Nhà đầu tư bán tháo khi giá Bitcoin xuống dưới 30.000 USD
Việc giá Bitcoin giảm sâu đang gây nhiều xáo động ở thị trường tiền mã hóa.
Ngày 20/7, giá Bitcoin giảm sâu xuống khoảng 29.800 USD. Đây là lần đầu tiên từ ngày 22/6 Bitcoin hạ xuống dưới 30.000 USD. Theo Coinmarketcap , vốn hóa toàn bộ thị trường tiền mã hóa đã mất đi gần 89 tỷ USD chỉ trong 24 giờ.
Việc Bitcoin mất giá kéo theo một số loại tiền mã hóa khác như Ethereum hay XRP. Số liệu từ các công ty phân tích cho thấy thợ đào đang bán Bitcoin đi nhiều nhất, trong khi các “cá voi” thì đang tranh thủ mua vào.
Số liệu đưa ra bởi CryptoQuant cho thấy lượng Bitcoin mà thợ đào bán ra tăng mạnh vào tháng 7 (vùng được khoanh màu xanh). Ảnh: CryptoQuant .
Cụ thể, công ty CryptoQuant cho biết lượng Bitcoin chuyển từ ví các tài khoản đào Bitcoin lên sàn đã tăng mạnh. Ngày 17/7, các thợ đào đã chuyển hơn 98 Bitcoin lên sàn để bán ra. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 3/11/2020.
Trong khi đó, các “cá voi”, tức là những người sở hữu 1.000-10.000 Bitcoin, đang thu mua đồng tiền mã hóa này. Số liệu của Glassnode cho thấy tổng lượng Bitcoin mà “cá voi” nắm giữ đạt trên 57.000 đơn vị, tương đương gần 1,7 tỷ USD.
Video đang HOT
Lượng mua vào của các nhà đầu tư “cá voi” gần tương đương toàn bộ số Bitcoin bán ra trong 2 tháng qua, sau khủng hoảng bắt nguồn từ lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc và việc Tesla không chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này.
Bitcoin đã không còn có thể giữ vững ở mức 30.000 USD mỗi đồng và đã tụt xuống còn khoảng 29.816 USD, theo CoinMarketCap .
Các cá voi crypto đang thu mua một lượng lớn Bitcoin thanh lý. Ảnh: Coinpage .
Nhà phân tích Colin Wu cho biết các nhà đầu tư đã thanh lý hơn 135 triệu USD giá trị BTC chỉ trong vòng một giờ. Giao dịch có giá trị lớn nhất diễn ra trên sàn giao dịch Bybit có tổng giá trị hơn 4,51 triệu USD.
“Dự kiến Bitcoin sẽ còn giảm sâu xuống mức 22.000 đến 24.000 USD. Nó sẽ dao động ở tầm 20.000 – 40.000 USD trước khi có thể tăng trở lại vào thời gian sắp tới”, Vijay Ayyar, người đứng đầu ban phát triển kinh doanh của Lumo chia sẻ.
Trung Quốc dọa "giáng đòn chí mạng" vào Mỹ
Bắc Kinh dọa "giáng đòn chí mạng" sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt 7 quan chức Trung Quốc giữa lúc quan hệ song phương leo thang căng thẳng.
Trụ sở Văn phòng Liên lạc tại Hong Kong của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg).
7 quan chức Trung Quốc trong danh sách trừng phạt của Mỹ công bố ngày 16/7 đều là quan chức của Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại đặc khu hành chính Hong Kong. Theo lệnh trừng phạt, tài sản của những người này tại Mỹ (nếu có) sẽ bị đóng băng, đồng thời họ sẽ bị cấm giao dịch với các doanh nghiệp và công dân Mỹ.
Washington coi văn phòng liên lạc trên là công cụ để Bắc Kinh áp đặt tầm ảnh hưởng lên Hong Kong và làm giảm mức độ tự trị của đặc khu này.
Văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Hong Kong ngày 17/7 đã chỉ trích Washington "vô cớ bôi nhọ" sau khi Mỹ cảnh báo các công ty nước này về "rủi ro rõ ràng trong hoạt động, tài chính, pháp lý và uy tín" ở Hong Kong, bao gồm cả luật an ninh quốc gia cũng như nguy cơ các công ty tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ bị Trung Quốc áp đặt biện pháp trả đũa.
"Các biện pháp trừng phạt liên tiếp mà Mỹ áp đặt lên chúng tôi không có ý nghĩa gì, ngoài việc tiếp thêm sức mạnh cho sự coi thường của chúng tôi đối với các chính trị gia Mỹ và khơi dậy ý chí mạnh mẽ đấu tranh vì lợi ích quốc gia của chúng tôi", văn phòng liên lạc tại Hong Kong của chính phủ Trung Quốc nêu rõ.
"Bất kỳ ai can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong đều cần biết rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển vững chắc và chúng tôi sẽ giáng đòn chí mạng vào hành vi vô lương tâm của Mỹ", văn phòng Hong Kong cảnh báo.
Cùng ngày, thông cáo của Văn phòng đặc phái viên ngoại giao của Trung Quốc tại Hong Kong cho biết khuyến cáo của Mỹ về hoạt động kinh doanh tại Hong Kong là "vô nghĩa", đồng thời khẳng định luật an ninh quốc gia là biện pháp giúp "đưa Hong Kong từ hỗn loạn sang trật tự".
"Cái gọi là các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc hoàn toàn không thể thay đổi những nỗ lực hợp pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, cũng như quyết tâm đảm bảo sự thịnh vượng và ổn định của Hong Kong. Thay vào đó, điều đó chỉ càng cho người dân Trung Quốc và thế giới thấy bộ mặt của Mỹ", thông cáo cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 16/7 tuyên bố khuyến cáo kinh doanh tại Hong Kong và lệnh trừng phạt đối với 7 quan chức Trung Quốc là "thông điệp rõ ràng rằng Washington kiên quyết đứng về phía người dân Hong Kong".
Ông Blinken cáo buộc Bắc Kinh thất hứa trong việc cho phép Hong Kong có quyền tự chủ ở mức độ cao và "bóp nghẹt khát vọng dân chủ" của người dân đặc khu bằng cách loại bỏ các nhà lập pháp dân cử, bắt giữ các nhà hoạt động và buộc đóng cửa báo Apple Daily.
Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng cảnh báo các doanh nghiệp, công dân Mỹ về "rủi ro khi hoạt động kinh doanh tại Hong Kong" do những thay đổi về điều luật, quy định tại đây.
Trước khi Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ trích Mỹ "can thiệp nội bộ" và nói rằng Hong Kong là một phần của Trung Quốc, các vấn đề của Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
WB nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của Trung Quốc lên 8,5% Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay từ 8,1% lên 8,5%, song lưu ý rằng đà phục hồi hoàn toàn cho nền kinh tế này đòi hỏi có tiến triển lớn trong hoạt động tiêm vaccine ngừa COVID-19. Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Du...