Nhà đầu tư đừng vội mừng, tăng giá bán lẻ điện sẽ không tác động tới KQKD các doanh nghiệp điện niêm yết
Theo CTCK HSC, các công ty điện đã niêm yết sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp do giá bán điện theo hợp đồng PPA là cố định. Trong khi đó, phần doanh thu tăng thêm từ bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh phụ thuộc vào cung/cầu thị trường nên giá đầu ra tăng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu.
Mới đây, Bộ Công thương đã bất ngờ ra thông báo điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 1.720,65 đồng/kWh, tăng 6,08% so với mức giá hiện hành, áp dụng từ 1/12/2017.
Trong phiên giao dịch 1/12, hàng loạt cổ phiếu ngành điện như REE, NT2, PPC, SJD, VSH, CHP, KHP…đồng loạt bứt phá mạnh. Việc các cổ phiếu ngành điện “dậy sóng” bên cạnh nguyên nhân từ việc KQKD ngành điện trong năm nay nhìn chung khả quan, PV Power sắp IPO chắc hẳn còn đến từ kỳ vọng của giới đầu tư về việc doanh nghiệp điện sẽ hưởng lợi từ quyết định tăng giá bán điện của Bộ Công thương.
Cổ phiếu ngành điện bứt phá mạnh sau tin tăng giá điện liệu có đúng?
Tuy vậy, trên thực tế việc tăng giá bán lẻ điện bình quân chỉ tác động nhẹ hoặc không tác động đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty phát điện độc lập.
Theo CTCK HSC, các công ty điện đã niêm yết sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp do giá bán điện theo hợp đồng PPA là cố định. Trong khi đó, phần doanh thu tăng thêm từ bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh phụ thuộc vào cung/cầu thị trường nên giá đầu ra tăng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu.
Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân là giá đầu ra của EVN. Trong khi đó giá mua điện từ các công ty điện là giá đầu vào của EVN. Hơn nữa, EVN hiện vẫn độc quyền mua điện từ các công ty điện thông qua hợp đồng PPA và thị trường phát điện cạnh tranh. Do đó, điều chỉnh tăng giá đầu ra của EVN thực tế không tác động trực tiếp đến giá đầu vào của EVN.
Kỳ hạn bình quân của một hợp đồng PPA cho một công ty phát điện độc lập đã niêm yết (hợp đồng bán điện giữa EVN và các nhà máy điện) là từ 10 – 20 năm. Thông thường, kỳ hạn hợp đồng sẽ theo sát vòng đời kinh tế của các thiết bị sản xuất điện tại các nhà máy. Do đó, hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá bán lẻ điện. Và dù trên thị trường phát điện cạnh tranh, EVN cũng phân bổ sản lượng điện mua từ các nhà máy dựa trên giá đấu thầu theo chi phí thay đổi. Các nhà máy điện thường bán 10-20% sản lượng điện trên thị trường phát điện cạnh tranh. Và việc lựa chọn mua điện trên thị trường phát điện cạnh tranh của EVN cũng không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá bán lẻ điện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, HSC cho rằng khi các hợp đồng PPA đáo hạn và được đàm phán, giá bán lẻ điện tăng cho phép EVN linh hoạt và hào phóng hơn khi đàm phán giá hợp đồng PPA với các nhà máy điện mới. Trong số các công ty phát điện độc lập đã niêm yết hiện tại, kỳ hạn các hợp đồng PPA như sau:
PPC – đến năm 2019 đối với nhà máy Phả Lại 1 và đến năm 2031 đối với nhà máy Phả Lại 2.
NT2 – đến năm 2021.
PV Power – thời gian đáo hạn cụ thể như sau;
Nhơn Trạch 1 – đến năm 2018.
Cà Mau 1&2 – đến năm 2028.
Vũng Áng – đến năm 2025.
Nậm Cát – đến năm 2022.
Hủa Na – đến năm 2023.
Đăk Đrinh – đến năm 2024
Do đó, trong ngắn hạn, câu chuyện tăng giá của cổ phiếu điện không liên quan nhiều tới việc tăng giá bán lẻ điện mà đến nhiều hơn từ kỳ vọng KQKD quý 4 hay việc PV Power chuẩn bị lên sàn.
Theo Trí thức trẻ
Giá bán điện tăng, cổ phiếu ngành điện lại "ăn theo"?
Giá bán điện tăng, cổ phiếu ngành điện lại "ăn theo"?
Giá bán lẻ điện tăng hơn 6%
Bộ Công thương vừa thông báo, từ hôm nay, ngày 1/12/2017, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh, tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành.
Về hoạt động sản xuất điện, Bộ Công Thương cho biết, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2016 của Tập đoàn Điện lực (EVN) lãi 2.658,20 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 của EVN thì kết quả lại là lỗ 593,46 tỷ đồng. EVN có lãi nhờ bù trừ các hoạt động liên quan đến điện.
Cổ phiếu ngành điện lại "ăn theo"?
Còn nhớ, hồi tháng 3/2015, khi giá điện tăng 7,5% thì thị trường chứng khoán chung đã giao dịch khá thận trọng. Tuy nhiên, trái ngược với diễn biến chung của thị trường thì các cổ phiếu ngành điện giao dịch sôi động và tăng giá mạnh.
Thực tế, việc EVN tăng giá bán lẻ điện là để bù đắp các chi phí sản xuất cao vượt quá doanh thu và điểm mấu chốt quan trọng là: EVN tăng giá điện không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất điện sẽ tăng được giá bán điện cho EVN. Tuy nhiên, việc tăng giá điện bán ra cũng khiến kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc giá bán điện của các doanh nghiệp sản xuất điện bán cho EVN cũng sẽ tăng theo. Và, điều nhà đầu tư đang quan tâm hiện tại là: cổ phiếu ngành điện có thêm một lần nữa ăn theo giá điện như trong quá khứ?
Trong các lần tăng giá điện trước, các cổ phiếu ngành điện như Nhiệt điện Phả Lại (mã: PPC), Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (mã: NT2), Thủy điện Thác Mơ (mã: TMP), Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã: VSH), Thủy điện thác Bà (mã: TBC) đều tăng khá mạnh... Chính vì thế, ngay trước khi quyết định tăng giá điện có hiệu lực vào hôm nay được công bố thì hàng loạt cổ phiếu ngành điện đã tăng giá.
- Nhiệt điện Phả Lại (mã: PPC): giá cổ phiếu đã tăng 4 phiên liên tiếp kể từ 27/11/2017. Nếu tính chung cả tháng 11 khi vấn đề tăng giá điện được đề cập nhiều thì cổ phiếu đã tăng ~12%.
- Thủy điện Thác Mơ (mã: TMP): giá cổ phiếu TMP đã có giai đoạn tăng mạnh liên tiếp hồi giữa tháng 11. Kết thúc tháng 11, cổ phiếu TMP đạt 33.500 đồng, tăng hơn 5% so với đầu tháng.
- Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã: VSH): giá cổ phiếu không tăng đột biến nhưng đã lầm lũi tăng từ 16.500 đồng cuối tháng 10 lên 17.000 đồng đầu cuối tháng 11 tương ứng mức tăng 3%.
- Công ty Cổ phần Sông Ba (mã: SBA): giá cổ phiếu tăng ~7,5% từ ngưỡng 15.700 đồng đầu tháng 11 lên mức 16.850 đồng cuối tháng 11 và tiếp tục tăng mạnh phiên đầu tiên tăng giá điện có hiệu lực.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung (SEB) cũng đạt mức tăng giá cổ phiếu cao khi trong tháng 11 giá cổ phiếu đã tăng 6,5% lên mức 46.500 đồng hiện tại.
Cá biệt là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã: REE). REE là một doanh nghiệp ngành điện đặc biệt. Bản thân REE không làm điện nhưng REE là nhà đầu tư lớn vào ngành điện. Hiện nay, REE đang sở hữu vốn góp tại một loạt doanh nghiệp thủy điện, trong đó có 60,4% vốn tại Thủy điện Thác Bà, 42,6% vốn tại Thủy điện Thác Mơ và 4 doanh nghiệp khác. Đây đều là các doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong nửa đầu 2017.
Cùng với "sóng" cổ phiếu điện, cổ phiếu REE đã bứt phá mạnh mẽ từ mức ~33.000 đầu tháng 11 lên mức ~40.000 đồng hiện tại tương đương mức tăng gần 21%.
Một số cổ phiếu ngành điện khác như Công ty cổ phần Thủy điện Miền Nam (SHP), Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 4A (S4A), Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung (CHP), Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn (SJD), Thủy điện thác Bà (mã: TBC) thì giá cổ phiếu gần như không biến động do thanh khoản rất thấp, cổ phiếu trôi nổi rất ít.
Theo Trí thức trẻ
20 nhà máy nhiệt điện than ngốn khoảng 45 triệu tấn than mỗi năm Cả nước hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. (Ảnh minh hoạ). Theo thông tin từ Bộ Công Thương, cả nước hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành...