Nhà đầu tư ngoại cần niềm tin từ Việt Nam
Nhiều nhà đầu tư tại Vương quốc Anh quan tâm đến việc tìm kiếm các phương án cân bằng rủi ro để đầu tư vào Việt Nam. Trong số các ngành nghề, họ quan tâm nhiều nhất đến cơ sở hạ tầng, bán lẻ, tiêu dùng và hệ thống tài chính.
Ảnh Shutterstock
Các nhà đầu tư cần thấy nhiều hơn các chính sách của Việt Nam bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quy chế quản trị để biến Việt Nam thành một thị trường đáng đầu tư và ổn định. Các chính sách đảm bảo thị trường tự do và minh bạch là yếu tố quan trọng nhất.
Ông Mike Lynch, Managing Director, Co-Head Institutional Brokerage, SSI.
Các đơn vị quản lý thị trường cần đề xuất các phương án bảo vệ nhà đầu tư và tuân thủ quy định ở tất cả các cấp của hệ thống để giảm thiểu và tiến tới loại bỏ hành vi thao túng thị trường, gian lận.
Bất kỳ đề xuất nào làm đơn giản hóa quá trình giải ngân của các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam đều sẽ được nhìn nhận tích cực. Các kênh đầu tư có thể bao gồm quỹ đầu tư chỉ số quốc tế (ETF) hoặc các sản phẩm quản lý tài sản cung cấp quyền lợi ngang bằng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Một số sản phẩm thuộc loại này bao gồm quỹ ETF ngành (ngân hàng, bán lẻ, dịch vụ tiện ích) và các quỹ ETF cho phép mua/bán cổ phiếu hết room ngoại (FOL) theo mức giá cho nhà đầu tư trong nước.
Theo lộ trình, Việt Nam nên cho phép giao dịch các sản phẩm quốc tế với tiêu chuẩn toàn cầu như bán khống, giao dịch trong ngày và giao dịch ký quỹ đối với người nước ngoài. Có lẽ quan trọng nhất là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch cổ phiếu hết room ngoại (FOL) một cách công khai minh bạch trên thị trường.
Giải pháp cho vấn đề tỷ lệ sở hữu khối ngoại (FOL) đã được đề cập nhiều lần và chúng ta có thể nhìn thấy ví dụ từ thị trường Thái Lan – đó là NVDR (Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết). Nếu trong chuyến đi xúc tiến đầu tư lần này, chúng ta có thể truyền đạt rõ ràng động thái hoặc quyết định đi theo hướng mở rộng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài – với lộ trình rõ ràng – sẽ giúp cho các nhà đầu tư quốc tế cân nhắc nghiêm túc việc đầu tư vào Việt Nam, không chỉ riêng đối với các nhà đầu tư tại Vương quốc Anh.
Thực tế, các quỹ đầu tư vào những thị trường mới nổi và cận biên rất quan tâm đến Việt Nam, với những tên tuổi lớn như Capital Group, Principal, RWC, Fidelity, Ashmore, Amundi, Wellington, Ballie Gifford, HSBC…
Chúng tôi đã giúp nhiều khách hàng từ Vương quốc Anh đầu tư vào Việt Nam, nhưng biết số nhà đầu tư chưa vào Việt Nam cũng rất nhiều. Thông điệp mà các nhà đầu tư này trông đợi là Việt Nam đang làm việc với các sở GDCK quốc tế (như London Stock Exchange) để đưa thị trường vốn Việt Nam nâng tầm lên chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là các cơ quan chuyên trách như Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cần thực hiện nhiều nỗ lực và chương trình hành động nhằm cải thiện niềm tin, thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Nhà đầu tư chờ đợi TTCK tăng cường tính minh bạch, đa dạng hóa sản phẩm và trên hết là hoàn tất dự thảo Luật Chứng khoán. Từ những nỗ lực này, Việt Nam sẽ có thể trở thành một thị trường sinh lợi thực sự cho các nhà đầu tư tham gia chứ không chỉ dừng lại ở mức tiềm năng.
iểm đáng lưu ý với các doanh nghiệp Việt Nam là đa số các nhà đầu tư toàn cầu đều quan tâm đến trách nhiệm xã hội vì họ phải giải trình với các nhà đầu tư vào quỹ của họ. Các công ty thể hiện trách nhiệm rõ ràng sẽ được quan tâm và tin tưởng hơn những công ty khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp và ban hành các quy định, luật lệ liên quan đến chính sách lao động và môi trường để giảm thiểu các lo ngại của cộng động đầu tư quốc tế.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VDSC: Chứng khoán Việt Nam khó lọt vào danh sách theo dõi của MSCI
Dù MSCI gần đây có xu hướng đưa vào danh sách theo dõi một nước cận biên mới khi nước được theo dõi trước đó thăng hạng, khả năng TTCK Việt Nam được vào danh sách theo dõi hoặc được nâng hạng trong năm sau là rất thấp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 diễn biến khá đúng với câu nói "Sell in May and go away" (bán hết vào tháng 5 và đi chơi). Việc thiếu thông tin hỗ trợ cùng với ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng trong nửa cuối tháng Năm đã kéo thị trường nhanh chóng giảm về mức đáy cũ trước đó.
Thanh khoản thị trường không được cải thiện, duy trì ở mức bình quân 2,7 ngàn tỷ đồng mỗi phiên. Dòng tiền chuyển từ cổ phiếu có vốn hoá vừa và nhỏ quay trở lại các cổ phiếu vốn hóa lớn. Tất cả các chỉ số chính đều có diễn biến xấu và tương tự tháng 4, không có nhiều chỗ "ẩn náu an toàn" cho dòng tiền trong tháng 5.
Không chỉ các nhà đầu tư trong nước, tháng 5 cũng là tháng đầu tiên trong năm khối ngoại quay lại bán ròng trên sàn HOSE, với giá trị rất cao, hơn 1.500 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.
Việc Khối ngoại bán ròng 15 trên tổng số 22 phiên giao dịch và tạo áp lực lớn lên tâm lý thị trường vốn đã trở nên tồi tệ. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều bị bán ròng mạnh như VJC (- 574 tỷ đồng), VHM (- 507 tỷ đồng), HPG (- 264 tỷ đồng), VGC (- 260 tỷ đồng) và VNM (- 200 tỷ đồng).
Bước sang tháng 6, các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ diễn biến tích cực hơn, đặc biệt đây là thời điểm kỳ đánh giá thị trường của MSCI diễn ra. Việc lọt vào danh sách theo dõi của MSCI sẽ tạo tiền đề để Việt Nam được xem xét nâng hạng thị trường.
Mặc dù vậy, theo Công ty chứng khoán Rồng Việt ( VDSC), dù MSCI gần đây có xu hướng đưa vào danh sách theo dõi một nước cận biên mới khi nước được theo dõi trước đó thăng hạng (như thêm Kuwait vào danh sách theo dõi khi Argentina được công bố lên hạng), khả năng Việt Nam được vào danh sách theo dõi hoặc được nâng hạng trong năm sau là rất thấp.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng luật chứng khoán sửa đổi sẽ là nền tảng để chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) ra đời, công cụ mà các nhà quản lý hy vọng giải quyết bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả với kịch bản tích cực nhất, luật được thông qua trong kỳ họp quốc hội vào tháng 10 tới đây, phải mất đến 2 năm để vận hành NVDR.
Thêm vào đó, giới hạn sở hữu nước ngoài chỉ là một trong những vướng mắc của Việt Nam. Trong 9 tiêu chí mà Việt Nam chưa đạt trong kỳ đánh giá năm 2018, có tới 6 tiêu chí không liên quan đến giới hạn sở hữu nước ngoài. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, MSCI lần này vãn có thể mang lại tín hiệu tích cực cho Việt Nam. Với khả năng Kuwait được nâng hạng trong kỳ đánh giá tới là rất cao, tỷ trọng của Việt Nam sẽ được tăng lên trong MSCI Frontier Market Index và MSCI Frontier Market 100 Index với tỷ lệ lần lượt là 25.8% và 30%. Trong đó, chỉ riêng quỹ bị động Ishares MSCI Frontier 100 ETF cũng có thể đầu tư thêm 65 triệu đô vào Việt Nam.
Tiềm năng của các quỹ chủ động còn lớn hơn thế khi có ít nhất 3 tỷ USD đang "theo dõi" chỉ số MSCI Frontier Market Index. Trong đó có 800 triệu USD đang đầu tư vào Kuwait và Argentina Trong dài hạn, VDSC vẫn tin tưởng vào điều đó khi nhìn vào quy mô của nền kinh tế Việt Nam lớn hơn so với nhiều nước trong rổ chỉ số MSCI mới nổi.
Theo theleader.vn
Chủ tịch Dragon Capital: Chính phủ nên luật hoá việc phát hành Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết Từ góc nhìn của Nhóm công tác thị trường vốn, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho rằng, sửa đổi Luật chứng khoán có thể giải quyết được những bất cập giữa Luật Chứng khoán và một số luật khác cũng như xử lý sự phân biệt không nên có giữa thị trường Việt Nam với Thái Lan, Malaysia,... Phát biểu tại...