Nhà đầu tư Mỹ: Trung Quốc đang ‘vượt mặt’ Mỹ
Trung Quốc đang ‘vượt mặt’ Mỹ. Trong những năm qua, thị trường Trung Quốc luôn hoạt động tốt hơn so với bất kì quốc gia nào trên thế giới bao gồm cả Mỹ dù gần đây thị trường chứng khoán quốc gia này đang gặp khó khăn, nhà đầu tư kỳ cựu của Mỹ Jim Rogers phát biểu với Sputnik cho biết.
Nhà đầu tư Jim Rogers. Ảnh: nguồn Sputnik
Jim Rogers là một nhà đầu tư cao cấp và là bình luận viên tài chính quốc tế. Trong năm 1970, ông thành lập quỹ Quantum Fund với tỉ phú George Soros. Hiện nay, quỹ này có trụ sở tại Singapore, ông là Chủ tịch của Rogers Holdings và Beeland Interests.
Nhà đầu tư Jim Rogers nhận thấy rằng đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã trở thành đồng tiền mạnh thứ hai thế giới. Đồng NDT đã giảm 3% so với đồng USD, tuy nhiên mức giảm 3% trong biến động là không hề gì”, nhà đầu tư Jim Rogers nhận định.
“Thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh, nhưng các thị trường khác trên thế giới cũng giảm mạnh. Trong năm nay, thị trường Trung Quốc đã giảm đáng kể từ mức cao trước đó. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn hoạt động tốt hơn Mỹ và các thị trường khác trên thế giới”, ông Rogers cho biết. Theo đó, Trung Quốc đang ‘vượt mặt’ Mỹ.
Vào đầu tháng 7, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trải qua những biến động và các đợt bán tháo với quy mô lớn.
Vào ngày 11.8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã đột ngột phá giá đồng NDT 1,9% để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước, đánh dấu mức suy giảm tỷ giá hối đoái lớn nhất trong một thập kỷ.
Liên tiếp hai ngày sau đó 12 và 13.8, quốc gia này vẫn tiếp tục hạ tỷ giá đồng NDT ở mức 1,6% và 1,1%, đánh dấu 3 ngày liên tiếp đồng NDT suy giảm trong 1 tháng.
Trước đó, các báo cáo trên phương tiện truyền thông chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ khởi động một hợp đồng dầu thô toàn cầu được định giá bằng đồng NDT.
“Trung Quốc là nước sản xuất và cũng là nước tiêu thụ các mặt hàng hóa lớn nhất thế giới. Chắc chắn sẽ có một thị trường ở Trung Quốc tiêu thụ tất cả mọi thứ và tôi cho rằng đó là một bước tiến xa trong việc mở cửa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, điều này là tốt cho cả thế giới và Trung Quốc”, ông Rogers nhận định thêm.
Hợp đồng tương lai dầu thô mới của Trung Quốc sẽ là dự án đầu tiên cho phép sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế.
Theo Một thế giới
Ngân hàng tiết lộ những chuyện gửi tiết kiệm kỳ dị bậc nhất
Sổ tiết kiệm sau 30 năm lãi hơn 4.000 đồng, vác cả bao tải tiền xu đến ngân hàng gửi... là những câu chuyện bi hài từng xảy ra.
30 năm tiết kiệm, được VietinBank trả hơn 4.000 đồng
Video đang HOT
Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) có khoản tiền gửi tại Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, phường 14, quận Bình Thạnh.
Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gửi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17/9/1983 trị giá 150 đồng và lần gửi thứ hai vào ngày 1/10/1983 là 120 đồng. Trong trí nhớ của bà Thủy, số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người.
"Vào thời điểm đấy, vàng có giá 120 - 130 đồng/chỉ nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hàng ngày cho một gia đình 5 - 6 người chỉ mất 1 - 2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35 - 45 đồng/tháng", bà Thủy nói
Theo bà Thủy, tại thời điểm đó không có nhiều người muốn gửi tiền nên phường, tổ vận động bà con gửi tiền tiết kiệm, thấp nhất thì 1 đồng, có người chỉ gửi vài chục đồng. Từ khi gửi tiết kiệm, bà Thủy giữ cuốn sổ hết sức cẩn thận.
Cho đến tháng 10 vừa qua, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa.
Sau nhiều biến chuyển, số tiền gửi tiết kiệm của bà Thủy đã được chuyển về Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh 7 có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh.
Chiều 4/11, bà Thủy đến VietinBank chi nhánh 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm. Tiếp nhận cuốn sổ, cô giao dịch viên khá bất ngờ vì "chưa thấy bao giờ".
Theo thông tin trên Tuổi Trẻ, đến ngày 24/11, đại diện Ngân hàng (NH) Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, sau khi rà soát hồ sơ lưu trữ, NH xác nhận sổ tiết kiệm của khách hàng Lê Thị Bích Thủy hiện được lưu trữ tại kho của VietinBank.
Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy.
Theo quy định về tiền gửi và lãi suất của NH Nhà nước và VietinBank trong từng thời kỳ, VietinBank đã tính toán số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà Thủy tính đến thời điểm 30/11/2014 là 4.385 đồng.
Theo đại diện VietinBank, con số này dựa trên cách tính tiền gốc và lãi suất trong từng thời kỳ. Theo đó, tiền gốc được đổi theo tỉ lệ quy định tại từng thời kỳ theo thông tư 08-NH/TT của NH Nhà nước, còn tiền lãi được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NH trong từng thời kỳ theo quy định của Nhà nước.
VietinBank cũng cho biết để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch nhận lại số tiền gửi tiết kiệm, VietinBank chỉ định chi nhánh 7 thực hiện chi trả cho khách hàng khoản tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là chi nhánh NH mà bà Thủy từng đến thực hiện tất toán nhưng không thành công.
Ngày 24/11, bà Lê Thị Bích Thủy, chủ nhân của sổ tiết kiệm gửi từ năm 1983, cho biết đã nhận được thông báo của VietinBank về việc tất toán sổ tiết kiệm của bà cũng như số tiền lãi phải trả. Tuy số tiền nhận được khá thấp nhưng bà Thủy cho biết vẫn sẽ đến NH làm thủ tục.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP HCM, những khoản tiền gửi lâu năm trước đây chủ yếu là tiền gửi không có kỳ hạn nên lãi suất không cao.
Nhận xét về lãi suất tiền gửi của bà Thủy, ông Minh cho biết trừ những năm 1990 lãi suất có tăng cao, còn lại lãi suất tiền gửi về sau điều chỉnh theo lạm phát. Hiện NH Nhà nước chỉ quy định mức trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn trên 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm, còn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng thì tùy NH áp dụng, miễn là không quá 1%/năm.
Ông Minh cũng cho biết NH Nhà nước tiếp tục nhận được nhiều trường hợp có khoản tiền gửi tiết kiệm lâu năm như của bà Thủy gửi về nhờ giải quyết. "Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền" - ông Minh nói.
Gửi 1.800 đồng, nhận gốc lẫn lãi hơn 23.000 đồng
Liên quan đến câu chuyện "Tiền tiết kiệm bốc hơi sau 30 năm", rất nhiều khách hàng cho biết, đang giữ những sổ tiết kiệm gửi những năm 1980 và băn khoăn về cách tính lãi của NH.
Kể câu chuyện của cha mình là ông Quãng Văn Hai, anh Quãng Hùng Minh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay năm 2001, sau khi "gõ cửa" nhiều nơi, gia đình ông được hướng dẫn đến NH Công thương VN (VietinBank) chi nhánh 3, TP.HCM, sẽ là đơn vị chi trả cho khoản tiết kiệm có số dư gửi là 1.800 đồng vào ngày 8/11/1975, do ba anh Minh đứng tên.
Thông báo mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN chi nhánh 3 gửi cho ông Hai.
Ông Quãng Văn Hai (Bình Thạnh, TP.HCM) gửi tiết kiệm 1.800 đồng tháng 11/1975, đến năm 2000 số tiền nhận lại là 23.562 đồng. Trong ảnh: Thông báo mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN chi nhánh 3 gửi cho ông Hai.
Trong thông báo mời đến lãnh tiền tiết kiệm, VietinBank chi nhánh 3 cho biết, số dư tài khoản tiết kiệm của ba anh Minh tới ngày 31/12/2000 là 23.562 đồng. Đây là số tiền được tính dựa trên lãi qua từng thời kỳ đổi tiền và lãi suất thay đổi theo thời kỳ.
"Nhận giấy mời lãnh tiền mà nhà tôi ngã ngửa. Tiền lời không đủ tiền xe lên NH lãnh tiền nên ba tôi cũng bỏ luôn. Đến giờ tôi vẫn giữ tờ giấy báo làm kỷ niệm", anh Minh nói.
Bị 5 ngân hàng từ chối vì gửi quá nhiều tiền lẻ
Người đàn ông ở Trung Quốc đã bị 5 ngân hàng từ chối cho gửi tiền bởi số tiền lẻ mà ông mang gửi lên đến 170 triệu đồng trong bao tải lớn khiến họ không thể kiểm kê.
Số tiền này cũng là do một doanh nghiệp nào đó thanh toán tiền công trình cho ông Lưu. Mới đầu, khi nhìn đến số tiền thanh toán là một núi nhỏ toàn tiền lẻ có mệnh giá 1 NDT, ông Lưu cũng thấy vô cùng choáng váng và yêu cầu phía đối tác thanh toán bằng tiền khác, nhưng công ty đó trả lời chỉ có tiền lẻ, do đó ông Lưu đành ôm một bao lớn nặng mấy chục cân toàn tiền giấy về nhà.
Được biết, tổng số tiền ông được thanh toán lên đến 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng) xếp lộn xộn không được bó thành tập, để tại nhà cũng không có chỗ chứa hết, lại toàn là tiền giấy nên rất khó bảo quản, do đó ông quyết định đem tiền đi gửi ngân hàng. Nhưng việc gửi tiền vào ngân hàng cũng khiến ông Lưu đau đầu không dứt. Ôm bao tiền giấy nặng trĩu chạy qua chạy lại bốn, năm ngân hàng đều bị từ chối. Họ đều lấy lý do nhân lực có hạn, mà số tiền mặt của ông Lưu nhiều như vậy, lại không phải là tiền mới, không thể đếm bằng máy mà phải đếm tay, do đó họ không thể kiểm kê được.
Và cuối cùng, khổ chủ cũng may mắn được ngân hàng kiến thiết Trung Quốc ở Tây An chấp nhận với điều kiện ông Lưu phải chia tiền làm 2 đợt để gửi và ngân hàng sẽ sắp xếp thời gian nghỉ để kiểm kê.
Sau hơn 3 giờ đồng hồ, 10 nhân viên ngân hàng làm việc cật lực mới đếm xong số tiền là 50 bó, xếp đầy 2 thùng lớn và làm sổ tiết kiệm cho ông Lưu.
Khách hàng vác 8 bao tiền xu đến ngân hàng gửi
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc tại thành phố Côn Minh đã phải đếm 8 túi tiền xu do khách hàng có tên Wu gửi tiết kiệm. Trong đó, mỗi đồng có mệnh giá là 1 tệ và tổng giá trị số tiền này lên tới hơn 10.000 tệ (khoảng 34 triệu đồng).
Tuy nhiên, dù đã cật lực đếm tiền từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều cùng ngày nhưng 18 nhân viên ngân hàng cũng chỉ đếm được 1/2 số tiền đó, tức là khoảng 17 triệu đồng.
Cô Wu cho biết đây là số tiền bồi thường mà cô nhận được sau khi thắng kiện người đã thực hiện hành vi bạo hành với cô.
Dùng cả xe tải chở tiền đi gửi
Các nhân viên ngân hàng ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vừa bị một phen choáng váng khi một khách hàng dùng xe tải chở... 7 thùng tiền lớn đến gửi tại ngân hàng.
Theo báo Huashang Daily, đống tiền trên bao gồm 500.000 tờ tiền có mệnh giá 1 NDT. Ước tính số tiền này khoảng 76.000 USD.
Tuy nhiên, bi kịch của vụ gửi tiền "độc nhất vô nhị" này là do các tờ bạc đã quá cũ nên nhân viên ngân hàng không thể sử dụng máy đếm tiền mà phải đếm tiền bằng tay. Ngân hàng phải huy động đến 8 nhân viên thu ngân làm việc liên tục không nghỉ, nhưng sau ba giờ họ chỉ mới đếm được... 40.000 NDT.
Đại diện ngân hàng cho biết, khách hàng chỉ gọi điện báo trước với ngân hàng là muốn gửi một khoản tiền lớn, nhưng không hề tiết lộ đây là số lượng tiền lẻ lớn khủng khiếp như vậy. Khách hàng này cũng nói thêm, vì lý do an toàn anh ta sẽ dùng xe tải để chở tiền. Chỉ đến khi nhân viên ngân hàng nhìn thấy 7 bao tiền lần lượt được khiêng xuống xe để đưa vào ngân hàng thì tấn "bi kịch" của ngân hàng mới thực sự bắt đầu.
Danh tính của "quái khách" này không được tiết lộ, nhưng người này để lại một ấn tượng khó quên trong sự nghiệp của các nhân viên ngân hàng vì cách gửi tiền không giống ai của mình.
Theo Kiến Thức