Nhà đầu tư dưới 25 tuổi kiếm tiền từ chứng khoán như thế nào?
2015 là một năm khá khắc nghiệt với các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.
Theo Openfolio – một nền tảng cho phép người dùng so sánh danh mục đầu tư chứng khoán, vấn đề thường gặp đối với các nhà đầu tư trẻ là danh mục của họ thường không đủ đa dạng.
Khoảng 57% các nhà đầu tư dưới 25 tuổi chỉ sở hữu duy nhất một cổ phiếu trong danh mục đầu tư năm nay của mình. Điều đó đồng nghĩa họ sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu giá cổ phiếu mà mình nắm giữ sụt giảm một cách nghiêm trọng.
Dưới đây là bài học kinh nghiệm mà 3 nhà đầu tư dưới 25 tuổi đã rút ra sau một năm đầy sóng gió trên chứng trường.
1. Đừng để cảm xúc chi phối
Justin Brosseau đã để cảm xúc chi phối quá nhiều trong ít nhất một vụ đầu tư của mình.
Ở tuổi 23, Brosseau chuẩn bị kết thúc một năm biến động nhất kể từ khi anh mua những cổ phiếu đầu tiên 6 năm về trước. Brosseau đã thua lỗ khi đầu tư vào một quỹ ETF dầu. Anh ấy tin rằng giá dầu sẽ chạm đáy ở mức 36 USD/thùng và sau đó tăng trở lại. Nhưng trái với kỳ vọng của Brosseau, giá dầu thế giới đã xuống dưới mức 35 USD/thùng và dự kiến có thể giảm sâu hơn nữa.
Tại sao Brosseau vẫn tiếp tục đầu tư vào dầu khi giá của nó đang chao đảo?
Đó là do cảm xúc, anh cho biết.
“Bạn có thể thực sự tin tưởng vào một cổ phiếu nào đó. Nhưng nếu bạn tin vào nó quá nhiều, những đánh giá của bạn có thể không còn khách quan”.
Justin Brosseau
Video đang HOT
Điều tuyệt vời nhất là Brosseau vẫn thu về lợi nhuận trong năm 2015. Có được điều này là nhờ danh mục đầu tư đa dạng mà anh đã chọn lựa. Không giống nhiều nhà đầu tư cùng tuổi, Brosseau nắm trong tay cổ phiếu của 14 công ty khác nhau.
Anh đã đầu tư những khoản lớn vào Disney, Apple và Netflix. Brosseau đã mua thêm nhiều cổ phiếu sau khi chỉ số Dow Jones mất đến 1.000 điểm vào ngày 24/8. Brosseau biết cách tận dụng sự biến động của thị trường để đầu tư.
Anh cũng học được cách kiên nhẫn và đầu tư dài hạn. Trước đó, Brosseau đã thực hiện khoảng 150 giao dịch mỗi tháng vào tháng 5 và 6. Nhưng giờ đây, anh biết tiết chế hơn.
Kể từ tháng 8 đến nay, nhà đầu tư trẻ tuổi này gần như không hề mua hay bán cổ phiếu nào cả.
2. Tránh xa các công ty gây tranh cãi
Brandon Fleischer
Thông tin gỗ lát sàn của Lumber Liquidators chứa chất có khả năng gây ung thư khiến cổ phiếu của công ty này giảm mạnh.
Chàng trai 18 tuổi Brandon Fleischer đã quyết định mua vào cổ phiếu của Lumber Liquidators vì nghĩ rằng mình sẽ kiếm được một món hời.
Thế nhưng, điều không may đã xảy ra khi giá cổ phiếu của Lumber Liquidators đã giảm đến 73% trong năm qua và anh đang chịu khoản lỗ 30.000 USD.
Fleischer vẫn tin rằng Lumber Liquidators có nền tảng kinh doanh vững mạnh, nhưng anh nhận ra mình đã hành động quá hấp tấp.
“Nó dạy cho tôi một bài học lớn – đừng đầu tư vào một công ty có quá nhiều tranh cãi xung quanh”.
3. Đừng hoảng sợ khi thị trường sụt giảm
Ryan Cutter
Ryan Cutter đầu tư hàng nghìn đô la vào Kinder Morgan, một công ty hạ tầng năng lượng. Với diễn biến giá dầu trong thời gian qua, bạn có thể phần nào đoán được điều gì đã xảy ra.
Cutter đã lỗ 1/3 trong tổng số 8.900 USD đầu tư vào Kinder Morgan.
Hiện nay, tổng danh mục đầu tư của chàng trai 24 tuổi có giá trị lên tới 50.000 USD.
Giống như Justin Brosseau, Cutter cũng mua thêm nhiều cổ phiếu khi thị trường sụt giảm vào ngày 24/8.
Anh đã thu về khoản lợi nhuận lớn từ đầu tư vào Chevron và Disney. Cutter cũng mở rộng danh mục của mình ra các công ty nước ngoài.
Nhờ vậy, anh vẫn có một năm thành công về lợi nhuận cho dù bị lỗ lớn với thương vụ Kinder Morgan.
Theo_NDH
Nếu nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng
Câu chuyện Fed tăng lãi suất đã qua, ETF rà soát danh mục đã xong. Và một trong những tâm điểm theo dõi của giới đầu tư trong tuần này là động thái tiếp theo của các nhà đầu tư nước ngoài để xác nhận xem việc họ bán ròng thời gian qua có phải là do Fed.
Hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF trong phiên cuối tuần qua đã khiến nhiều cô phiêu trong danh muc quy bi ban mạnh như VCB, BVH, VIC và KDC, khiên chỉ số VN-Index mất 1,6%.
Điều này cũng đánh dấu một rủi ro lớn nữa đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần cũng quyết định tăng lãi suất chính sách.
Cân đối cả tuần, chỉ số VN-Index vẫn tăng 1,4%, sau khi giảm liên tiếp 5 tuần trước đó mà một phần nguyên nhân được cho là do lo ngại về khả năng tăng lãi suất của Fed.
Tuy nhiên, giống như những tuần gần đây, tuần qua tiếp tục ghi nhận đà bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ bán ròng khoảng 423 tỷ đồng trên sàn Tp.HCM và 143 tỷ đồng trên sàn Hà Nội. Nhiều người đang tự hỏi, sau khi quyết định từ Fed đã được đưa ra, liệu các nhà đầu tư nước ngoài có bán tiếp.
Theo ông Ngô Thế Hiển - Phó phòng Phân tích CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS), dù câu chuyện của Fed và ETF đã qua, nhưng hiện tại vẫn cần xem động thái của các nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam vẫn còn một số vấn đề như tỷ giá mà ông cho rằng vẫn chưa biết họ đang đánh giá như thế nào.
"Sau cú điều chỉnh tỷ giá bởi Trung Quốc, nhiều quỹ nước ngoài cũng có thể đang xem xét lại xem các cân đối vĩ vô và triển vọng năm tới của Việt Nam như thế nào. Cái đó quan trọng vì nếu tỷ giả là một yếu tố để quyết định, họ sẽ cân nhắc đầu tư hay rút vốn về," ông nói.
Giải thích rõ hơn, ông Hiển cho biết nếu tỷ giá ổn định mà không có biến động kiểu như Trung Quốc thì thị trường Việt Nam sẽ rất ổn. Nhưng sau đợt phá giá của Trung Quốc vừa qua, một sự việc không lường trước được, các quỹ không đánh giá được hết, nên giờ đây họ sẽ ngồi lại đánh giá xem năm tới có diễn biến như thế không, nếu có sẽ tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam.
"Đến hiện tại còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng lắm, nên tốt nhất nên ngồi xem phản ánh trên thị trường," ông nói. "Nếu đợt này các quỹ bán đi vì Fed tăng lãi suất, thì giờ Fed tăng rồi, cứ cho là một việc đã xong. ETF cơ cấu danh mục, bán nhiều, thì đã xong rồi. Vậy thì tiếp tục xem tuần này thế nào. Có bán nữa không? Nếu tuần này bán nữa, thì chứng tỏ việc bán của nhà đầu tư nước ngoài có lẽ liên quan đến câu chuyện gì đó khác hay sao? Hay là cái quan điểm của họ với chuyện Fed nghiêm trọng hơn?"
Ông Hiển cho rằng tuần này cần tiếp tục xem diễn biến của dòng tiền, đặc biệt xem xem khối ngoại có cải thiện hay không mới đánh giá tiếp được.
Một yếu tố nữa cần theo dõi trong tuần này là các số liệu vĩ mô cả năm sắp được công bố. Ông Hiển dự đoán những thông tin được công bố trong quý IV/2015 nhìn chung sẽ có thể tích cực.
Bộ phận phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) cũng cho biết việc tập trung theo dõi tỷ giá sẽ tiếp tục diễn ra từ nay cho tới tháng 1/2016. Ngoài ra, thị trường tuần này sẽ chú ý đến kết quả kinh doanh sơ bộ quý IV của một số công ty. Về số liệu vĩ mô, chỉ số CPI được dự báo sẽ không mang lại bất ngờ gì.
Theo_NDH
Putin quyết lấy lại vị thế Một năm đầy biến động, nước Nga và Putin đã trở thành những tâm điểm quan trọng nhất của thế giới. Cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra ngày 17-12 đã thu hút gần 1.400 nhà báo trong nước và quốc tế. Con số ấy phần nào phản ánh mối quan tâm vô cùng lớn của báo giới...