Nhà đầu tư BOT: Từ khách hàng lớn biến thành con nợ lớn của ngân hàng
Năm 2020 là một năm đầy biến cố và khó khan, dịch Covid – 19 đã tác động tiêu cực làm đa số doanh nghiệp đều điêu đứng, Chính phủ phải mở gói cứu trợ. Với các doanh nghiệp đầu tư BOT, lưu lượng phương tiện sụt giảm, không được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng, vốn nhà nước tham gia dự án không được giải ngân đủ … khiến phương án tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể đẩy các doanh nghiệp BOT vốn đã khó nay càng khó hơn, thậm chí phá sản.
Cuối tháng 9 vừa rồi, khi nhấn nút khởi công 3 dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam theo phương thức đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “Giao thông phải đi trước mở đường, vì thế, nghèo cũng phải làm giao thông, khá cũng phải làm giao thông, càng giàu càng phải làm giao thông, không có giao thông thì khó phát triển được đất nước”. Để thực hiện được điều đó, trong bối cảnh ngân sách gặp khó khăn, không thể phủ nhận hiệu quả mà hình thức đầu tư BOT đem lại cho nền kinh tế cũng như người tham gia giao thông. Tuy nhiên, những bất cập của loại hình này đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các bên liên quan mà đến nay vẫn chưa thể giải quyết. Trong đó, các nhà đầu tư BOT từ chỗ là những khách hàng lớn đã biến thành con nợ lớn của ngân hàng.
Lún sâu trong “vũng nợ” …
Từng được coi là “ông trùm” BOT phía Bắc với hàng chục dự án giao thông lớn, thế nhưng đến nay, Công ty CP Tasco đã trở thành một trong những điển hình của sự thất bại trong đầu tư các dự án BOT. Hàng loạt dự án của doanh nghiệp này bị người dân phản đối kịch liệt, bắt đầu từ trạm BOT Tân Đệ (Thái Bình), sau đó lan sang BOT Mỹ Lộc trên quốc lộ 21B (Nam Định). Mặc dù Bộ GTVT và địa phương hỗ trợ lập lại trật tự để tiếp tục thu phí, nhưng các trạm BOT này vẫn nhiều lần phải xả trạm, tạm dừng hoạt động khiến doanh thu bị giảm mạnh.
Một số dự án khác của Tasco cũng gặp rắc rối, không thu phí được đúng theo kế hoạch, ví dụ như dự án BOT quốc lộ 10 (Hải Phòng), BOT Đông Hưng (Thái Bình). Từ mức doanh thu kỷ lục gần 2.800 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 400 tỷ đồng trong năm 2016, đến 2017 doanh nghiệp này bắt đầu rơi vào cảnh thua lỗ. Trong quý 2-2020, Tasco chỉ đạt doanh thu 170 tỷ đồng, giảm 37% so cùng kỳ năm trước, báo lỗ 13 tỷ đồng.
Đặc biệt, Tasco trở thành một con nợ lớn của ngân hàng, chủ yếu là các khoản vay dài hạn tài trợ cho các dự án hạ tầng BOT tại khu vực phía Bắc. Cụ thể, tính đến cuối tháng 6, nợ vay dài hạn của Tasco lên đến hơn 5.400 tỷ đồng, gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong đó, 4.340 tỷ đồng là vay cho dự án BOT, hơn 170 tỷ đồng vay cho dự án BT và 853 tỷ đồng vay cho dự án thu phí tự động không dừng.
Video đang HOT
Tương tự, Công ty TNHH Phú Hà (nhà đầu tư BOT cầu Việt Trì – Ba Vì) cho biết, dự án cầu Việt Trì đưa vào thu phí từ tháng 4/2019 nhưng đến nay so với phương án tài chính ban đầu thì doanh thu chỉ đạt 20-30%. Theo nhà đầu tư, doanh thu cầu Việt Trì – Ba Vì giảm là do lưu lượng xe phân lưu với cầu Hạc Trì nên không đúng với dự báo lưu lượng và với mức doanh thu này thì không đủ để nhà đầu tư duy trì hoạt động. “Với lưu lượng và phương án tài chính thu phí như hiện nay thì 100 năm nữa dự án cũng không thể hoàn được vốn. Do vậy chúng tôi đề xuất Nhà nước mua lại một phần để hỗ trợ dự án vì hiện nay nhà đầu tư rất bế tắc”, đại diện nhà đầu tư cho biết.
Hay như ở Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả đang gặp nhiều khó khăn về phương án tài chính do đến nay vẫn chưa được bố trí 1.180 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án và điều chỉnh cơ chế thu phí tại trạm La Sơn – Tuý Loan như hợp đồng BOT đã ký, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn, nguồn thu, làm phát sinh thêm chi phí lãi vay khoảng 300 tỷ đồng, dẫn đến phương án tài chính không được bảo đảm.
Đã từng có nhà đầu tư không còn khả năng duy trì hoạt động, phải kiến nghị xin “trả lại” dự án, và nhiều nhà đầu tư BOT khác cũng đang cố găng cầm cự, nhưng nếu thời gian giải quyết các vướng mắc, tồn động kéo dài, thậm chí hơn vài năm, điều này gây ra tổn thất rất lớn cho nhà đầu tư… thậm chí đẩy họ vào con đường phá sản.
… vì k hông tuân thủ hợp đồng
Theo các doanh nghiệp, các dự án BOT nợ nần chồng chất do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân đến từ dự báo sai lưu lượng; có nguyên nhân do năng lực tài chính của nhà đầu tư yếu dẫn đến lệ thuộc vốn ngân hàng; nhưng có một nguyên nhân quan trọng là do một số điều khoản trong hợp đồng BOT giữa Nhà nước và doanh nghiệp dự án đã không được thực thi.
Đại diện nhà đầu tư Dự án BOT Đắk Lắk cho biết, Doanh thu Trạm thu phí giảm 70 – 80% so với phương án tài chính được duyệt, nguyên do từ khi Đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) hoàn thành, thì hầu hết phương tiện giao thông đường bộ đều đi đường tránh mà không đi qua trạm. Bên cạnh đó, Lộ trình tăng giá vé tại Trạm định kỳ 3 năm một lần (tăng 18%) chưa được áp dụng theo Hợp đồng BOT đã ký kết. Trong khi đó, Dự án đã phải áp dụng giảm giá đối với phương tiện loại 4 và loại 5 theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Những yếu tố này đã làm phá sản hoàn toàn phương án tài chính của Dự án BOT Đắk Lắk.
Ông Đinh Văn Tiếp, Tổng Giám đốc Công ty Phương Nam cho hay, hiện nay dự án BOT của Phương Nam thu không đủ trả lãi. Tình trạng này kéo dài ngân hàng sẽ đưa nhà đầu tư vào nợ xấu do không đảm bảo cam kết trả lãi, gốc. Nếu đưa vào nợ xấu thì nhà đầu tư không thể tham gia các dự án khác. Theo ông Tiếp thì có khó khăn như hiện nay là do Nhà nước không thực hiện theo cam kết hợp đồng ký với nhà đầu tư. Theo hợp đồng dự án phải được tăng phí 2 lần rồi, nhưng đến nay vẫn chưa được tăng. Do vậy phương án tài chính thu phí từ 16 năm sẽ phải kéo dài lên 40 năm…
Tuy lộ trình tăng phí đều được ghi rõ trong hợp đồng BOT, nhưng hiện tất cả dự án đều không được tăng phí do Chính phủ chưa cho phép, tất yếu dẫn đến đổ vỡ phương án tài chính. Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, hiện có 49 dự án BOT đã đến kỳ tăng giá theo hợp đồng (3 năm điều chỉnh 1 lần, mỗi lần tăng khoảng 18%). Nếu phải lùi thời điểm tăng giá đến năm 2022, các nhà đầu tư không đảm bảo kế hoạch trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Theo Luật PPP vừa được ban hành, khi doanh thu thực tế chỉ đạt 75% doanh thu trong phương án tài chính trở xuống, Nhà nước bắt đầu xem xét, tính toán việc chia sẻ phần giảm doanh thu. Ngược lại, khi doanh thu thực tế đạt từ 125% phương án tài chính trở lên, Nhà nước sẽ xem xét, yêu cầu nhà đầu tư chia sẻ phần tăng doanh thu. Tuy nhiên, luật mới này rất khó có thể hồi tố áp dụng với những dự án đã đầu tư, trong khi nguy cơ phá sản tại nhiều dự án BOT giao thông đã rất cận kề.
Hiện có 58/60 dự án BOT doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50%. Cũng trong số đó, có 49 dự án đã đến thời hạn tăng phí theo hợp đồng. Nếu không được tăng phí sẽ phá vỡ phương án tài chính, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chính sách điều hành tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực về ngân sách nhà nước trong các giai đoạn tiếp theo.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hôm nay 11/5?
Lãi suất ngân hàng không kỳ hạn hôm nay 11/5 cao nhất là 0,50% ghi nhận tại quầy Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank). Với khách hàng gửi online cho kỳ hạn tương tự, lãi suất cao nhất cũng là 0,50% thuộc về Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bắc Á Bank).
Theo cập nhật mới nhất, lãi suất ngân hàng hôm nay 11/5 cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy đang dao động quanh mức 0,10% - 8,30% tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng được khách hàng lựa chọn.
Trong khi đó, với khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến (online), lãi suất ngân hàng hôm nay đang được các ngân hàng niêm yết trong khoảng 0,10% - 8,76% mỗi năm tuỳ theo kỳ hạn.
Cụ thể, với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất cao nhất là 0,50% ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank). Với khách hàng gửi online cho kỳ hạn tương tự, lãi suất cao nhất cũng là 0,50% thuộc về Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bắc Á Bank).
Đối với kỳ hạn 01 tháng, lãi suất cao nhất gửi tại quầy là 4,75% thuộc về Ngân hàng TMCP Đại dương (OceanBank). Nếu khách hàng chọn gửi online, Ngân hàng TMCP Hàng hải (MaritimeBank) hỗ trợ lãi suất cao nhất, cũng là 4,75%.
Với kỳ hạn 03 tháng, lãi suất gửi tại quầy cao nhất là 4,75% mỗi năm tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank). Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi online, lên tới 5,00%.
Lãi suất ngân hàng gửi online thường cao hơn so với gửi tại quầy (Ảnh minh hoạ)
Đối với kỳ hạn 06 tháng, khách hàng gửi tại quầy nhận được lãi suất cao nhất là 7,50% tại Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB). Nếu gửi online, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hỗ trợ lãi suất cao nhất, chạm mức 8,21%.
Với kỳ hạn 09 tháng, NCB vẫn hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi tại quầy, chạm mức 7,55%. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có mức lãi suất ưu đãi nhất cho khách hàng gửi online, lên tới 8,36%.
Đối với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng gửi tại quầy có thể nhận được lãi suất cao nhất là 8,00% tại NCB. Nếu gửi online, khách hàng có thể chọn SCB bởi lãi suất cao nhất với cùng kỳ hạn cao nhất, chạm mức 8,66%.
Với kỳ hạn 18 tháng, khách hàng gửi tại quầy nên chọn NCB bởi lãi suất cao nhất lên tới 8,15%. Trong khi đó, khách hàng gửi online có thể chọn SCB mức lãi suất vượt trội là 8,76%.
Đối với các kỳ hạn dài hơn như 24 tháng và 36 tháng, khách hàng có thể chọn NCB với lãi suất cao nhất đều là 8,30%. Tương tự, SCB có lãi suất cao nhất cho khách hàng muốn gửi tiết kiệm online, đều ở mức 8,56%.
Mazda tìm kiếm khoản vay 2,8 tỷ USD từ các ngân hàng Nhật Bản Mazda Motor đã đề nghị một khoản vay trị giá 300 tỷ yen (2,8 tỷ USD) từ 3 ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và các tổ chức tài chính khác do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Theo Nikkei, một phần của khoản vay đã được cung cấp cho tập đoàn xe hơi này vào 9/5. Sự bùng phát của dịch...