ USD (chiếm 74% tổng số dự án và 65% tổng vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Còn lại là theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá: “vốn đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Chín tháng thu hút thêm 17,15 tỷ USD vốn FDI
Ngày 29-9, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính chung trong chín tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1.
Trong chín tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,65 tỷ USD, tăng 8,4% với cùng kỳ năm 2014.
Xuất siêu 11,9 tỷ USD
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong chín tháng năm 2015 đạt 85,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN chín tháng năm 2015 đạt 73,29 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 58,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong chín tháng năm 2015, khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) xuất siêu 11,9 tỷ USD.
Theo số liệu của hệ thống thông tin về đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20-9-2015 cả nước có 1.432 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 11,03 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2014. Có 461 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,11 tỷ USD, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung trong chín tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong chín tháng năm 2015 có sự tăng đột biến về đầu tư nước ngoài so với cùng kỳ năm 2014 là do trong tháng 8 và tháng 9 đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD của nhà đầu tư Malayssia đầu tư tại Trà Vinh: Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu tư tăng thêm là ba tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN Bắc Ninh.
Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị thế số 1
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 737 dự án đầu tư đăng ký mới và 346 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,36 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với năm dự án đăng ký mới và ba lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,6 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với 19 dự án đầu tư mới và bảy lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.
Hàn Quốc dẫn đầu đầu tư
Đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,4 tỷ USD chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư, Vương quốc Anh đứng vị trí thứ ba với 19 dự án cấp mới và hai dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư, BritishVirginIslands đứng vị trí thứ tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư.
Bắc Ninh và Đông Nam Bộ hấp dẫn nhất
Trong chín tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,34 tỷ USD, chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,61 tỷ USD, chiếm 15,2%. Trà Vinh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,52 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư.
Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 37,3% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,05 tỷ USD, chiếm 35,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng đứng thứ 3 với tổng số vốn đầu tư là 3,1 tỷ USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư. Tây Nguyên là vùng thu hút đầu tư nước ngoài ít nhất cả nước trong chín tháng cả vùng chỉ thu hút được 38,1 triệu USD chiếm 0,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
XUÂN BÁCH
Theo_Báo Nhân Dân
Nga đầu tư hơn 100 dự án tại Việt Nam Tính đến 20/10, Liên bang Nga có 113 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,96 tỷ USD. Canada hiện đang đang xếp thứ 17 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Cục đầu tư nước ngoài cho biết, tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2015 các nhà đầu...