Nhà, đất cuối năm vẫn “nóng” bất chấp dịch Covid-19
Từ đầu năm đến nay, giá bất động sản (BĐS) hầu như miễn nhiễm với dịch bệnh COVID-19. Nhiều nhà đầu tư chờ đợi giá giảm, chủ đầu tư cắt lãi hay xả hàng đã phải thất vọng vì thị trường liên tục tăng và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh vào dịp cuối năm.
Vinhomes là chủ đầu tư hiếm hoi chủ động nguồn cung trong bối cảnh khan hiếm và cũng là thương hiệu bất động sản áp đảo nguồn hàng bán ra năm 2020.
Covid-19 thực sự đã đẩy kinh tế thế giới vào thời kỳ suy thoái sâu nhất kể từ đại khủng hoảng những năm 1930. Tuy nhiên, khác hoàn toàn với các cuộc khủng hoảng trước kia, giữa đại dịch giá nhà vẫn tăng ở hầu hết quốc gia, đặc biệt là những nước có thu nhập trung bình và cao trong quý II. Tại các nước phát triển, giá tăng trung bình là 5%. Cổ phiếu của các công ty nhóm bất động sản giảm 25% trong giai đoạn đầu Covid-19 đến nay phần lớn đã phục hồi.
Thậm chí, The Economist còn chỉ ra một số thị trường BĐS còn bùng nổ như Đức tăng 11% so với cùng kỳ 2019. Tốc độ tăng giá nhanh ở Hàn Quốc và các thành phố ở Trung Quốc khiến chính quyền sở tại thắt chặt các quy định với người mua. Tại Mỹ, giá trung bình trên mỗi foot vuông (tương đương 0,093 m2) trong quý II tăng nhanh hơn so với bất kỳ quý nào trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.
Tại Việt Nam, thị trường BĐS cũng không nằm ngoài chuyển động chung của thị trường thế giới khi ghi nhận tốc độ tăng giá mạnh mẽ ngay cả trong đại dịch. Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tại Hà Nội mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chưa có doanh nghiệp nào giảm giá bán. Có một số dự án thuộc phân khúc bình dân hiện tại giá đã được đẩy lên chạm ngưỡng phân khúc trung cấp. Giá đất nền ở Hà Nội do khan hiếm hàng và thuộc dòng sản phẩm được ưa chuộng nên cũng tăng mạnh.
Tại TP.HCM, giá bán căn hộ trong quý 3/2020 còn tăng mạnh hơn, từ 15 – 20% so với quý 2/2020 nên đã tạo nên cơn sốt nhỏ trên thị trường do khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao. Cũng do khan hiếm nguồn hàng, nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền nên tại các huyện ven đô có sự tăng giá mạnh như Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi…, với mức dao động từ 30 – 50 triệu đồng/m 2 , tăng từ 10 – 15% so với quý trước.
ADVERTISING
Video đang HOT
iTVC from Admicro
Ghi nhận thực tế cho thấy giá tăng mạnh nhất tại những khu vực có hạ tầng phát triển đột phá. Tại Hà Nội, khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ, Hoài Đức…đạt mức tăng trưởng giá từ 10%-30% so với hồi đầu năm do hàng loạt tuyến đường lớn đang được hoàn thành như Tuyến vành đai 3,5, tuyến metro dọc trục Đại Lộ Thăng Long vừa được phê duyệt và nút hầm chui Lê Văn Lương – Tố Hữu vừa được khởi công. Còn tại TPHCM, khu vực thành phố mới phía Đông như quận 9, Thủ Đức…ghi nhận mức tăng mạnh mẽ lên đến 30% khi thành phố Thủ Đức vừa được phê duyệt.
Đánh giá về diễn biến thị trường những tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: “Hiện nay, Viêt Nam kiêm soat hoàn toàn đươc dich bênh Covid 19, kinh tê trong nươc hôi phuc, co tăng trương dương, lưc câu se đươc tiêp sưc đê thị trường bất động sản nong âm, phục hồi trơ lai. Làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản cả nước”.
Cũng có cái nhìn hết sức lạc quan về thị trường BĐS cuối năm, bà Đặng Phương Hằng, Tổng giam đôc Điều hành, CBRE Việt Nam nhận định: “Trong bối cảnh Covid-19 và tác động lâu dài của vấn đề cấp phép, số lượng dự án mới ngày càng khan hiếm trên thị trường, các chủ đầu tư uy tín có sản phẩm trong giai đoạn này sẽ được thị trường đón nhận tích cực và tên tuổi được đẩy mạnh. Ngoài ra, các dự án tại “Thành phố Phía Đông” đang là tâm điểm chú ý của thị trường trong thời gian qua sẽ có sức bật mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát.”
Bà Phương Hằng cũng cho biết thêm, giá bán trung bình toàn thị trường trong cả năm 2020 được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc cao cấp và hạng sang được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án trung cấp dự kiến có mức tăng giá khoảng 5% so với cùng kỳ với mức giá đã tăng nhanh trong hai quý đầu năm. Về phía người mua nhà, những dự án tốt nằm tại các đại đô thị với tiện ích hoàn thiện sẽ là sự lựa chọn ưu tiên. Cùng với đó, dự án được đầu tư bởi những chủ đầu tư lớn với tên tuổi đã được khẳng định trên thị trường sẽ tiếp tục tạo niềm tin cho người mua nhà cuối năm.
Có thể nói, đối với thị trường BĐS dịch bênh Covid-19 như một phép sàng lọc. Những chủ đầu tư nhỏ, lẻ với sản phẩm chưa hoàn thiện dần bị bỏ lại phía sau. Những chủ đầu tư lớn, uy tín với sản phẩm tốt luôn hấp dẫn khách mua kể cả trong dịch bệnh, đặc biệt là những dự án có đầy đủ tiện ích gói gọn trong quần thể. Chính bởi lý do này mà dù dịch bệnh tác động đến hầu hết các lĩnh vực nhưng sức mua trên thị trường BĐS vẫn lớn khiến giá liên tục tăng bất chấp Covid-19. Điều này cũng là minh chứng cho việc BĐS luôn là tài sản giữ giá an toàn, nơi cất giữ tài sản trong khủng hoảng, đặc biệt hiện nay trong bối cảnh NHNN tiếp tục hạ tiếp lãi suất điều hành khiến tiền gửi mất giá.
Bất động sản Việt Nam sẽ lập đỉnh mới vì 3 điều không giống thế giới
Không những hội tụ đủ 3 điều kiện đẩy giá bất động sản leo dốc giống thế giới, thị trường nhà đất Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
3 điểm chung giữ nhiệt cho bất động sản
The Economist vừa công bố thông tin về thị trường bất động sản (BĐS) toàn cầu khiến nhiều người bất ngờ. Thay vì kịch bản màu xám như một số dự đoán trước đó, giá nhà đất trong quý 2 năm 2020 đang có xu hướng tăng ở hầu hết các quốc gia.
Nguyên nhân đầu tiên được The Economist chỉ ra là lãi suất cho vay tại các nước thời gian qua giảm đã giúp người dân có thêm khả năng tiếp cận các khoản tài chính.
Tại Việt Nam, yếu tố trên cũng xuất hiện khá sớm trên thị trường. Hàng loạt các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay mua nhà với mức lãi được kéo về khoảng 6,49 - 8,8%/năm đối với các khoản vay từ 1 đến 3 năm. Một số ngân hàng cao hơn cũng chỉ mức lãi suất từ 7,7-10%/năm. Trung bình, so với năm 2019 mức lãi suất tại Việt Nam đã giảm khoảng 1,5 - 2%/năm. Đây được coi là mức thấp nhất trong nhiều năm.
Chính sách tài khóa là yếu tố thứ 2 được tờ tạp chí uy tín của thế giới lý giải cho việc giá nhà đất thế giới tăng bất chấp dịch bệnh. Điều này được hiểu đơn giản là những khoản hỗ trợ, phúc lợi của Nhà nước các nước với người dân trong thời gian dịch bệnh. Những chính sách riêng cho người mua nhà tại các nước cũng đã được triển khai như cho phép hoãn trả nợ gốc, giãn thời hạn thu hồi tài sản thế chấp. Riêng ở Anh, thống kê cho thấy, số lượng tài sản bị thu hồi thấp hơn tới 93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đó cũng là những gì Việt Nam đã triển khai. Lần đầu tiên, nước ta có gói hỗ trợ chưa từng có cho hàng triệu người dân. Ngoài khoản tiền hỗ trực tiếp cho người lao động, rất nhiều người đã được hưởng chính sách khác như giãn thuế, cho vay không lãi suất trả lương cho lao động, giãn thời gian trả nợ ngân hàng,... Những chính sách ấy đã tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp trong những lúc khó khăn và qua đó giữ ổn định thị trường bất động sản.
The Economist cũng nhắc tới yếu tố thứ 3 là cầu của người dùng. Nghiên cứu chỉ ra, chi phí dành cho nhà ở của các hộ gia đình ở nhiều nước đang tăng lên và nhiều người đang tìm kiếm những nơi ở tốt hơn.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong thời gian dài giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu đông đảo. Đây chính là nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở rất cao và có khả năng chi trả để mua nhà.
Bởi vậy, cùng với xu hướng leo dốc của thế giới, giá căn hộ chung cư quý 2 tại Hà Nội bất chấp đại dịch vẫn tăng khoảng 0,16% so với quý I, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01% (báo cáo quý 2 của Bộ Xây dựng). Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư cũng tăng khoảng 0,25% so với quý I/2020, nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 0,15%.
Căn hộ khó giảm, thậm chí còn tiếp tục tăng giá?
Không chỉ hội đủ các lý do khiến giá bất động sản tăng giá như xu hướng thế giới, các chuyên gia còn cho rằng, bất động sản Việt Nam còn tăng mạnh hơn bởi cầu quá lớn trong khi cung suy giảm và chi phí đầu vào của ngành bất động sản ngày một tăng.
Riêng về cầu bất động sản, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Tổng Giám đốc Đại Phúc Land chỉ ra, người Việt có văn hóa tích lũy tài sản từ bất động sản. Điều này xuất phát từ thói quen "an cư lạc nghiệp" của rất nhiều người Việt. Bởi thế, cầu với BĐS của người Việt là tổng hòa của nhiều yếu tố, từ việc dân số trẻ, nhu cầu lớn, tới điều kiện, thu nhập đang tăng lên hay tâm lý an cư của người dân. Điều này khác so với rất nhiều nước trên thế giới.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, giá nhà đất luôn luôn tăng giá trị trong mọi trường hợp, kể cả xảy ra khủng hoảng.
Đặc biệt của thị trường BĐS Việt là cầu tốt nhưng cung lại yếu. Ông Lê Ngọc Đắc, Giám đốc Sàn BĐS Đất Lành cho rằng, điều này đã xuất hiện từ năm 2019 khi cơ quan chức năng siết chặt việc cấp phép, các dự án tốn rất nhiều hồ sơ, thủ tục để được triển khai.
Một điểm khác tại Việt Nam khiến giá bất động sản được tin tưởng sẽ tăng cao thời gian tới theo ông Đắc là do chi phí đầu vào thời gian qua quá cao trong điều kiện quỹ đất để phát triển dự án ngày càng khan hiếm.
" Mặt bằng chung về giá đất theo thị trường, chắc chắn sẽ không giảm mà chỉ tăng, nên các chủ đầu tư phát triển dự án với các chi phí đầu vào bị đội lên, khi đó, giá bán tới người dùng cũng phải cao, xu hướng giảm là không thể", vị chuyên gia đánh giá.
Đó cũng là điều nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán SSI chỉ ra trong báo cáo mới công bố. Đơn vị này bất động sản dân cư tại khu vực Hà Nội có thể tăng từ 2-3%, và TPHCM có thể tăng từ 7-10% trong năm 2020.
Không chỉ SSI, giới chuyên gia đều đồng tình, dù được xem như "của để dành" hay công cụ đầu tư, BĐS Việt gần như chắc chắc sẽ tăng giá thời gian tới bởi quá nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh đang được kiểm soát tốt như hiện tại, thị trường chắc chắc sẽ sớm thiết lập đỉnh giá mới.
Vì sao giá nhà tăng bất chấp đại dịch? Lãi suất thấp khiến giới đầu tư địa ốc đổ tiền vào nhà đất, đẩy giá nhà tăng cao bất chấp đại dịch. Cùng với đó là nhu cầu về một ngôi nhà rộng hơn vì xu hướng làm việc tại nhà. Thị trường chứng khoán đã sụt giảm vào tháng 9 nhưng nhìn chung vẫn tăng giá trong cả năm 2020. Theo...