Nhà đầu tư mất tiền oan vì tin doanh nghiệp
Nếu chỉ dựa vào kế hoạch kinh doanh để giao dịch cổ phiếu mà không sâu sát với doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể mất tiền oan, như đã từng xảy ra tại không ít doanh nghiệp trong năm ngoái.
Kế hoạch kinh doanh năm nay của các doanh nghiệp được dự báo sẽ phân hóa, tùy thuộc vào triển vọng của từng doanh nghiệp: hồi phục hay tiếp tục khó khăn sau đại dịch Covid-19. Nhưng nếu chỉ dựa vào kế hoạch kinh doanh để giao dịch cổ phiếu mà không sâu sát với doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể mất tiền oan, như đã từng xảy ra tại không ít doanh nghiệp trong năm ngoái.
Các nhà đầu tư rất quan tâm tới cuộc họp đại hội đồng cổ đông, qua đó nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như dựa trên kế hoạch kinh doanh để đánh giá cổ phiếu.
Trong đó, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch cổ phiếu. Thực tế năm 2019 cho thấy, nhiều doanh nghiệp có kết quả thực hiện khác xa kế hoạch.
Đáng chú ý, trong năm qua, không ít doanh nghiệp khiến nhà đầu tư thua lỗ khi đầu năm đặt kế hoạch kinh doanh khả quan, đến cuối năm điều chỉnh giảm sâu, sau đó bất ngờ báo cáo thực hiện vượt kế hoạch ở mức cao, nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ hoàn thành một phần nhỏ kế hoạch lợi nhuận.
Chẳng hạn, đầu năm 2019, Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (FDC) đặt kế hoạch đạt 966 tỷ đồng doanh thu, 377 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Sau đó, Công ty điều chỉnh giảm 63,9% và 81,7% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, xuống lần lượt còn 349 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Đến cuối năm, doanh nghiệp công bố hoàn thành 333% kế hoạch lợi nhuận.
Tại Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM), đầu năm 2019, Công ty đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 125 tỷ đồng và 45 tỷ đồng, cuối năm điều chỉnh còn 89 tỷ đồng và 18 tỷ đồng, giảm 28,8% và 60% so với kế hoạch đầu năm.
Video đang HOT
Mặc dù điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch, nhưng lợi nhuận thực hiện chỉ đạt 7,2 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch.
Tương tự, đầu năm 2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) công bố kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2.300 tỷ đồng, đến cuối năm điều chỉnh còn 1.430 tỷ đồng, giảm 37,8% so với mục tiêu đầu năm. Sau khi năm tài chính kết thúc, MPC chỉ đạt 498,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 34,9% kế hoạch đã điều chỉnh.
Thậm chí, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) đầu năm 2019 lên kế hoạch đạt doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận 250 tỷ đồng, đến cuối năm điều chỉnh còn 3.200 tỷ đồng và 120 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 52%. Thực tế kết quả kinh doanh cho thấy, doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ 7,5 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh cao (sau đó điều chỉnh giảm khi năm tài chính gần kết thúc) thường có xu hướng bật tăng trước mùa đại hội cổ đông, với kỳ vọng về một năm bùng nổ lợi nhuận.
Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm, giá cổ phiếu giảm mạnh, phản ánh thông tin kém khả quan về kết quả kinh doanh.
Ví dụ, cổ phiếu MPC đạt vùng giá 42.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 4/2019, đến cuối tháng 11 giảm còn 17.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu DLG đầu tháng 4/2019 giao dịch tại 1.800 đồng/cổ phiếu, đến đầu tháng 10 giảm còn 1.400 đồng/cổ phiếu.
Một số doanh nghiệp lên kế hoạch lãi lớn, nhưng hoàn thành không được bao nhiêu. Đơn cử, Công ty cổ phần Đạt Phương (DPG) trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2019 đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.812 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 513 tỷ đồng, lần lượt tăng 78,8% và 226,8% so với thực hiện năm 2018.
Trong đó, DPG dự kiến Công ty cổ phần Đạt Phương Hội An sẽ bàn giao 141 biệt thự và shophouse cho khách hàng, ghi nhận doanh thu bất động sản Khu đô thị Võng Nhi vào quý IV/2019.
Tuy nhiên, kết thúc năm tài chính 2019, DPG ghi nhận doanh thu 1.973 tỷ đồng, lợi nhuận 223 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 70% và 43% kế hoạch.
Diễn biến giá cổ phiếu DPG năm 2019.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu DPG có diễn biến tăng mạnh giai đoạn đầu năm 2019, sau khi doanh nghiệp lên kế hoạch tăng trưởng vượt bậc.
Giá cổ phiếu tăng từ vùng 28.000 đồng/cổ phiếu lên 51.000 đồng/cổ phiếu, nhưng giai đoạn cuối năm giảm còn 24.000 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện khác xa kế hoạch, không ít doanh nghiệp có con số lợi nhuận sụt giảm sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán.
Cụ thể, Công ty cổ phần Hoàng Anh gia Lai (HAG) công bố báo cáo kiểm toán năm 2019 với mức lỗ tăng thêm 199,6 tỷ đồng, lên mức âm 1.808 tỷ đồng.
HAG lý giải nguyên nhân là do kiểm toán viên đề nghị trích thêm chi phí dự phòng liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh của Công ty.
Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) công bố lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đã kiểm toán năm 2019 là 196 tỷ đồng, giảm 524 tỷ đồng (giảm 73%) so với báo cáo tự lập.
Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu tài chính bị điều chỉnh giảm 571 tỷ đồng, xuống 1.157 tỷ đồng và chi phí tài chính tăng 52 tỷ đồng, lên 1.138 tỷ đồng.
Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Lilama 5 (LO5), Transimex (TMS), Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF) đều có lợi nhuận năm 2019 giảm sau khi kiểm toán.
Tất nhiên, trên thị trường vẫn có những doanh nghiệp dự báo được tình hình kinh doanh nên kết quả hoạt động thường xoay quanh kế hoạch.
Đơn cử, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) có lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2016 – 2019 lần lượt hoàn thành 113,3%, 105,6%, 94,9%, 100,7% kế hoạch. Kế hoạch kinh doanh bám sát thực tế, hay thực tế hoạt động bám sát kế hoạch là chỉ báo đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Việc doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh khả quan, mang lại kỳ vọng cho nhà đầu tư, sau đó không thực hiện được, hoặc công bố báo cáo tự lập không chính xác khiến kiểm toán phải điều chỉnh các chỉ tiêu, đều ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu và khiến nhà đầu tư chịu mất mát tiền bạc.
Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tham vọng và không thực hiện được tạo nên hiệu ứng ngược cho giá cổ phiếu vào thời điểm cuối năm. Đặc biệt, nếu nhà đầu tư bị động, chủ yếu mua vào rồi nắm giữ cổ phiếu, thì có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn.
Trong khi đó, đối với nhà đầu tư chủ động, hiệu ứng tiêu cực có thể giảm một phần vì họ sẽ nhanh chóng thoát khỏi vị thế nắm giữ khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh tháng hoặc quý có dấu hiệu suy giảm.
Ngược lại, doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng và thực hiện vượt kế hoạch trong nhiều năm sẽ củng cố niềm tin của nhà đầu tư, sẵn sàng đồng hành dài hạn cùng doanh nghiệp, dù có những giai đoạn khó khăn ngắn hạn cần huy động thêm vốn cổ phần.
Khối lượng giao dịch trên UPCoM tháng 5 tăng tới 13%
Theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giá trị vốn hóa thị trường UPCoM tại phiên giao dịch cuối tháng 5 đạt hơn 816 nghìn tỷ đồng, tăng 4,69% so với tháng trước.
Tính chung cả tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng xấp xỉ 212,5 tỷ đồng trên thị trường UPCoM. Ảnh Internet.
Theo HNX, tháng 5/2020, trên thị trường UPCoM có thêm 9 doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu mới đồng thời có 2 doanh nghiệp hủy đăng ký giao dịch, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường này tính đến hết ngày 29/5 (ngày giao dịch cuối cùng của tháng) là 894 doanh nghiệp với tổng khối lượng đăng ký giao dịch đạt xấp xỉ 38,5 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị đăng ký giao dịch hơn 384,5 nghìn tỷ đồng.
Tháng này, thị trường diễn biến theo chiều hướng tăng. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 5, chỉ số UPCoM-Index đạt 55,1 điểm, tăng 5,34% so với thời điểm cuối tháng trước.
Phiên giao dịch có điểm chỉ số cao nhất là phiên ngày 26/5 với 55,33 điểm và phiên có điểm thấp nhất là phiên ngày 4/5 với 51,91 điểm. Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM tại phiên giao dịch cuối tháng 5 đạt hơn 816 nghìn tỷ đồng, tăng 4,69% so với tháng trước.
Thống kê cho thấy, toàn thị trường có xấp xỉ 442 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tăng 13% so với tháng trước, tương ứng giá trị giao dịch 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với tháng trước. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 22,1 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 12,7% so với tháng trước), giá trị giao dịch đạt hơn 375 tỷ đồng/phiên (tăng 50,5% so với tháng trước).
Tháng này, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tổng cộng 38,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 809 tỷ đồng, trong đó giá trị mua vào đạt 298,2 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt 510,8 tỷ đồng. Tính chung cả tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng xấp xỉ 212,5 tỷ đồng trên thị trường UPCoM.
Giá điện mặt trời giảm 24%, doanh nghiệp lo phá sản, Bộ Công Thương nói gì? Doanh nghiệp cho rằng giá điện mặt trời giảm 24% khiến các dự án không còn hiệu quả kinh tế thì Bộ Công Thương cho rằng mức giá mới hài hòa lợi ích các bên. Đang có quan điểm khác nhau giữa doanh nghiệp làm điện mặt trời và Bộ Công Thương liên quan mức giá mới theo Quyết định 13/2020 về cơ...