Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại ùn tắc, quá tải ở sân bay Tân Sơn Nhất
Đại diện một số Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cho biết sự quá tải về hạ tầng ở TPHCM, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng trầm trọng và sự chậm trễ trong triển khai các dự án metro đang làm nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lo ngại và thất vọng.
Sáng 23/3, Thành ủy – HĐND -UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TPHCM và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với chủ đề “TPHCM hội tụ nguồn lực, kiến tạo tương lai”.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Australia bày tỏ: Gần đây, vấn đề ùn tắc, quá tải về hạ tầng giao thông đang làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài thất vọng, làm giảm sự hấp dẫn của TPHCM trong thu hút đầu tư.
Ông kiến nghị chính phủ cải thiện tình trạng ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất như mở rộng sân bay, cải thiện hệ thống giao thông kết nối để giảm kẹt xe khu vực xung quanh sânb bay.
Theo ông Carlos Dominguez Agulleiro, Phó Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Thương mại Tây Ban Nha tại TPHCM, sự chậm trễ của các dự án metro, cũng như các dự án quan trọng khác như sân bay ảnh hưởng đến sự phát triển của các dự án đầu tư nước ngoài đến từ Tây Ban Nha. Việc thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác vì nó làm tăng chi phí sản xuất.
Từ khi Tây Ban Nha hỗ trợ tài chính cho việc phát triển tuyến Metro số 5, đến hỗ trợ kỹ thuật cho các tuyến khác, các doanh nghiệp Tây Ban Nha đã tham gia vào các lĩnh vực như: xử lý nước, năng lượng (truyền thống và tái tạo), vận tải đường bộ, đường sắt, sân bay. Hiện nay, yếu tố thu hút các công ty Tây Ban Nha là tỷ lệ tăng trưởng hiệu quả, nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh, ổn định và một chính sách hợp tác toàn cầu rõ ràng.
“Mặc dù có những cải tiến lớn đạt được về thủ tục hành chính, vẫn thiếu sự minh bạch trong các thủ tục, gây ra sự chậm trễ và không chắc chắn cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư”, ông Carlos Dominguez Agulleiro chia sẻ.
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, tình trạng ùn tắc ở khu vực xung quanh sân bay đang làm nhiều doanh nghiệp nước ngoài lo ngại
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam kiến nghị lãnh đạo thành phố đẩy mạnh thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng như mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; đảm bảo hoàn thành dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên vào năm 2020; xử lý ngập lụt; nâng cao chất lượng các trạm giao thông công cộng; cải thiện trật tự đô thị và quy hoạch giao thông nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc.
“Metro sẽ không giải quyết được ùn tắc nếu không kết nối với hệ thống xe buýt kèm với các dịch vụ tiện lợi khác”, ông chia sẻ.
Video đang HOT
Theo Phó giám đốc điều hành Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm, hạ tầng giao thông TPHCM còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc đang có xu hướng giảm. Từ 38 vị trí ùn tắc năm 2017 đến cuối năm 2018 đã giảm còn 28 điểm và sẽ còn tiếp tục giảm. Vấn đề khó khăn của thành phố là phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh. Trong năm 2018, số mô tô đang ký mới tăng 8%, ô tô tăng 17% so với cùng kỳ.
“Từ năm 2015 -2020, TPHCM có 94 dự án, trị giá gần 4 tỷ USD, trong đó tập trung vào việc cải thiện kết nối giao thông sân bay, cảng biển, xây dựng đường vành đai 2. Các dự án metro đang được triển khai. Tuyến số 1 đến cuối 2020 chạy thử. Tuyến số 2 đang làm thủ tục giải tỏa, dự kiến hoàn thành năm 2025. Tuyến số 5 đang làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến hoàn thành vào 2027″, ông Lâm cho hay.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết đầu tư nước ngoài của TPHCM chiếm 35,4% quy mô GDP. Trong năm 2018, TPHCM hut hút hơn 7,4 tỷ USD vốn đầu tư nước noài (FDI).
Bí thư Thành ủy TPHCM cho hay trong năm 2019, TPHCM sẽ tập trung thực hiện 9 nhóm giải pháp, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn cho các chương trình, đề án chậm triển khai trong thời gian vừa qua như chương trình giảm ngập, chống ùn tắc giao thông, chỉnh trang đô thị…
“Như dự án tuyến metro số 1, vừa qua lãnh đạo TPHCM đã làm việc với các nhà đầu tư. Tuy chậm nhưng chúng tôi cam kết đến cuối 2020 sẽ hoàn thành để đầu 2021 vận hành. Chủ tịch UBND TPHCM cũng vừa ký tạm ứng hơn 2.000 tỷ đồng để thanh toán cho các nhà thầu thi công”, ông Nhân cho biết.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài
Vị lãnh đạo cao nhất TPHCM cho biết chủ đề năm 2019 của TPHCM là đột phá về CCHC. Người dân đến phường xã làm thủ tục hành chính sẽ đánh giá cán bộ. Các phường xã đều trang bị phương tiện để dân đánh giá chất lượng phục vụ và TPHCM phấn đấu đạt 80% hài lòng trở lên.
“Quận Bình Thạnh có chương trình trực tuyến để dân có thể phản ánh thông tin, chụp ảnh gửi về quận. Từ thông tin phản ánh của người dân, quận gửi cho chủ tịch UBND các phường và trong vòng 2 giờ phải giải quyết thông tin phản ánh và thông báo kết quả cho người dân. Người dân tham gia quản trị cùng với chính quyền và năm nay TPHCM sẽ đẩy mạnh mô hình này”, ông Nhân nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân thông tin thêm: TPHCM sẽ phát triển nhà ở cho người nhập cư. Cứ sau 5 năm TPHCM có thêm 1 triệu người nhập cư và phải có giải pháp phát triển nhà ở.
Theo Huy Thinh
Tiền phong
Khối ngoại gom mạnh VCB và CTG, thỏa thuận khủng gần 2.400 tỷ đồng VRE trong phiên 20/3
Mặc dù thị trường chịu áp lực bán dâng cao khiến VN-Index quay đầu đi xuống, thậm chí có thời điểm rơi xuống sát mốc 990 điểm, nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái mua ròng, với tổng giá trị hơn 60 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại đã thỏa thuận khủng 66,57 triệu cổ phiếu VRE, giá trị lên tới 2.336,7 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 88,53 triệu đơn vị, giá trị mua vào tương ứng 3.194,26 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3,3 lần về lượng và tăng gấp gần 2,4 lần về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 84,28 triệu đơn vị, tổng giá trị 3.124,97 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3,4 lần về lượng và tăng gấp gần 3,2 lần về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 4,25 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 69,29 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần về lượng nhưng giảm 63,57% về giá trị so với phiên hôm qua.
Cặp đôi cổ phiếu ngân hàng CTG và VCB tiếp tục trở lại vị trí dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh. Trong đó, VCB được mua ròng 64,08 tỷ đồng (957.730 đơn vị) và CTG được mua ròng 58,37 tỷ đồng (2,55 triệu đơn vị).
Tiếp đó, PLX được mua ròng 36,54 tỷ đồng, HPG với 30,25 tỷ đồng, STB với 20,94 tỷ đồng, SCS với 14,34 tỷ đồng...
Trái lại, VRE là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 2,23 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 80,83 tỷ đồng.
Dứng ở vị trí tiếp theo là BID với hơn 38 tỷ đồng, POW với 26,64 tỷ đồng, DHG và NBB với cùng hơn 21 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 182.570 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 1,98 tỷ đồng, giảm 82,64% về lượng và 85,86% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 491.180 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 9,28 tỷ đồng, giảm 76,81% về lượng và 60,29% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 308.610 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,3 tỷ đồng, giảm 71% về lượng và hơn 22% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua khá hạn chế. Cổ phiếu DGC được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 13.400 đơn vị, giá trị chỉ hơn 562 triệu đồng.
Trái lại, cổ phiếu VGC bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 213.620 đơn vị, giá trị 4,6 tỷ đồng.
Tiếp đó, VMC bị bán ròng 126.100 đơn vị, giá trị 2,64 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 466.970 đơn vị với tổng giá trị 29,06 tỷ đồng, giảm 11,96% về lượng nhưng tăng 12,16% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 590.800 cổ phiếu với tổng giá trị tương ứng 29,72 tỷ đồng, giảm 49,86% về lượng nhưng tăng 4,24% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 123.830 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 0,66 tỷ đồng, giảm 80,89% về lượng và 74,61% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất VEA với khối lượng 25.700 đơn vị, tương ứng giá trị 1,3 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, MCH được mua ròng 10.300 đơn vị, giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 16 mã, tròn đó BSR tiếp tục dẫn đầu danh mục khi bị bán ròng 163.200 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2,2 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 20/3, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3,82 triệu đơn vị, trong khi phiên hôm qua bán ròng 0,33 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 61,33 tỷ đồng, giảm 65,6% so với phiên hôm qua (mua ròng 178,26 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại giao dịch hạn chế, mua ròng chưa tới 40 tỷ đồng trong phiên 6/3 Sau phiên giao dịch sôi động hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh lượng mua bán và mua ròng chưa tới 40 tỷ đồng trong phiên 6/3. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 14,63 triệu đơn vị, giá trị mua vào tương ứng 654,23 tỷ đồng, giảm 51,97% về lượng và 41,16% về giá trị so...