Nhà đầu tư bán tháo, giá dầu sụt gần 7% về mức 65USD/thùng
Sản xuất tăng cao và việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran, trong đó kể đến việc cho phép 8 nước lớn vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu, đã khiến cho giá dầu giảm xuống thấp hơn nữa.
Ảnh; GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu thô trên thị trường Mỹ giảm sâu xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm đến nay.
Giá dầu nói chung như vậy đã có 12 phiên giảm liên tiếp. Giá dầu thế giới chính thức bước vào trạng thái suy giảm.
Giá khí đốt tự nhiên, tuy nhiên tăng hơn 8% lên mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây khi mà nhu cầu đối với nhiên liệu đốt nóng được kỳ vọng tăng mạnh trong mùa đông giá rét.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 4,24USD/thùng tương đương 7,1% xuống 55,69USD/thùng trên thị trường New York.
Đây là mức đóng cửa thấp nhất của giá dầu WTI hợp đồng tính từ ngày 16/11/2017 và là phiên hạ mạnh nhất của giá dầu trong hơn 3 năm, theo số liệu của Dow Jones Market Data.
Giá dầu như vậy đã giảm 12 phiên liên tiếp, chuỗi sụt giảm dài nhất của giá dầu WTI tính từ khi giá dầu WTI bắt đầu được đưa vào giao dịch từ năm 1983.
Chuyên gia phân tích cao cấp tại Banyan Hill Research, ông Matt Badiali, nhận xét: “Mỹ đã tạo ra tất cả những sự hỗn loạn trên thị trường bằng việc trừng phạt Iran. Sau đó, Mỹ lại nới lỏng lệnh trừng phạt vào phút chót, cuối cùng Iran vẫn sản xuất và bán dầu bình thường. Dầu trên thị trường giờ đang quá thừa thãi”.
Video đang HOT
D iễn biến giá dầu Brent trong 1 năm qua – Oil Price Chart
Sản xuất tăng cao và việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran, trong đó kể đến việc cho phép 8 nước lớn vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu, đã khiến cho giá dầu giảm xuống thấp hơn nữa.
Tuy nhiên, ông Badiali khẳng định tình trạng hiện tại của thị trường không thể duy trì được bởi sản xuất của Saudi Arabia đang ở sát mức đỉnh và họ sẽ không thể duy trì quy mô sản xuất như vậy trong thời gian dài, đây sẽ là mức đáy của giá dầu.
Phiên ngày thứ Ba, giá dầu toàn cầu – dầu Brent cũng chính thức bước vào trạng thái suy giảm, giá dầu Brent hiện giảm 24% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 10/2018. Giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 1/2018 giảm 4,65USD/thùng tương tương 6,6% xuống 65,47USD/thùng.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Sau dầu mỏ, đến lượt giá chứng khoán Mỹ lao dốc
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm mạnh vào hôm qua, với chỉ số Dow Jones chìm sâu 600 điểm trong bối cảnh giá dầu mở rộng đà đi xuống, đồng đô la Mỹ vững chắc hơn làm dấy lên những lo lắng về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn tương đối tích cực, thể hiện qua số lượng cổ phiếu trao tay thành công.
Apple kéo thị trường
Chỉ số công nghiệp Dow Jones rớt 602,12 điểm, tương đương 2,3%, xuống 25.387,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,79 điểm, tương đương 2%, đóng cửa tại 2.726,22 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq lao dốc 206,03 điểm, tương đương 2,8% và kết thúc tại 7.200,87 điểm.
Khối lượng giao dịch sơ bộ đạt 6,7 tỷ cổ phiếu, giảm nhẹ so với mức trung bình hàng năm là 6,9 tỷ cổ phiếu, theo dữ liệu từ Dow Jones Data Group.
Cổ phiếu Apple giảm 5% sau khi Lumentum Holdings- công ty cung cấp công nghệ cho chức năng nhận diện khuôn mặt của iPhone, cắt giảm triển vọng lợi nhuận và doanh thu với lý do nhận được yêu cầu từ "một trong những khách hàng công nghiệp và tiêu dùng lớn nhất" về việc cắt giảm sản phẩm, mà khả năng là từ Apple. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích tại JP Morgan cũng đã giảm triển vọng cổ phiếu Apple.
Ngoài ra, hai cổ phiếu Alphabet và Amazon giảm tương ứng 2,7% và 4,3%. Cổ phiếu Amazon rơi vào phạm vi thị trường con gấu, giảm khoảng 20% so với mức đỉnh 52 tuần. Nhóm công nghệ thuộc S&P 500 cũng rơi vào phạm vi điều chỉnh, giảm hơn 10% so với mức đỉnh 52 tuần. Trong nhóm cổ phiếu công nghệ, gần như 70% cổ phiếu đã rơi vào phạm vi điều chỉnh.
Cổ phiếu Apple giảm giá mạnh gây áp lực lên thị trường
Michael Schoonover, quản lý danh mục đầu tư tại Catalyst Funds cho rằng việc giảm giá thị trường gần đây cho thấy quả "bong bóng đầu tư thụ động" đang xẹp dần, khi mà giá cổ phiếu đã tăng quá cao một cách vô lý nhờ dòng tiền ồ ạt đổ vào các quỹ chỉ số thụ động và các quỹ hoán đổi danh mục ETF thời gian qua. Ông nói: "Chúng ta đã nhìn thấy khối lượng thấp về cuối năm, điều này cho thấy rằng dòng tiền từ cac tổ chức đã không tiếp tục thúc đẩy thị trường".
Ông chia sẻ thêm: "Bởi vì nhiều quỹ chỉ số thụ động đã giúp gia tăng vốn hóa thị trường thời gian qua, các công ty lớn như Apple hay Amazon đã là đầu tàu dẫn dắt thị trường đi lên mạnh mẽ trong năm 2018, tạo ra một chu kỳ tự củng cố dẫn đến định giá cứ ngày càng cao hơn đối với các công ty chi phối S&P 500. Và bây giờ chúng ta đang nhìn thấy việc tái định giá ở nhóm cổ phiếu này là không thể tránh khỏi, khi mà động lực tăng chủ yếu nhờ vào dòng tiền liên tục rót vào các quỹ chỉ số thụ động do có phí quản lý thấp".
Giá dầu và đồng USD cũng gây áp lực
Các đại diện từ Ả rập Xê út cuối tuần qua cho biết nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu của mình, trong khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng gây thêm áp lực khi các thành viên trong nhóm cũng sẽ cắt giảm thêm sản lượng đầu ra.
Dù vậy, giá dầu thô WTI giao tháng 12 của Mỹ hôm qua tiếp tục giảm 1,44%, đánh dấu phiên thứ 11 liên tiếp đi xuống, và kết thúc phiên đầu tuần rớt về dưới mốc 60 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 2 đến nay.
Cú giảm sốc trong giá dầu đã khiến các nhà đầu tư thêm lo ngại về sức khỏe của thị trường toàn cầu, do đó các nhà đầu tư sẽ càng theo dõi chặt chẽ những thỏa thuận cắt giảm sản lượng, mà được kỳ vọng có thể giúp ổn định lại thị trường hàng hóa này, vốn đã chính thức bước vào thị trường con gấu vào tuần trước, được đánh dấu bằng mức sụt giảm 20% từ mức cao nhất gần đây.
Những lo lắng về hiệu ứng giá dầu lên thị trường đến khi các nhà đầu tư tiếp tục băn khoăn về căng thẳng thương mại của Trung Quốc và Mỹ, với việc Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng 11 bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20, để thảo luận về những bất đồng thương mại giữa 2 bên.
Craig Callahan, chủ tịch và là người sáng lập của Icon Advisors, thì cho rằng thị trường con gấu của dầu đã đè nặng lên các thị trường nói chung và các công ty thăm dò năng lượng nói riêng, tuy nhiên cũng tạo ra cơ hội mua vào giá thấp cho các nhà đầu tư giá trị. Ông chia sẻ: "Tôi đang cân nhắc việc bổ sung cổ phiếu năng lượng vào trong danh mục đầu tư của mình. Các công ty này đã phòng ngừa rủi ro cho giá dầu, và dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của nhóm này trong năm 2019 có thể tăng trưởng 25%, cao hơn so với mức tăng trưởng dự báo của chỉ số S&P 500 là 9%".
Đồng đô la Mỹ tăng vọt vào hôm qua cũng gây áp lực lên thị trường, vì một đồng USD mạnh hơn có thể làm tổn thương doanh số bán hàng của các công ty đa quốc gia, khi làm cho hàng hóa trở nên đắt hơn đối với khách hàng mua ở nước ngoài.
Trong khi đó, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đe dọa rằng áp thêm thuế lên lượng xe hơi sản xuất ở nước ngoài là chiến thuật đàm phán tốt nhất của ông về thương mại. Nguồn tin này cho biết, ông Trump đã nói với các trợ lý rằng ông có thể tiến tới một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Canada vì ông đã đe dọa với Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, bằng việc áp hàng rào thuế quan lên xe hơi sản xuất ở nước này.
Trước đó, ông Trump cân nhắc áp thêm thuế 25% lên xe hơi sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Các nhà sản xuất xe hơi và Chính phủ nước ngoài đã lên tiếng chỉ trích ông Trump vì điều này, đồng thời lưu ý rằng hàng rào thuế quan này sẽ làm gia tăng chi phí xe hơi và tác động tới doanh số cũng như việc làm.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán ngày 13/11: Kiểm định mốc kháng cự 930 điểm? VN-Index đóng cửa cao nhất phiên với cây nến xanh dài, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp và độ rộng của phiên phục hồi chưa lấy lại được điểm số đã mất. Với nhịp phục hồi xuất hiện ở cuối phiên, chỉ số VN-Index có xác suất cao sẽ kiểm định lại mốc kháng cự quanh 930 điểm. Chứng khoán Mỹ...