Nhà đầu tư châu Á méo mặt vì thương chiến Mỹ-EU leo thang
Thị trường tài chính châu Á ngày 10-4 tụt dốc trước khả năng cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-EU leo thang, cạnh đó là chuyện nước Anh rời khỏi EU.
Chú thích: Các thị trường châu Á đều sụt giảm trong ngày 10/4 sau cảnh cáo của Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Trong tuần, Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ áp thuế lên 11 tỷ USD hàng nhập khẩu của EU. Tin này khiến các nhà đầu tư châu Á dội ngược sau khi thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trở lại trước các tín hiệu tốt từ đàm phán thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc trong tuần rồi.
Ông Trump đã nhiều lần tỏ ý không hài lòng trước những ưu đãi và trợ cấp “bất hợp pháp” của EU đối với hãng chế tạo máy bay Airbus – điều này gây tổn hại đến Boeing. Cả hai bên đã cố gắng dàn xếp nhưng chưa đạt được thỏa thuận cụ thể.
Tháng trước, Airbus đã thành công trong việc thuyết phục Trung Quốc ký thỏa thuận 300 máy bay mới. Cuộc khủng hoảng dòng máy bay 737 Max của Boeing gần đây đã khiến Boeing không có được đơn hàng mới nào trong tháng 3-2019. Các tác động này đã buộc ông Trump nhắc khéo về khả năng chiến tranh thương mại với EU.
Các bất đồng giữa Hoa Kỳ – EU sẽ tạo nên áp lực cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa hai bên. “Hòa bình hay chiến tranh, tất cả cho thấy rằng không một quốc gia nào thoát khỏi chính sách thương mại của Tổng thống Trump”, Stephen Innes thuộc công ty SPI Asset Management phát biểu.
Tuyên bố mới nhất của ông Trump đã khiến các thị trường chứng khoán bật đèn đỏ. Ba chỉ số chính của thị trường Wall Street giảm trong phiên giao dịch cuối ngày và tổn thất nhanh chóng lan sang các thị trường châu Á. Hong Kong giảm 0,6%, Thượng Hải mất 0.8%, trong khi Tokyo mất 0,7% vào trưa nay.
Video đang HOT
Trong khi đó, Singapore giảm nhẹ 0,1%, Seoul xuống 0,2% và Đài Bắc giảm 0,3%. Thị trường Wellington và Jakarta giảm với tỷ lệ cao hơn. Riêng thị trường Sydney bình ổn.
RICKY HỒ
Theo PLO
Lý do Nga và Iran có thể ngày càng lún sâu vào những bất đồng tại Syria
Những động thái gần đây tại Syria làm bật khoảng trống lớn giữa Nga và Iran cũng như việc xung đột lợi ích của các quốc gia can dự vào Syria. Có một thứ luôn tồn tại trong sự thăng, trầm của mối quan hệ Nga-Iran, đó là sự thiếu hụt lòng tin giữa hai quốc gia này.
Nga và Iran đã hợp tác trong nhiều năm để bảo đảm sự chính quyền Tổng thống Syria Assad được tồn tại nhưng khi cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này lắng xuống, dường như Nga và Iran đang đấu tranh để tìm kiếm một tương lai khác ở Syria?
Trong một bài phỏng vấn trên CNN hôm 25/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã hàm ý về việc "giải tán" mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Iran.
Nhắc tới khái niệm đồng minh, ông Ryabkov chia sẻ với kênh American rằng "Tôi sẽ không dùng những loại từ này để miêu tả mối quan hệ của chúng tôi với Iran".
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran
Quan chức Nga khẳng định rằng Moscow và Tehran không chung quan điểm về mọi vấn đề ở Syria và rằng Moscow không "đánh giá thấp tầm quan trọng của những giải pháp nhằm đảm bảo an ninh cho nhà nước Israel" đồng thời nhấn mạnh rằng đây là "một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga".
Ông Ryabkov đưa ra nhận định về 3 bước phát triển nổi bật ở Syria.
Trước hết, đó là sự tái sinh của những đụng độ giữa lực lượng ủng hộ Nga và lực lượng ủng hộ Iran và lực lượng ở đồng bằng Al Ghab.
Thứ hai, sự leo thang của các cuộc xung đột giữa Israel và Iran.
Và cuối cùng, đó là sự gia tăng đàm phán về khu vực an toàn ở Bắc Syria giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Nga.
Những bước phát triển này làm bật khoảng trống lớn giữa Nga và Iran cũng như việc xung đột lợi ích của các quốc gia can dự vào Syria. Sự thực, Moscow chưa bao giờ xem Tehran là một "đồng minh" vì mối quan hệ giữa hai nước luôn cực kỳ phức tạp.
Tùy từng giai đoạn lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước trải qua từ kiểu quan hệ thù địch sang cạnh tranh. Trong những thăng trầm đó, tất nhiên, có một thứ luôn tồn tại đó là sự thiếu hụt lòng tin giữa hai quốc gia này.
Dù cả Iran và Nga đều can dự vào cuộc nội chiến ở Syria với mục tiêu là bảo vệ Tổng thống Assad nhưng họ không có cùng chương trình hành động ở Syria.
Hai quốc gia này đều ganh đua để nắm lấy vai trò lãnh đạo, ảnh hưởng với chính quyền ông Assad, lợi ích kinh tế và các khía cạnh khác ở Syria. Nga dường như cởi mở hơn trong việc dàn xếp cùng Iran để giành được những lợi ích quốc gia. Thực tế, Moscow đang ngăn cản nhiều cuộc tấn công của quân đội Israel nhằm vào Iran.
Khi Ngoại trưởng Nga điện đàm cho người đồng cấp Iran để thảo luận về sự hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở Aleppo vào cuối năm 2016, nhà ngoại giao Zarif đã khảng khái trả lời rằng Iran sẽ không ủng hộ bất kỳ hiệp định nào mà nước này không tham gia.
Iran vẫn duy trì sự hiện diện ở Syria và gia tăng ảnh hưởng ở quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, chẳng có gì nghi ngờ về việc vị thế hiện tại của Tehran tại Syria đang giảm sút vì 3 lý do chính.
Trước hết, Nga tăng cường nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng với chính quyền Tổng thống Assad. Thứ hai, Israel đang hướng mục tiêu tấn công vào Iran ở Syria. Thứ ba, Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng sự hiện diện quân sự ở Bắc Syria và gia tăng vai trò cũng như ảnh hưởng ở đây.
Những động thái này khiến Iran lo ngại và nghi ngờ về mối quan hệ của nước mình với Nga. Một số người lập luận rằng Moscow không quan tâm hoặc không có khả năng đẩy Iran ra khỏi Syria nhưng lại có thể làm giảm ảnh hưởng của Tehran.
Hồi tháng 1/2017, Nga đã đóng góp bản nháp về hiến pháp Syria. Tài liệu này cho thấy rõ ràng định hướng của Nga về tương lai Syria và trong đó chứa đựng hai điều mà chắc chắn Tehran không bao giờ đồng tình: quyền tự quyết và khả năng thay đổi biên giới của quốc gia này thông qua cuộc trưng cầu dân ý công khai.
Và khi cuộc nội chiến ở Syria đang ngày càng lắng xuống, cả Tehran và Moscow đều đang tự giành lại vị thế để đón nhận sự ảnh hưởng về chính trị và kinh tế. Sự bất đồng giữa hai quốc gia tuy nhiên được cho là sẽ làm gia tăng những mâu thuẫn vốn tồn tại giữa hai nước.
Theo Nguoiduatin
Nga dùng "món quà" bất ngờ, "dụ dỗ" Pháp, Đức rời bỏ người Mỹ ở Syria? Những vấn đề nội tại của châu Âu có thể được tháo gỡ khi các nước này rời bỏ sự lạnh nhạt của người Mỹ và đi theo lời mời gọi hấp dẫn đến từ Nga. Nga muốn Đức, Pháp rời bỏ Mỹ trong vấn đề Syria. Nga đang thúc giục Đức và Pháp phá vỡ quan hệ đồng minh với người Mỹ...