Nhà đầu tư “bắt đáy” lãi lớn khi nhiều cổ phiếu hồi phục hàng chục phần trăm trong tháng 4
Những nhà đầu tư bắt đáy cuối tháng 3 đã thu về thành quả không nhỏ khi rất nhiều cổ phiếu trên thị trường đã tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí gần gấp đôi.
Trái với tâm lý lo ngại về sự bùng phát của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán vừa trải qua một tháng hồi phục đầy tích cực. Chỉ số VN-Index kể từ đáy 662,53 điểm xác lập vào phiên 31/3 đã hồi phục mạnh lên 769,11 khi kết thúc tháng 4, tương ứng mức tăng 16,1%.
Mặc dù chưa thể ngay lập tức trở lại giai đoạn trước Covid-19, nhưng nhịp hồi phục này đã giúp thị trường “dễ thở” hơn sau cú giảm sốc trong quý 1. Thậm chí, những nhà đầu tư bắt đáy cuối tháng 3 đã thu về thành quả không nhỏ khi rất nhiều cổ phiếu trên thị trường đã tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí gần gấp đôi.
Thống kê các cổ phiếu có thanh khoản trên 50.000 đơn vị/phiên cho thấy FRT đang là cổ phiếu có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 90,58% chỉ trong tháng 4.
DBC cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá mạnh với 73,99% nhờ KQKD đột biến và kỳ vọng giá lợn sẽ tích cực hơn trong năm nay.
HVN dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 và thậm chí lỗ gần 2.600 tỷ đồng trong quý 1 cũng có nhịp hồi phục ấn tượng, lên tới 51,12%. Có lẽ kỳ vọng hoạt động hàng không sẽ dần hồi phục sau khi dỡ bỏ “giãn cách xã hội” vào cuối tháng 4 đã tác động tích cực tới giá cổ phiếu.
Các cổ phiếu VN30 cũng ghi nhận sự hồi phục mạnh trong tháng 4 với mức tăng bình quân lên tới 17,1%, nhỉnh hơn 1% so với mức tăng của VN-Index. Trong đó, POW là cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất VN30 với mức tăng 48,8%.
Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, PNJ cũng hồi phục lần lượt 38,7% và 24% dù chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 khi phải đóng bớt một số cửa hàng cũng như sức mua sụt giảm.
Tương tự như HVN, cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng tăng 18,8% trong tháng 4 với kỳ vọng hoạt động hàng không sẽ dần hồi phục.
Video đang HOT
Trong VN30, các cổ phiếu ngân hàng có sự hồi phục khá “yếu” so với mặt bằng chung. EIB, SBT, VCB, TCB, BID đều có mức tăng thấp hơn VN30-Index cũng như VN-Index. CTG và HDB có mức tăng tương đương VN-Index, trong khi VPB là cổ phiếu tăng tốt nhất với 20,9%. Việc các cổ phiếu ngân hàng hồi phục không quá tốt trong tháng qua có thể đến từ lo ngại nợ xấu sẽ gia tăng sau dịch Covid-19. Ngoài ra, việc giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận ngân hàng.
Điều gì khiến nhiều cổ phiếu tăng mạnh trong tháng 4?
Diễn biến tích cực của thị trường trong tháng 4 có thể đến từ kỳ vọng của giới đầu tư về việc cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 trong nước. Việc Chính phủ tiến hành “giãn cách xã hội” đã mang lại kết quả tích cực khi số ca lây nhiễm mới, đặc biệt lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng ít và thậm chí không còn xuất hiện trong nửa cuối tháng 4.
Một điều trùng hợp là số ca dương tính Covid-19 tại Việt Nam tạo đỉnh vào ngày 29/3 với 169 trường hợp, cũng là thời điểm thị trường tạo đáy. Thống kê quá khứ cho thấy “đỉnh dịch bệnh là đáy chứng khoán” và lần này đang cho kết quả tương tự.
Số ca dương tính Covid-19 tại Việt Nam tạo đỉnh vào cuối tháng 3 (nguồn: worldometers)
Ngoài ra, tháng 4 cũng là giai đoạn TTCK toàn cầu đồng loạt hồi phục sau cú giảm sốc trong tháng 3, qua đó tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư trong nước. Việc các NHTW trên thế giới đồng thuận tung ra các gói kích thích kinh tế, cùng yếu tố dịch Covid-19 có dấu hiệu tạo đỉnh vào cuối tháng 4 đã hỗ trợ cho TTCK.
Trong nước, Chính phủ đẩy mạnh tung ra các gói hỗ trợ kinh tế, giảm lãi suất, cũng như quyết liệt đẩy nhanh đầu tư công (đặc biệt dự án cao tốc Bắc Nam và sân bay Long Thành) sẽ là động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thời “hậu Covid”.
Về mặt định giá, sau cú sụt giảm mạnh tháng 3, định giá P/E của VN-Index có thời điểm chỉ còn khoảng 10 lần, mức thấp nhất trong gần 10 năm qua. Việc thị trường có định giá thấp đã khiến dòng tiền bắt đáy tăng mạnh, qua đó góp phần tạo nên con sóng hồi phục trong tháng 4.
Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cho biết trong tháng 3 có tới gần 32.000 tài khoản chứng khoán được nhà đầu tư trong nước mở mới, đây là con số lớn nhất kể từ tháng 3/2018 khi VN-Index đạt đỉnh 1.200 điểm. Việc nhiều nhà đầu tư mới, hay còn gọi là nhà đầu tư F0 mở tài khoản trong tháng 3 đã mang lại dòng tiền mới cho thị trường.
Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp cũng đăng ký mua cổ phiếu quỹ trong tháng 4, tháng 5. Nếu tính cả lượng cổ phiếu lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua thì tổng giá trị đăng ký mua vào lên tới trên 8.000 tỷ đồng. Cùng với dòng tiền “F0″, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp và ban lãnh đạo khi đăng ký mua cổ phiếu đang là động lực chính hỗ trợ thị trường trong bối cảnh khối ngoại bán ròng ồ ạt.
Nhận định thị trường chứng khoán tuần tới: Kỳ vọng 'sóng tăng'
Nhận định về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần tới, các công ty chứng khoán đều có quan điểm khá thận trọng, nhưng vẫn kỳ vọng xu hướng mới của thị trường được hình thành; trong đó, nghiêng về kịch bản "sóng tăng" sẽ bắt đầu sau kỳ nghỉ lễ.
Chờ đợi động lực tăng trưởng mới
Công ty cổ phần chứng khoán MB - MBS cho rằng, phiên tăng nhe trươc ky nghi lê se mang lai tâm ly tich cưc cho nha đâu tư. Về kỹ thuật, thi trương đa co 7 phiên liên tiêp duy tri xu hương tich luy trên ngương 761,75 điêm cùng sư trơ lai cua nhom cô phiêu ngân hang và cac nhom cô phiêu đươc hương lơi tư gia dâu, đâu tư công... tiêp tuc la đông lưc đê thi trương đón "song tăng".
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (từ ngày 4 - 8/5), VN-Index có thể tiếp tục giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 760 - 785 điểm, trước khi bứt phá khỏi vùng này để tạo xu hướng mới.
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC nhận định, các chỉ số biến động trong biên độ hẹp với thanh khoản vừa phải. Hiện tượng phân hóa tiếp tục diễn ra và dòng tiền có phần nghiêng về các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Xu hướng hiện tại đang khá cân bằng, nhưng có thể sớm bị phá vỡ sau kỳ nghỉ lễ.
Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) vẫn giữ quan điểm thận trọng khi cho rằng, các chỉ số biến động thu hẹp dần, nhiều cổ phiếu tăng giá tốt trong giai đoạn vừa qua đang tiệm cận vùng cản. Việc chọn lọc cổ phiếu ngắn hạn càng lúc càng khó khăn hơn cho nhà đầu tư.
Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua đuổi giai đoạn này khi nhiều cổ phiếu tăng tốt giai đoạn vừa qua đang tiệm cận vùng cản. Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh trong phiên để mua vào các cổ phiếu có kết quả kinh quanh khả quan.
Thực tế cho thấy, nhìn lại diễn biến giao dịch tuần qua, nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn có sự suy yếu. Đơn cử như nhóm cổ phiếu họ Vingroup, VIC giảm 1,2%, VHM giảm 2,1%, VRE giảm 3,8%.
Các mã vốn hóa lớn thuộc nhóm thực phẩm - đồ uống như: VNM giảm 3,7%, SAB giảm 9,7%, MSN giảm 1,1%... Cổ phiếu đầu ngành thép là HPG giảm 2,7%, cổ phiếu ngành bảo hiểm là BVH giảm 1,8%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chìm trong sắc đỏ với GAS giảm 2,6%, PLX giảm 2,5%, PVD giảm 2,3%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều tăng giá có CTG tăng 4,3%, ACB tăng 1%, TCB tăng 0,6%... Trong khi đó, VCB giảm 1,2%, BID giảm 1,1%, MBB giảm 0,7%, TPB giảm 1,7%...
Kết thúc tuần giao dịch qua (từ ngày 27 - 29/4), VN-Index giảm 0,97% xuống 769,11 điểm; HNX-Index giảm 0,12% xuống 106,84 điểm.
Thanh khoản trung bình trên cả hai sàn giảm trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 222 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 15,53% so với tuần giao dịch trước. Tại sàn HNX, khối lượng khớp lệnh đạt trung bình hơn 42 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 25,2%.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1.281 tỷ đồng trên cả hai sàn. Theo đó, khối ngoại bán ròng hơn 1.248 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 32 tỷ đồng trên sàn HNX.
Thực tế do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải hoãn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông và hoãn việc công bố tài liệu Đại hội khiến giới đầu tư chưa có thông tin để ra quyết định giải ngân. Điều này cũng lý giải diễn biến "lình xình", tích lũy của thị trường chứng khoán giai đoạn trước nghỉ lễ.
Khác với mọi năm, đầu tháng 5/2020, các doanh nghiệp sẽ công bố tài liệu Đại hội và những thông tin chốt quyền cổ tức cho cổ đông. ây có thể là thông tin thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và giúp thị trường sôi động trở lại.
Mặc dù các doanh nghiệp có thể cần thời gian dài để khôi phục lại sản xuất, nhưng hiệu ứng tích cực từ việc nối lại hoạt động sản xuất - kinh doanh sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội cùng những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với doanh nghiệp và việc đẩy mạnh đầu tư công có thể sẽ là động lực tăng trưởng mới của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần đầu tháng 5.
Chứng khoán thế giới đi xuống
Thị trường chứng khoán thế giới đi xuống trong phiên cuối tuần qua (ngày 30/4) theo sau các số liệu cho thấy dịch COVID-19 đã thực sự tác động lên nền kinh tế thế giới.
Trên Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,2% xuống 24.345,72 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 0,9% xuống 2.912,43 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,3% xuống 8.889,55 điểm, sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng thêm 3,8 triệu đơn trong tuần trước, đưa tổng số đơn xin trợ cấp trong sáu tuần lên mức trên 30 triệu đơn.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, nền kinh tế Liên minh châu Âu (châu Âu) ghi nhận mức giảm 3,5% trong quý I/2020, chỉ dấu lớn đầu tiên cho thấy tác động của dịch COVID-19 lên khối này. Riêng tại Đức - nền kinh tế đầu tàu châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vọt lên 13,2% trong tháng 4/2020.
Cũng trong ngày 30/4, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã cam kết sẵn sàng khởi động lại các biện pháp như mua thêm trái phiếu nhằm giúp làm dịu tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn chưa được tiến hành khiến nhiều người nghi ngờ cam kết của các nhà hoạch định chính sách về việc đảm bảo cú sốc kinh tế lớn mà khu vực này đang trải qua sẽ không biến thành một cuộc khủng hoảng nợ công mới.
Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 3,5% xuống 5.901,21 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt hạ 2,2% xuống 10.861,64 điểm, còn chỉ số CAC 40 giảm 2,1% xuống 4.572,18 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 2,3% xuống 2.927,93 điểm.
Nối gót đà giảm trên Phố Wall, chứng khoán Tokyo mở cửa phiên sáng ngày 1/5 trong sắc đỏ với chỉ số Nikkei 225 giảm 1,39% xuống 19.913,25 điểm.
Trong khi đó, các thị trường tài chính tại Trung Quốc, Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam đóng cửa nghỉ lễ.
Khối ngoại bán ròng hơn 6.800 tỷ đồng trong tháng 4 dù thị trường hồi phục Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn nhưng áp lực đã giảm bớt. Các cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục bị khối ngoại rút ròng mạnh .VIC đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị lên đến 1.214 tỷ đồng. Kết thúc tháng 4, mặc dù thị trường hồi phục trở lại sau khi bị bán tháo ở...