Nhà đầu tư Cocobay Đà Nẵng khóc trong buổi đối thoại với Thành Đô và SHB
Nhà đầu tư bày tỏ bức xúc khi đã thanh toán 95-100% giá trị tài sản đến nay vẫn chưa nhận được nhà; yêu cầu SHB khoanh nhóm nợ cho đến khi Thành Đô trả nợ thu nhập cam kết từ 2019 và thực hiện nghĩa vụ giải quyết quyền lợi; đặt ra vấn đề bị chiếm đoạt tài sản, đòi cơ quan chức năng vào cuộc.
Ngày 21/5, khoảng 50 nhà đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng có buổi đối thoại với đại diện CTCP Phát triển và Xây dựng Thành Đô và đại diện SHB. Buổi đối thoại diễn ra sau khi nhóm nhà đầu tư nhiều lần yêu cầu gặp mặt 3 bên, thỏa thuận phương án giải quyết quyền lợi sau khi Thành Đô, chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng, tuyên bố chấm dứt chi trả thu nhập cam kết 12%/năm.
Nhiều người vay mượn để đầu tư vì tin tưởng Thành Đô, SHB
Buổi đối thoại diễn ra lúc hơn 9h song đến gần cuối giờ chiều mới chốt xong biên bản. Biên bản có chữ ký của đại diện chủ sở hữu, đại diện phía Thành Đô, SHB.
Theo ban đại diện chủ sở hữu, khoảng 470 nhà đầu tư đã uỷ quyền, yêu cầu chủ đầu tư và ngân hàng làm rõ nhiều nội dung: Nếu chọn phương án thanh lý thì bao giờ sẽ được nhận lại tiền; nếu chọn phương án nhận nhà hoặc chuyển đổi căn hộ condotel thành chung cư thì bao giờ nhận và lúc nào được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; nếu chọn phương án tiếp tục đồng hành cùng chủ đầu tư thì cơ sở nào để tin tưởng Thành Đô có thể trả được mức thu nhập cam kết 6%/năm.
Đồng thời, nhóm nhà đầu tư cũng yêu cầu SHB khoanh nhóm nợ cho đến khi Thành Đô hoàn thành chi trả thu nhập cam kết còn nợ từ 2019 và thực hiện nghĩa vụ giải quyết quyền lợi.
Dù ban đại diện trước đó đã thống nhất sẽ thay mặt các nhà đầu tư nêu ra những vấn đề trọng tâm, buổi đối thoại kéo dài hơn dự kiến do nhiều nhà đầu tư bức xúc, đứng dậy trình bày quan điểm.
Nhóm nhà đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng tham dự buổi đối thoại. Ảnh: T.K.
Bà Mai Thị Nga, có căn hộ ở tòa R1 cho biết vừa từ Huế ra, muốn đối thoại trực tiếp với ngân hàng bảo lãnh và chủ đầu tư để giải quyết quyền lợi. Bà khóc khi kể về hoàn cảnh của mình: là mẹ đơn thân, có hoàn cảnh rất khó khăn, phải bán ruộng, vay ngân hàng để đầu tư vào dự án, hiện đã đóng đủ 100% giá trị căn hộ. Khi Thành Đô tuyên bố chấm dứt chi trả cam kết thu nhập, bà gần như không có khả năng chi trả các khoản vay và lãi suất ở ngân hàng.Một số nhà đầu tư cho hay đã thanh toán 95-100% giá trị tài sản nhưng đến nay vẫn chưa nhận được nhà do một số tòa chậm tiến độ. Một số nhà đầu tư khác bất bình trước việc Thành Đô chậm trả tiền thanh lý và yêu cầu trừ quá nhiều mức phí khi thanh lý hợp đồng.
“Tôi muốn thanh lý nhưng các điều kiện chủ đầu tư đưa ra cho thấy sẽ bị trừ nhiều khoản phí. Vừa rồi ngân hàng yêu cầu tôi trả tiền lãi, nếu không trả thì không được nhận cả lợi nhuận cam kết hồi 2019, mà tôi làm gì có tiền. Tôi phải chấp nhận đi vay bên ngoài với lãi suất cao để trả cho ngân hàng”, bà cho biết. Chủ sở hữu này bày tỏ nguyện vọng mong muốn được SHB khoanh nợ, trả lại đủ số tiền đã bỏ ra.
Bà Phạm Nguyệt Nga, chủ sở hữu căn hộ 2605 toà R1, cho biết đầu tư vào dự án Cocobay Đà Nẵng vì tin tưởng khi SHB bảo lãnh. Bà cùng cha mẹ tập trung toàn bộ tài sản của gia đình, vay thêm 60% để đầu tư nhưng đến nay, sau hơn 2 năm vẫn không nhận được nhà, không nhận được thu nhập cam kết kỳ 2/2019, không có tiền để trả SHB nên bị chuyển nhóm nợ sang nhóm 3, có thể sắp phải ra đường. Nhà đầu tư này đề xuất Thành Đô và SHB đưa ra giải pháp để khách hàng có thể lựa chọn. Bà Nga cho biết trước đó đã đề nghị SHB khoanh nhóm nợ, giảm lãi nhưng không được giải quyết thấu đáo, Thành Đô thì đưa ra “hướng giải quyết cứng nhắc”, buộc khách hàng phải theo chính sách mà Thành Đô đưa ra.
Video đang HOT
“Tôi đã làm việc với Thành Đô 5 lần rồi, nhưng lần nào chủ đầu tư cũng bảo nếu thanh lý thì phải trừ phí này, trừ phí kia, thậm chí nói rằng muốn lấy tiền sớm thì phải trừ luôn thu nhập cam kết năm 2019″, bà Nga nói.
Vấn đề lãi suất của ngân hàng bảo lãnh là SHB cũng được một số chủ sở hữu đề cập. Bà Phạm Nguyệt Nga đặt dấu hỏi về “trách nhiệm của ngân hàng” khi mà khách hàng được giảm lãi suất thì phải ký giấy tờ nhưng khi tăng lãi suất lại không có văn bản. Cũng theo bà Nga, nếu nhà đầu tư chọn thanh lý thì phải được nhận tiền ngay, không trừ khoản phí nào và SHB bảo lãnh không huỷ ngang.
Một ý kiến khác cũng được đưa vào biên bản là của ông Nguyễn Hải Long, chủ sở hữu căn hộ tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Ông Long cho biết đầu tư vào Cocobay Đà Nẵng vì tin tưởng vào ngân hàng bảo lãnh. Mặc dù giá bán sản phẩm chủ đầu tư đưa ra cao hơn thị trường nhiều lần, ông vẫn chấp nhận đầu tư vì mức thu nhập cam kết 12%/năm.
Theo chủ sở hữu này, SHB thay đổi lãi suất không thông báo cho khách hàng là sai với hợp đồng tín dụng. Thêm một lý do đẩy các chủ sở hữu vào nhóm nợ xấu sớm là trong hợp đồng tín dụng quy định thu nợ gốc và lãi theo quy định nhưng trong thực tế ngân hàng thu quá số đó, thu luôn tiền vay gốc trước hạn, không hề xin ý kiến khách hàng là vi phạm luật Tín dụng, gây khó khăn cho khách hàng.
Một số chủ sở hữu còn đặt ra vấn đề bị chiếm đoạt tài sản, đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc. Một số khác cũng nghi ngờ liệu có sự thông đồng giữa Thành Đô với SHB để chiếm dụng vốn của chủ sở hữu.
Ông Trần Công Hoan, chủ sở hữu một căn hộ ở tòa R2 bày tỏ ông và nhiều người khác mua sản phẩm tại Cocobay Đà Nẵng không muốn phải đấu tranh đòi quyền lợi vì mệt mỏi, mất thời gian mà chính Thành Đô, SHB cũng bị ảnh hưởng về uy tín. Chủ sở hữu này cho hay cách hành xử của SHB và Thành Đô thiếu chuẩn mực vì không tuân thủ luật pháp, không tuân thủ đạo đức kinh doanh và không tuân thủ nguyên tắc công bằng trong đầu tư. Ông Hoan nhìn nhận Thành Đô “hoàn toàn áp đặt, bắt chủ sở hữu phải tuân theo các giải pháp mình đề ra mà không có đàm phán”, ông có cảm giác bị chiếm đoạt tài sản khi bỏ tiền tỷ mua căn hộ với cam kết lợi nhuận trong hợp đồng rất rõ ràng, hợp đồng được pháp luật bảo hộ rồi lại tuyên bố dừng không trả.
“Chúng tôi đứng trước nguy cơ mất cửa, mất nhà, gia đình tan nát, nhiều lần chúng tôi gửi đơn thư để yêu cầu đối thoại 3 bên nhưng đều không được. Vì vậy chúng tôi buộc phải đấu tranh đòi quyền lợi, thậm chí gây bất ổn xã hội”, ông Hoan nói đồng thời đặt câu hỏi: “SHB với vai trò bảo lãnh, quản lý dòng tiền như thế nào, giải ngân cho Thành Đô ra sao, đề nghị công khai cho các chủ sở hữu biết”.
Ông Hoan thông tin việc chỉ 10 hoặc 30 khách hàng không chọn giải pháp nào mà phía chủ đầu tư cung cấp là sai sự thật. “Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng chứng minh cụ thể còn trên 200 chủ sở hữu chưa đồng ý phương án nào vì đều gây thiệt hại kinh tế”, trích lời ông Hoan.
Thành Đô, SHB nói gì?
Ông Nguyễn Huy Tài, Phó Tổng giám đốc SHB, cho biết cả nhà đầu tư lẫn Thành Đô đều là khách hàng của SHB. Tuy nhiên, việc giải quyết quyền lợi cho các bên phải dựa trên các quy định của NHNN và pháp luật.
Theo ông Tài, quy định hiện hành của NHNN không cho phép khoanh nhóm nợ đối với các trường hợp của các nhà đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng. Tuy nhiên, vị này cam kết ngân hàng sẽ hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các quy trình, thủ tục để NHNN xem xét khoanh nợ. Đại diện SHB cũng cam kết SHB sẽ làm việc với Thành Đô để trả tiền thanh lý cho các nhà đầu tư lựa chọn phương án giải quyết này và sẽ tiếp tục đồng hành với Thành Đô để hoàn thiện dự án như quảng cáo.
Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về việc không thông báo khi tăng lãi suất, đại diện SHB cho biết việc tăng lãi suất theo biên độ đã được quy định trong hợp đồng mua bán nên ngân hàng không thông báo cho chủ sở hữu. Đại diện ngân hàng cũng cho rằng không chỉ SHB mà tất cả ngân hàng đều không thông báo khi tăng lãi suất theo biên độ.
Về phía chủ đầu tư, ông Trần Văn Long, trợ lý của ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô, thừa nhận hiện nay một số tòa nhà chưa được thực hiện theo đúng tiến độ do tác động của dịch Covid-19. Nếu chủ đầu tư chọn hướng nhận lại nhà, trường hợp nhà chưa hoàn thiện, Thành Đô sẽ làm việc với ngân hàng để thực hiện bảo lãnh tiến độ cho nhà đầu tư.
Về giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, ông Long cho biết Thành Đô vẫn cố gắng để đảm bảo cung cấp đủ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian cấp phụ thuôc vào chính quyền TP Đà Nẵng. Với trường hợp nhà đầu tư lựa chọn phương án thanh lý, ông Long cho biết ngân hàng sẽ cấp bảo lãnh không hủy ngang cho nhà đầu tư cho đến khi nhà đầu tư nhận được tài sản.
Về mức thu nhập cam kết còn nợ năm 2019, ông Long thừa nhận hoạt động kinh doanh gặp khó do việc khai thác du lịch từ đầu năm đến nay không thuận lợi, tuy vậy, chủ đầu tư cam kết sẽ trả khoản tiền này chậm nhất vào ngày 30/9/2020. Đại diện chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư để làm rõ các phương án giải quyết quyền lợi.
Dự kiến sẽ có những buổi làm việc tiếp theo để đưa ra phương án giải quyết.
Tại buổi gặp truyền thông hôm 8/5, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Thành Đô, cho hay quyết định chấm dứt cam kết thu nhập được đưa ra sau 6 tháng cân nhắc vì doanh nghiệp không thể tiếp tục chi trả mức lợi nhuận 12%/năm. Trong suốt quá trình vận hành dự án 2017-2019, doanh nghiệp đã chi gần 2.000 tỷ đồng để trả thu nhập cam kết cho chủ sở hữu trong khi doanh thu từ khai thác kinh doanh chưa đạt 1/3.
Chủ tịch Thành Đô cũng thừa nhận tiến độ 2 tòa nhà đang xây dựng dở dang là Coco Skyline Resort và Coco Ocean Spa Resort tại dự án Cocobay Đà Nẵng có bị kéo dài thêm 6 tháng do hoạt động xây dựng bị đình trệ trong đợt dịch Covid-19. Theo kế hoạch ban đầu của chủ đầu tư, toà Coco Skyline Resort sẽ được bàn giao ngày 30/9/2020 và toà Coco Ocean Spa Resort được bàn giao ngày 31/12/2020.
Cũng lấy lý do đại dịch, phía Thành Đô cho biết dịch Covid-19 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Việc kinh doanh các hạng mục bất động sản đã đủ pháp lý khó phục hồi nên kế hoạch thoả thuận chi trả thu nhập cam kết của chủ đầu tư với khách hàng, lẽ ra hoàn thành năm 2020, có thể bị điều chỉnh trễ hơn so với dự kiến. Dù bị trễ, chủ đầu tư vẫn đảm bảo thực hiện chi trả theo đúng cam kết.
Dự án Cocobay Đà Nẵng được khởi công vào giữa năm 2016, chia thành nhiều giai đoạn đầu tư, bao gồm nhiều loại hình bất động sản như biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng, condotel và tiện ích như trung tâm hội nghị, phòng chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
Ban đầu, Thành Đô cam kết lợi nhuận 12%/năm trong 8 năm đầu tiên với khách hàng sở hữu condotel. Đến tháng 11/2019, chủ đầu tư thông báo ngừng chính sách cam kết lợi nhuận bắt đầu từ 1/1/2020 do khó khăn về mặt tài chính, đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho khách hàng gồm chuyển đổi các căn hộ condotel thành chung cư; thanh lý hợp đồng tự kinh doanh, thanh lý hợp đồng hoàn lại tiền, tự đề xuất giải pháp hợp lý hơn.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19: Người lo lắng thì gửi tiền ngân hàng, người lạc quan hơn vẫn mua đất
Không thể phủ nhận, dịch Covid-19 đã khiến thị trường BĐS "ngấm đòn" ở hầu hết các phân khúc. Tâm lý lo lắng có vẻ đang bao trùm thị trường nhưng mỗi nhà đầu tư có cách để nắm giữ dòng tiền của mình.
Nhà đầu tư đi mua đất thời Covid-19
Theo ghi nhận chung, dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến thanh khoản các dự án, còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các sàn giao dịch BĐS hiện nay. Tâm lý lo lắng dịch bệnh đã khiến người mua BĐS, trong đó có giới đầu tư ưu tiên đặt vấn đề sức khỏe lên trên thay vì tập trung ở chốn đông người. Nhiều sàn BĐS vì thế "ngồi chơi xơi nước" suốt thời gian qua.
Theo thông tin mới đây của Hội môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, do khó khăn trăm bề đã có khoảng 300 sàn giao dịch BĐS đóng cửa, 500 sàn tạm dừng hoạt động một phần.
Theo một sàn BĐS thuộc địa bàn tỉnh giáp ranh Tp.HCM, thời điểm chưa có dịch một tháng sàn giao dịch ổn định khoảng 60-90 nền đất (tháng cao điểm), khoảng 20-30 giao dịch đối với các tháng chậm. Nhưng khoảng 2 tháng nay, mỗi tháng sàn chỉ bán được tầm 18-25 nền. Dù chậm hẳn so với trước nhưng nếu so với thị trường Tp.HCM thì còn khá ổn.
Khó khăn chung của thị trường đang bị bao trùm bởi tâm lý lo lắng dịch bệnh của khách hàng. Chính vì thế, BĐS dường như cũng "im ắng" hẳn. Tuy nhiên, theo các sàn BĐS và chuyên gia, hiện nay trên thị trường, NĐT cũng phân ra nhiều dạng. Người lo lắng thì đem tiền gửi ngân hàng, người lạc quan hơn thì vẫn mua đất. Do dịch bệnh nên lượng người đi xem đất giảm sút nhưng theo các môi giới, khá nhiều NĐT họ vẫn giữ dòng tiền để đi tìm mua BĐS khi dịch bệnh thuyên giảm.
Ghi nhận từ một số NĐT cho thấy, họ lạc quan là bởi so với các kênh khác thì thực tế đất đai vẫn là tài sản không những để ở mà còn có giá trị gia tăng trong tương lai. Nếu so với các kênh đầu tư như vàng, hay chứng khoán thì khách quan mà nói BĐS vẫn là nhu cầu gắn liền thiết thực với tâm lý sở hữu của số đông. Dù biến động nhưng nhu cầu chỗ ở luôn có và không thể mất đi.
Chính vì thế, dòng tiền của NĐT vẫn âm thầm chảy vào các phân khúc BĐS được xem là an toàn, phần nào ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo tìm hiểu, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, thì nhà phố xây sẵn có pháp lý đầy đủ và đất nền có sổ vẫn được NĐT ưa chuộng. Bởi loại hình này có thể mua bán sang tên ngay, chuyển nhượng dễ dàng và không bị ràng buộc bởi dạng mua bán hợp đồng.
Một số NĐT có kinh nghiệm cho hay, so với mua đất hợp đồng của công ty dạng góp vốn thì mua đất nền đã có sổ sách (có thể đất lẻ trong dân) có tính thanh khoản và biên lợi nhuận cao hơn. Bởi đất nền đã có sổ thì việc mua bán không phụ thuộc vào công ty, vừa vay vốn được khi cần, trong khi giá trị gia tăng lại cao hơn nên được NĐT ưa chuộng
Không thể phủ nhận, ngoài dịch bệnh thì thời gian qua, các thông tin xấu liên quan đến các dự án ma, hay việc CĐT không ra sổ đúng hẹn cho khách hàng... đã ảnh hưởng rõ nét đến tâm lý của khách mua BĐS. Năm 2020 sẽ là một năm đối diện với nhiều thách thức mà theo các chuyên gia thách thức lớn nhất là niềm tin của khách hàng vào thị trường BĐS bị sụt giảm.
Bên cạnh các NĐT vẫn lạc quan vào thị trường lúc khó khăn thì một số NĐT cũng giải bày, ở thời điểm này họ thu dòng tiền về, giữ ở ngân hàng, đợi thời điểm tốt hơn sẽ rút ra đầu tư. Cách này theo NĐT vừa bảo quản được sự an toàn của dòng tiền, đồng thời tránh "hao" tài sản nếu thị trường đi xuống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường BĐS ở thời điểm này vẫn được xem ở ngưỡng ổn định. Vì thế, với những NĐT có tầm nhìn dài hạn thì họ vẫn chọn cách "bỏ tiền" vào BĐS.
Theo một số chuyên gia, dịch Covid-19 rồi sẽ đi qua, cơ hội sẽ thuộc về các NĐT có tầm nhìn dài hạn.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, không vì thị trường khó khăn mà NĐT rời bỏ thị trường. Dòng tiền của NĐT có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng, với những NĐT có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của họ sẽ theo xu hướng chắc chắn, chậm dãi và an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.
Thực tế, trên thị trường hiện nay, nhiều NĐT vẫn âm thầm tìm kiếm BĐS ở các khu vực ăn theo các công trình hạ tầng giao thông lớn. Tuy giao dịch có chững hơn so với thời điểm trước dịch nhưng thực tế, nhiều NĐT vẫn mua ra, bán vào với biên độ lợi nhuận khá ổn ở giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay.
Theo Nhịp Sống Việt
Một loạt phí xây dựng, tài nguyên bất ngờ giảm từ 20-50% Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20 - 50% đối với một số lĩnh vực như xây dựng, du lịch, tài nguyên nước. Việc này, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID - 19. Từ 5/5 đến 31/12, một loạt phí giảm từ 20-50% Ngày 5/5/2020,...