Nhà đầu tư lãi bao nhiêu nếu mua cổ phiếu Nike 10 năm trước?
Hãng thời thời trang thể thao Nike vừa công bố kết quả kinh doanh quý tài chính 4 và cả năm tài chính kết thúc vào 31/5/2019. Dù chưa đạt dự báo của các nhà phân tích, giá cổ phiếu công ty này vẫn tăng hơn 1% trong quý 4. Cổ phiếu Nike đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu (28/6) ở mức 83,95 USD/cổ phiếu.
Nike hiện là nhà sản xuất giày thể thao lớn nhất tại Mỹ, hiện xếp thứ 14 trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Nếu mua cổ phiếu này 10 năm trước, nhà đầu tư vẫn hưởng lợi nhuận không nhỏ. Cụ thể, nếu mua 1.000 USD cổ phiếu Nike vào ngày 28/6/2009, khoản đầu tư này sẽ tăng lên thành hơn 7.400 USD vào ngày 28/6/2019, tương đương lợi nhuận hơn 640%. Trong cùng thời gian này, chỉ số S&P 500 tăng 290%.
Trong 12 tháng qua, cổ phiếu Nike đã tăng giá gần 16%, đưa vốn hoá lên khoảng 130 tỷ USD. Doanh thu quý 4 của công ty này tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và đạt 9,7 tỷ USD. Trong quý, hãng này cũng đạt doanh số vượt dự báo của các nhà phân tích Phố Wall. Nike hiện là nhà sản xuất giày thể thao lớn nhất tại Mỹ, hiện xếp thứ 14 trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Dù vậy, Nike cũng đang phải chật vật để tăng doanh số tại Mỹ khi các đối thủ như Adidas, Lululemon và nhiều startup nhỏ đang nỗ lực gia tăng thị phần. Nhiều chuyên gia lo rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của hãng này.
Vào tháng 5, hơn 170 hãng bán lẻ, gồm Nike, Foot Locker, Ugg và Under Armour, đã gửi thư kiến nghị lên Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghĩ cân nhắc dừng tăng thuế lên giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiệp hội các Nhà phân phối và Bán lẻ giày dép Mỹ ước tính thuế quan có thể khiến người tiêu dùng tốn thêm hơn 7 tỷ USD một năm.
Video đang HOT
Doanh thu trong quý của Nike tại Trung Quốc vẫn tăng 22%. CEO Mark Parker của công ty này cho biết “tình cảm của người tiêu dùng tại Trung Quốc với sản phẩm của Nike rất lớn”.
Hiện hãng này đang đẩy mạnh mở các cửa hàng mới với nhiều sản phẩm mới và tìm các phương thức mới để bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng, thậm chí xây dựng một ứng dụng quét bàn chân, cho phép người dùng biết chính xác cỡ chân của họ.
Theo vneconomy.vn
Gia sản nhà Cường đôla "bế tắc", cổ đông thất vọng vì "trắng tay"?
So với gần 1 năm trước, cổ phiếu QCG đã mất tới hơn 51% giá trị tương ứng phần "hao hụt" tài sản trên sàn của nhà Cường đôla. Những thông tin tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông doanh nghiệp này lại càng khiến nhà đầu tư thất vọng.
Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên giao dịch đầu tuần thuận lợi khi các chỉ số đều tạm kết với trạng thái tăng dù diễn biến giằng co và rung lắc đáng kể. VN-Index tăng 5,55 điểm tương ứng 0,58% lên 964,75 điểm còn HNX-Index nhích nhẹ 0,08 điểm tương ứng 0,07% lên 104,93 điểm.
Mặc dù vậy, thực tế thị trường vẫn "xanh vỏ đỏ lòng" khi con số thống kê cho thấy, có tới 274 mã giảm, 23 mã giảm sàn so với 220 mã tăng, 33 mã tăng trần trên toàn thị trường.
Riêng VCB đã đóng góp 2,32 điểm cho VN-Index và đóng góp từ VIC cũng xấp xỉ 1,7 điểm. Một số mã khác có tác động tích cực đến chỉ số còn có VHM, MSN, VRE. Chiều ngược lại, GAS, PLX, BHN lại giảm giá.
Thanh khoản xuống rất thấp trong sáng nay. Khối lượng giao dịch trên HSX chỉ đạt 68,35 triệu cổ phiếu tương ứng 1.479,61 tỷ đồng và con số này trên HNX là 9,44 triệu cổ phiếu tương ứng 114,09 tỷ đồng.
Bà chủ Quốc Cường Gia Lai - Nguyễn Thị Như Loan
Sau phiên giảm giá vào cuối tuần trước, sáng nay QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục mất thêm 0,62% còn 4.810 đồng/cổ phiếu. Tuy vùng giá này của QCG đã cao hơn đáng kể so với mức đáy thiết lập hồi đầu năm, song mã này vẫn bị mất tới hơn 51% giá trị so với thời cuối tháng 7/2018, lúc đó, QCG đã về được mức mệnh giá.
Quốc Cường Gia Lai mới đây đã tổ chức xong phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019. Tại phiên họp này, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này là bà Nguyễn Thị Như Loan có những phát biểu đáng chú ý, trong đó, bà Loan trải lòng về những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong năm 2018 dẫn đến "nối dài" điệp khúc không hoàn thành kế hoạch năm.
Cụ thể, với dự án Đa Phước thủ tục từ năm ngoái đến nay chưa được tháo gỡ. Bà Loan cho biết "nếu cổ đông xót ít thì HĐQT xót nhiều", "có những lúc đi làm thủ tục về chán hết muốn làm".
Dự án sông Đà đã đền bù xong 100%, khi thông qua được mức giá bồi thường thì chấp thuận công nhận chủ đầu tư hết hạn, phải quay lại từ đầu. "Điều kiện con gà quả trứng làm chúng tôi nản", bà Loan nói.
Nữ doanh nhân này cho biết, gần như trong suốt 25 năm làm doanh nghiệp chưa có năm nào khó khăn như năm 2018. "Tôi nhớ bắt đầu từ tháng 4/2018 là khó khăn, đến nay chưa có gì là khởi sắc hay tháo gỡ", "cứ luẩn quẩn trong vòng pháp lý" - bà Loan cho biết.
Ngoài ra, một thông tin khiến cổ đông QCG thất vọng đó là với kết quả kinh doanh trong năm 2018 chỉ đạt 41% kế hoạch doanh thu và 33% kế hoạch lợi nhuận trước thuế, tương ứng 732 tỷ đồng và chưa đến 107 tỷ đồng, công ty này sẽ không chia cổ tức .
Chính vì vậy, mặc dù QCG vẫn đặt mục tiêu táo bạo cho năm 2019 với 1.290 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 76% và 98% so với thực hiện của năm 2018, song không ít cổ đông vẫn hoài nghi.
Trở lại với thị trường chứng khoán, theo nhận xét của VCBS, dòng tiền quay trở lại thị trường trong những phiên cuối tuần trước với tổng khối lượng giao dịch được cải thiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư bắt đầu trở nên lạc quan hơn.
Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến kết quả cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc trong tuần sau và tiến triển mới trong việc giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ là những sự kiện đáng chú ý trong tuần này và có thể gây ra biến động mạnh trên thị trường.
Mặt khác, mức tăng của chỉ số chung tính đến hết tuần vừa rồi mới chỉ có thể coi là một nhịp hồi phục nhẹ sau những tuần giảm điểm mạnh trước đó. Do vậy, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho mục tiêu "lướt sóng" ngắn hạn, đồng thời cần chú ý tuân thủ kỷ luật đầu tư trong trường hợp thị trường biến động mạnh và giá cổ phiếu vận động ngược kỳ vọng.
Theo Dân trí
Khối ngoại đã mua ròng trở lại Sau những phiên bán ròng lớn trong tháng 5 khi thị trường sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu tháng 6. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu tháng 6....