Nhà đầu tư đang giữ tiền mặt hay xuống tiền mua bất động sản?
Với tâm lý “tiền mặt là vua”, đa phần nhà đầu tư giữ tiền mặt trong bối cảnh kinh tế bất ổn, và chỉ khi thị trường BĐS thực sự sôi động họ mới quay lại “xuống tiền” mua nhà đất.
Thị trường địa ốc đã bị gián đoạn và trầm lắng kéo dài trong những tháng đầu năm 2020 do tác động bởi dịch Covid-19. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện tại, đó là liệu nhà đầu tư đã quay lại thị trường hay vẫn có tầm lý giữ tiền mặt?
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, chuyên gia từ JLL, cho rằng với tâm lý ‘tiền mặt là vua” trong bối cảnh kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các thị trường họ đã am hiểu.
Song, do dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh của họ trở lại bình thường. Vị trí đàm phán giữa người bán và người mua ngày càng trở nên cân bằng hơn. Do đó, JLL kỳ vọng sẽ có nhiều giao dịch thành công hơn khi thị trường được dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 hoặc 2021.
Mặc dù dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính, JLL chưa ghi nhận xu hướng bán tài sản nợ xấu từ các công ty bất động sản nội địa trong quý đầu năm.
Bà Khanh cho biết đa phần các nhà đầu tư vẫn lạc quan và bĩnh tĩnh, họ cũng cam kết sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam trong dài hạn. Các nhà đầu tư đang chờ đợi vào một cơ hội mới.
Video đang HOT
Nhu cầu đối với tài sản văn phòng và nhà ở vẫn ổn định, trong khi các tài sản khu công nghiệp được dự báo là thị trường hứa hẹn nhất.
Thực tế thị trường đang ghi nhận những tín hiệu tích cực khi có hàng loạt sự kiện mở bán, giới thiệu dự án đang diễn ra vào những ngày cuối tháng 5 này. Thanh khoản giao dịch ở các dự án BĐS vì thế cũng đã sôi động hẳn lên. Những điều này dường như không thể có được trong 4 tháng qua.
Tòa tháp căn hộ S1.08 được xem là trái tim của KĐT Vinhomes Ocean Park vừa mở bán, chủ đầu tư công bố đã có tới 50% số lượng căn hộ được bán trong vòng 60 phút qua 3 nền tảng online – offline và livestream; giao dịch đặt chỗ mua căn hộ tại các tòa chung cư Sky Oasis (Ecopark) cũng đã và đang diễn ra khá sôi động với hàng trăm căn hộ đã có chủ; Hay các nhà đầu tư tranh nhau đặt giữ chỗ các sản phẩm shophouse ở Aqua City cũng như hàng trăm căn nhà phố, biệt thự ở khu đô thị sinh thái phía Đông Tp.HCM đã được nhà đầu tư đặt cọc mua…
Đa phần nhà đầu tư BĐS thường có xu hướng mua vào khi thị trường đã sôi động, lúc này mọi thứ đã định hình rồi thì cơ hội không còn hoặc đã giảm đi rất nhiều.
Điều đó cho thấy thị trường bất động sản tháng 5 đang diễn ra khá sôi động ở nhiều khu vực, nhà đầu tư bắt đầu rục rịch trở lại gom hàng. Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Khang, CEO Công ty LDG Group, cho rằng ở thời điểm hiện tại khoảng 50% nhà đầu tư đã xuống tiền mua BĐS còn 50% thì vẫn chờ đợi. Các kênh đầu tư khác đang khá rủi ro, lãi suất tiền gửi thì thấp nên nhà đầu tư hiện có xu hướng dùng tiền để đầu tư vào các tài sản thật như BĐS, vàng. Ưu tiên hàng đầu của NĐT cá nhân hiện nay vẫn là pháp lý ổn, dự án tiềm năng và chủ đầu tư uy tín là họ sẵn sàng “xuống tiền”.
Còn theo góc nhìn của ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cengroup, thị trường dù sôi động hay khó khăn thì vẫn luôn có cơ hội cho các nhà đầu tư. Vấn đề quan trọng là một nhà đầu tư thành công hay không là do năng lực và tính chuyên nghiệp của họ, họ phải thực sự hiểu biết và có mục tiêu rõ ràng, có tiềm lực tài chính để thực hiện mục tiêu đó.
Cũng theo ông Hưng, rất khó để phán đoán đúng “đáy” thị trường, nhưng có những dấu hiệu để nhận biết đâu là “đáy” khi thị trường bắt đầu thanh khoản tốt sau thời kỳ trầm lắng. Ở giai đoạn đầu, giá BĐS chưa tăng nên nhà đầu tư chưa có xu hướng mua vào, chỉ khi thị trường sôi động họ mới thực sự rục rịch quay lại mua, lúc này chuyện đã rồi, nhiều nhà đầu tư chậm chân.
Vì thế, theo ông Hưng để đầu tư BĐS thành công thì nhà đầu tư phải có cái nhìn dài hạn từ 3-5 năm, thậm chí là 10 năm. Còn khi cơ hội đã rõ ràng, mọi thứ đã định hình rồi thì cơ hội không còn cho chúng ta nữa hoặc nó đã bị giảm đi rất nhiều.
Ông Hưng cho rằng, các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay không nên kỳ vọng giá bất động sản giảm mạnh. Nguyên nhân là do nguồn cầu của thị trường hiện vẫn còn rất lớn.
Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn rất tiềm năng so với quy mô của nên kinh tế và thu nhập ngày càng cao của người dân. Phải 10 – 20 năm nữa, thị trường bất động sản mới có thể bão hoà.
Bất động sản chạy đua kích cầu hậu Covid-19
Gia tăng chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc vô thời hạn, thậm chí là cam kết mua lại với mức lãi 15%/năm,...là những chính sách vô cùng hấp dẫn đang diễn ra trên thị trường địa ốc ở hầu hết các dự án BĐS mới.
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản bắt đầu quay lại với hàng loạt dự án được bung hàng từ Bắc tới Nam. Hoạt động bán hàng được các chủ đầu tư đẩy mạnh trong khoảng 1 tháng vừa qua.
Giao dịch bất động sản cũng sôi động hơn trong những ngày gần đây. Các dự án BĐS đua nhau tung các chính sách kích cầu mới. Theo nhận định của giới kinh doanh, chưa bao giờ bất động sản lại có các chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư cũng như người mua nhà ở thực trong giai đoạn hiện nay kể từ 2015 đến nay.
Sau đợt trầm lắng của quý 1, nay thị trường Hà Nội bắt đầu sôi động hơn với nhiều dự án căn hộ được mở bán, kèm theo đó là các chính sách kích cầu lớn được đưa ra.
Các dự án căn hộ đã hoàn thành hoặc đang xây dựng dở dang đồng loạt tung ra các gói chiết khấu cao nhằm hút người mua thực như HPC Landmark 105 Hà Đông (Hà Nội) chiết khấu 12%; TSG Lotus (Long Biên) chiết khấu 7,5%; King Palace (108 Nguyễn Trãi) chiết khấu lên tới 12,9% và còn tặng kèm gói nội thất rời với thời gian bàn giao dự kiến vào quý 2/2020 nhưng vẫn vắng khách, giới kinh doanh cho rằng dự án này ở phân khúc giá cao nên rất kén khách.
Chủ đầu tư Văn Phú - Invest mở bán tòa căn hộ V1 tại dự án The Terra - An Hưng (Hà Nội) với chương trình hỗ trợ vay vốn 65%, lãi suất 0% cho đến khi nhận bàn giao nhà; Ecopark cũng hỗ trợ người mua nhà vay vốn với lãi suất 0% và ân hạn nợ gốc cho đến khi nhận nhà;
Một khu đất nền hiếm hoi đang mở bán tại Hòa Lạc là Hòa Lạc Lotus với 72 lô đất, hiện đa phần các lô đất cũng đã có chủ. Khu nhà ở này được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại Hòa Lạc nên được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Được biết, ngân hàng MSB cũng đã định giá và tài trợ cho khách mua các lô đất ở đây trị giá 800 triệu/lô, miễn lãi và ân hạn nợ gốc trong 12 tháng.
Còn tại Vinhomes Smart City, khách hàng được vay lên đến 70% giá trị căn hộ, thời hạn kéo dài đến 35 năm, được ân hạn nợ gốc tới khi nhận được nhà. Ngoài ra, khách hàng sẽ nhận voucher mua xe ôtô VinFast lên đến 200 triệu đồng cùng chính sách hỗ trợ vay mua ô tô VinFast 15 năm.. Vinhomes dự kiến mở bán lần đầu tiên tòa tháp căn hộ S1.08 tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) vào ngày 16/5.
Tại thị trường Tp.HCM, hoạt động kích cầu đầu tư, giao dịch bất động sản cũng đã được nhiều chủ đầu tư lớn tung ra trong giai đoạn vừa qua. Chẳng hạn mới đây, Novaland cam kết mua lại sản phẩm dự án Aqua City sau 3 năm với mức lãi 15%/năm. Chương trình này của chủ đầu tư chỉ áp dụng cho 100 sản phẩm và chỉ trong thời gian ngắn đã được nhà đầu tư lựa chọn hết.
Hay Phú Mỹ Hưng thì miễn phí quản lý 2 năm hoặc nhận chiết khấu 1% giá trị căn hộ cho khách hàng mua căn hộ The Antonia của Phú Mỹ Hưng có thể chọn một trong 2 chương trình ưu đãi: miễn phí quản lý trong 2 năm đầu hoặc chiết khấu 1% giá trị sản phẩm (không bao gồm tiền sử dụng đất). Chương trình được áp dụng đến hết 31/12.
Còn chủ đầu tư Eco Green Saigon thì hỗ trợ lãi suất 0% trong 12 tháng cho các khách hàng mua căn hộ dự án này. Trong trường hợp không vay ngân hàng, khách hàng sẽ được nhận chiết khấu 3% giá trị căn hộ; thanh toán sớm 95% sẽ được chiết khấu gần 6% giá bán căn hộ.
Có tiền nhàn rỗi, nhà đầu tư BĐS nên làm gì giữa mùa dịch? Bên cạnh những nhà đầu tư (NĐT) lo lắng thì còn khá nhiều NĐT lạc quan vẫn tìm kiếm kênh trú ẩn dòng tiền của mình vào bất động sản (BĐS) ở thời điểm này. Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường là nhiều nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nhưng không biết phải làm gì. Trước ảnh hưởng...