Nhà đầu tư có nguy cơ mất vốn nếu Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) phá sản
Cổ đông lớn Nguyễn Văn Hồng của CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (mã STT) – người nắm giữ 21,8% vốn tại STT – đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với STT khi cho rằng Công ty hoạt động không hiệu quả, dẫn tới thua lỗ vượt vốn điều lệ, mất khả năng thanh toán. Căn cứ vào Luật Phá sản, Tòa án nhân dân TP.HCM đã thụ lý yêu cầu này.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2019, tính đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn của STT là 32,7 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu âm 13,2 tỷ đồng do có nợ phải trả lớn hơn, đạt 45,9 tỷ đồng.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính, STT ghi nhận phải trả người bán 2,7 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13,6 tỷ đồng; phải trả ngắn hạn khác 16,8 tỷ đồng; doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 3,2 tỷ đồng; vay ngắn hạn và dài hạn là 5,8 tỷ đồng.
Như vậy, tổng khoản nợ các đối tượng có thuyết minh giá trị lớn là 42,1 tỷ đồng, cao hơn tổng tài sản là 9,4 tỷ đồng. Khi doanh nghiệp làm thủ tục phá sản, theo thứ tự chia trả, đây là các khoản mục sẽ được ưu tiên nhận trước cổ đông thường.
Tại thời điểm 31/12/2019, STT có tổng tài sản là 32,7 tỷ đồng, trong đó 14,5 tỷ đồng là tài sản cố định; 8,5 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang; 6,3 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn; 1,6 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn ngắn.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tài sản cố định của STT chủ yếu là phương tiện vận tải, truyền dẫn (14,2 tỷ đồng).
Tuy nhiên, các tài sản này đều đã được thế chấp để vay vốn ngân hàng (trị giá khoản vay 5,8 tỷ đồng), nên một phần sẽ bị siết để trả nợ vay.
Với chi phí xây dựng cơ bản dở dang, đây chủ yếu là tiền thuê đất tại số 25 Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM, việc thu được tiền hay không phụ thuộc lớn vào hợp đồng thuê và khả năng thu hồi sẽ không cao.
STT còn phải trích lập dự phòng lên tới 30,9 tỷ đồng do các khoản phải thu lớn, trong đó có khoản phải thu khác ghi giá gốc là 33,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ khi chưa nhận được các biên bản xác nhận nợ phải thu khách hàng ngắn hạn (9,6 tỷ đồng), phải thu ngắn hạn khác (30,2 tỷ đồng) và phải thu về cho vay dài hạn (5,8 tỷ đồng) tại thời điểm phát hành tại báo cáo tài chính kiểm toán 2019.
Kiểm toán cho biết, không có điều kiện thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế khác để xác định tính đúng đắn của các khoản nợ này, nên không đưa ra kết luận về số dư các khoản mục, cũng như ảnh hưởng của các số dư này đến các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo tài chính tổng hợp của STT.
Như vậy, STT sẽ gặp khó khăn trong chuyển đổi các tài sản trị giá lớn thành tiền, nhất là khoản phải thu và chi phí xây dựng cơ bản dở dang, đó là chưa kể việc chuyển đổi thường mất một tỷ lệ chuyển đổi nhất định.
Mặt khác, giá trị tài sản là phương tiện vận tải, truyền dẫn một phần được thế chấp ngân hàng và một phần sẽ mất giá trị do khấu hao.
Có thể thấy, với tình hình tài chính hiện tại, STT rất khó để thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ, đối tác…
Đối với tư cách nhà đầu tư cổ phần, do chỉ chịu trách nhiệm trên vốn cổ phần đã góp nên không phải góp thêm vốn trả chủ nợ, nhưng cũng có thể không được nhận tiền hoặc tài sản nếu tòa tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Trong Báo cáo thường niên năm 2020 ngoài ông Hồng nắm trên 21% vốn và Tổng giám đốc Kakazu Shogo sở hữu 3,93%, STT không thuyết minh cụ thể cơ cấu cổ đông sở hữu trên 5% mà chỉ ghi doanh nghiệp có 4 cổ đông lớn và 283 cổ đông nhỏ. Như vậy tổng số 287 cổ đông STT có nguy cơ mất vốn.
Với trường hợp của STT, nếu phá sản thì các chủ nợ khó có thể thu hồi được hết nợ. Trên sàn chứng khoán những công ty trong tình trạng như STT là không hiếm.
Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thủ thục phá sản và thứ tự chia tài sản
Điều 4 – Luật Phá sản năm 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản như sau:
1. Trường hợp thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự: a) Chi phí phá sản; b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại Khoản 1 điều này mà vẫn còn, thì phần còn lại này thuộc về: a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; b) Chủ doanh nghiệp tư nhân; c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; đ) Thành viên của công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại Khoản 1 điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Giải mã sự im lặng khác thường của Warren Buffett khi thị trường chao đảo vì Covid-19
Lần này Buffett hoàn toàn giữ im lặng. Ông cho biết "89 năm trong đời tôi mới chứng kiến một điều tồi tệ như thế này" và không tiết lộ cụ thể về những khoản đầu tư ở thời điểm hiện tại. Mặc dù có thời điểm thị trường chứng khoán giảm tới gần 1/3 giá trị nhưng ông vẫn không hề lên tiếng đó có phải là thời điểm thích hợp để mua vào hay không.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Buffett đã trấn an thị trường và khẳng định đó là thời điểm an toàn để mua vào. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả thị trường chứng khoán và nền kinh tế toàn cầu đang lao đao vì Covid-19, sự im lặng của huyền thoại đầu tư đến từ Omaha lại khiến nhiều nhà đầu tư khác lo ngại. Nhiều đồn đoán cho rằng ông đang thực hiện những bước đi "âm thầm" nhưng có chiến lược.
Trong phiên giao dịch ngày 23/3, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chạm đáy 18,591 điểm - giảm 37% so với mức cao nhất một tháng trước đó, đồng thời xoá tan mọi nỗ lực của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, ngay sau đó, chỉ số Dow Jones bất ngờ đảo chiều tăng trở lại, đạt 24.000 điểm, tăng 29% sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 15/4. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng vọt tại Mỹ, nền kinh tế "rơi tự do" với GDP giảm mạnh chưa từng thấy, ước tính GDP của Mỹ có thể giảm tới 50% trong quý II. Nghịch lý "tàu lượn siêu tốc" diễn ra trên thị trường chứng khoán càng khiến các nhà đầu tư hoang mang.
Trong những cuộc khủng hoảng tài chính trước, nhà đầu tư huyền thoại đến từ Omaha luôn lạc quan và định hướng thị trường bằng những quan sát hết sức chi tiết của mình. Ông cho rằng nhà đầu tư không nên quá lo lắng trước những biến động của thị trường mà điều quan trọng là phải tập trung vào viễn cảnh dài hạn hơn: thị trường chứng khoán Mỹ vẫn là nơi đáng đầu tư và nền kinh tế Mỹ sẽ sớm khôi phục. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện đại, ông lại giữ im lặng một cách bất ngờ.
"Có thể ông ấy không muốn trở thành một người hùng ở thời điểm hiện nay", một nhà đầu tư lâu năm trên phố Wall và luôn quan sát những bước đi của Buffett nhận định.
Từ trước đến nay, Buffett luôn kiên định giữ vững lập trường đầu tư của mình "Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam". Đồng thời ông cũng luôn khẳng định: Thời điểm thích hợp nhất để mua vào là khi tất cả mọi người hoảng loạn bán ra và thời điểm thích hợp nhất để bán ra là khi tất cả mọi người tranh nhau mua vào.
"Các nhà máy vẫn ở đó, đất đai và cơ sở hạ tầng vẫn ở đó, nguồn lao động có kỹ năng vẫn ở đó; vậy thì tại sao chúng ta phải lo sợ mà không đầu tư vào lúc này", Buffett lý giải cho hành động đầu tư hàng tỷ USD vào một loạt công ty đang trên đà phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trong một bài phỏng vấn trên Wall Street Journal vào năm 2018.
"Tuy nhiên hiện nay mọi thứ đang diễn ra tồi tệ hơn rất nhiều. Không có cách nào để biết chúng ta có rơi vào trường hợp giống như mùa thu năm 2008 hay không và đại dịch này bao giờ sẽ kết thúc", Chủ tịch Berkshire Hathaway thừa nhận.
12 năm về trước, bất chấp những biến động trên thị trường, Buffett luôn đi đầu trong việc trấn an nhà đầu tư và khôi phục niềm tin vào thị trường khi rót khoản tiền lớn đầu tư vào một loạt công ty lớn đang trên bờ vực phá sản tại thời điểm đó. Chỉ qua một đêm, ông đã đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs và 3 tỷ USD vào General Electric. Năm 2011, ông tiếp tục chi thêm 5 tỷ USD mua cổ phiếu Bank of America.
Tất nhiên, ở thời điểm đó, huyền thoại đầu tư xứ Omaha đã nhận được sự đền đáp xứng đáng khi thị trường hồi phục và các cổ phiếu mà ông nắm giữ đều tăng giá. Theo Tạp chí phố Wall, ông đã kiếm được hơn 10 tỷ USD tiền lãi từ các khoản đầu tư thời điểm đó.
Năm 2008, Buffett từng trả lời phỏng vấn trên tờ New York Times với khẳng định chắc nịch "Hãy mua cổ phiếu Mỹ". Mặc dù không biết chính xác thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đi theo hướng nào nhưng ông cho cho rằng việc đầu tư vào các cổ phiếu Mỹ là một quyết định đầu tư thông minh. Khi đó, ông kêu gọi các nhà đầu tư ngừng nắm giữ tiền mặt và chuyển sang mua cổ phiếu.
"Nhiều nhà đầu tư cảm thấy an toàn khi nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên tôi cho rằng đó là điều không nên bởi các chính sách của Chính phủ trong nỗ lực giải cứu nền kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ dẫn tới lạm phát tăng cao và làm sụt giảm giá trị của tiền mặt. Trong khoảng một thập kỷ tới, việc nắm giữ cổ phiếu và các tài sản sẽ có giá trị hơn sở hữu tiền mặt ở một mức độ đáng kể", Buffett cho biết.
Thực tế chứng minh rằng Buffett đã đúng khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones vào thời điểm tháng 3 năm 2009 mới chỉ đạt khoảng 6.500 điểm đã tăng lên gần 30.000 điểm vào tháng 2 năm 2020 trước khi Covid-19 ập tới làm chao đảo thị trường.
Tuy nhiên, lần này Buffett hoàn toàn giữ im lặng. Ông cho biết "89 năm trong đời tôi mới chứng kiến một điều tồi tệ như thế này" và không tiết lộ cụ thể về những khoản đầu tư ở thời điểm hiện tại. Mặc dù có thời điểm thị trường chứng khoán giảm tới gần 1/3 giá trị nhưng ông vẫn không hề lên tiếng đó có phải là thời điểm thích hợp để mua vào hay không.
Theo ước tính đến cuối tháng 12 năm 2019, Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông hiện đang có giá trị thị trường khoảng 450 tỷ USD. Berkshire có khoảng 125 tỷ USD tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt. Đầu tháng 4, ông quyết định nâng thêm tổng vốn đầu tư khoảng 390 triệu USD vào 2 cổ phiếu hàng không là Delta Air Lines và Southwest Airlines sau tuyên bố "sẽ không bán cổ phiếu hàng không" trong một bài phỏng vấn trên Yahoo Finance vào tháng 3. Trong một diễn biến khác, ông đã bán ra khoảng 31 triệu USD cổ phần của mình tại Bank of New York Mellon.
Sau tất cả, Buffett vẫn im lặng cho đến thời điểm hiện tại. Ông không đưa ra bất cứ một dự đoán lạc quan nào cũng như tiết lộ về việc mình có rót vốn vào bất cứ công ty nào đang gặp khó khăn ở thời điểm này hay không.
Hà My
Ảnh hưởng Covid-19, có gia đình đã phải pha thêm nước vào sữa cho con Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có gia đình ở New Delhi, Ấn Độ đang cầm cự với chỉ 1 bữa ăn mỗi ngày, đã phải pha thêm nước vào sữa cho các con... Tờ New York Times nhận định, đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhiều quốc gia trong nhóm thị trường mới nổi lâm vào tình trạng kiệt quệ về kinh...