Nhà dân lại phố núi Pleiku ngập sâu sau mưa lớn
Sau trận mưa chỉ hơn 1 tiếng vào trưa 4/10, nước đã tràn vào nhà, tàn phá nhiều tài sản và hoa màu của hơn chục hộ dân làng Ngol, phường Trà Bá.
Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ở độ cao gần 800 mét trên mực nước biển, có độ dốc khá lớn, là điều kiện tốt cho việc thoát nước đô thị. Tuy nhiên, tình trạng mưa là ngập lụt nhà dân ở thành phố lại diễn ra khá thường xuyên, và sau mỗi năm, tình trạng mưa ngập lại thêm tồi tệ.
Một tháng nay, khu dân cư ở hẻm 47 Lý Nam Đế, thuộc làng Ngol, phường Trà Bá, thành phố Pleiku đã bị ngập tới 3 lần, mặc dù chạy dọc con hẻm là cống thoát nước rộng nửa mét, cao 70 cm. Sau trận mưa lớn hơn 1 tiếng trưa 4/10, nước từ Quốc lộ 14 qua đường Trường Chinh và mặt đường Lý Nam Đế, tràn xuống làm sập tường Bến xe Đức Long Gia Lai, rồi đổ dồn xuống nơi thấp nhất là khu dân cư làng Ngol, phường Trà Bá. Hậu quả là nước ào vào nhà và vườn rẫy của 11 hộ dân trong hẻm.
Người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau khi mưa lớn gây ngập nhà, cuốn trôi đồ đạc.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh cho biết, nhà chị bị ngập hơn 1 mét, toàn bộ đồ dùng điện, máy móc trong nhà hư hỏng. Đã hơn 1 ngày trôi qua, nhưng đống đổ nát trong nhà vẫn chưa thể dọn dẹp được: “Trong khoảng một tháng nay đã xảy ra 3 lần ngập. Ngoài đường, mương nước đầy, cống không thoát được là đẩy ngược lại vào nhà. Tôi chỉ kịp cúp cầu dao điện, ôm 2 đứa con chạy, không cứu được gì trong nhà. Nước đã làm trôi luôn tủ chén và tủ lạnh nhà tôi”.
Cùng cảnh ngộ, nhiều hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số trong làng Ngol bị nước cuốn trôi hoa màu, lương thực và tràn xuống giếng nước sinh hoạt, đến nay vẫn chưa thể sử dụng. Trận mưa lớn trưa 4/10 cũng khiến hàng trăm mét Quốc lộ 19, đoạn qua đường Lê Duẩn (phường Trà Bá, thành phố Pleiku) ngập úng trong hàng giờ. Ông Nguyễn Thế Tâm, Trưởng phòng Quản lý Đô thị, UBND thành phố Pleiku cho biết, nguyên nhân do cống thoát nước ở mặt đường Lý Nam Đế chưa được đấu nối hai đầu vì vướng chưa giải phóng được mặt bằng.
Video đang HOT
“Thành phố có hệ thống mương thoát nước đường Nơ Trang Long, hệ thống thoát nước đường bến xe (Lý Nam Đế), mương đường nối Lê Duẩn – Nguyễn Chí Thanh đã làm hết, nhưng đoạn Lý Nam Đế có đoạn lâu nay chưa giải tỏa được nên chưa có mương thoát nước. Các hộ dân hay lấy vật dụng che cửa thu nước, nên cũng bị ảnh hưởng nên nước chảy ngược, vô tình chảy xuống làng Ngol, phường Trà Bá”, ông Tâm nói.
Khi nhận được thông tin của người dân địa phương, UBND phường Trà Bá đã phối hợp với lực lượng cứu hộ, cứu nạn của thành phố Pleiku hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Không chỉ ở Trà Bá, mà ở cả thành phố Pleiku, hệ thống thoát nước còn khá thô sơ, nước mưa và nước thải đi chung một hệ thống.
Mật độ cống thoát nước trên diện tích xây dựng mới đạt từ 20 đến 25%, tập trung chủ yếu ở một số tuyến phố trung tâm. Cùng với đó, có nhiều tuyến mương thoát nước hư hỏng không được sửa chữa kịp thời, càng khiến hệ thống thoát nước của thành phố giảm tác dụng, tình trạng mưa ngập lặp đi lặp lại trong nhiều năm.
TP.HCM: 500 y bác sĩ về bệnh viện ung bướu mới
Khi cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM (số 12, đường 400, ấp Cây Dầu, phường Tân Phú, quận 9) hoạt động đủ các khoa, phòng, nơi đây sẽ giảm tải 70%-90% bệnh nhân cho cơ sở chính.
"Tôi năm nay 52 tuổi, bán cơm tấm tại nhà. Cách đây hai năm, anh tôi chết do ung thư. Hôm đi khám bệnh ở phòng mạch tư, bác sĩ (BS) khuyên tôi nên đi tầm soát ung thư bởi gia đình có người chết vì bệnh này" - bà H. (quận 9, TP.HCM) nói với Pháp Luật TP.HCM vào sáng 29-9.
Xẹt cái là tới bệnh viện
Do bận bịu buôn bán, bà H. chưa sắp xếp được thời gian tới Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM (số 3 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh) để khám. Với lại con cái có công việc riêng nên không thể đưa bà đi. Hơn nữa, từ nhà bà H. tới BV khá xa, xe cộ không thuận đường nên năm lần bảy lượt bà vẫn chưa thể đi khám bệnh. "Tôi cứ lo chẳng may mắc bệnh ung thư, không điều trị sớm thì e sẽ xảy ra chuyện không hay" - bà H. chia sẻ.
Khoảng hai năm trước, nghe tin BV Ung bướu TP.HCM xây dựng thêm cơ sở trên địa bàn quận 9, bà H. rất vui. Ngày nào bà cũng ngóng tin và mong BV sớm đi vào hoạt động. Cách đây vài ngày, địa phương lập danh sách những người có nhu cầu tầm soát ung thư, bà H. đăng ký ngay. "Sáng nay tôi được khám, thực hiện một số xét nghiệm mà không tốn tiền. BV gần nhà, xẹt cái là tới, không mất thời gian đi lại nên tôi rất ưng cái bụng" - bà H. trải lòng.
Tương tự, do thường xuyên hút thuốc lại hay ho khan nên con cái khuyên ông M. (54 tuổi, ở quận 9) tới BV Ung bướu TP.HCM để khám. Mặc con nài nỉ, ông M. nằng nặc không đi khám bệnh với lý do "chen lấn vì bệnh nhân đông, đứng chờ mỏi cẳng cũng chưa tới lượt".
Ngày khởi công xây dựng cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM trên địa bàn quận 9, ông M. lội bộ tới xem và mong cơ sở này mau hoàn thành. Và rồi ngày đó cũng tới, sáng 29-9 ông được BS khám và cho thực hiện một số xét nghiệm miễn phí để tầm soát ung thư. "Tận mắt thấy BV khang trang, máy móc hiện đại, BS ân cần, không phải chờ đợi, tôi ngỡ nằm mơ. Vậy là mong muốn có BV gần nhà để khám và tầm soát ung thư của tôi thành hiện thực" - ông M. cười nói.
Máy xạ trị gia tốc thế hệ mới nhất tại cơ sở 2 BV Ung bướu TP.HCM. Ảnh: HL
Bác sĩ cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM siêu âm cho một bệnh nhân. Ảnh: HL
Bệnh nhân hết khổ vì chen lấn, chờ lâu
"Thứ Sáu (ngày 2-10) tới, cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM mới chính thức đón nhận người tới khám. Tuy nhiên, hai ngày nay, cơ sở 2 tổ chức tầm soát ung thư miễn phí cho bà con có nhu cầu trên địa bàn quận 9" - BS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, nói.
Theo BS Tuấn, từ ngày 2-10, cơ sở 2 đưa vào hoạt động các khoa khám bệnh, cấp cứu, xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh. Trường hợp bệnh nhân phải điều trị nội trú, cơ sở 2 có xe đưa về BV Ung bướu TP.HCM trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Bệnh nhân đến khám tại cơ sở 2 sẽ được cấp "thẻ khám bệnh tích hợp thanh toán". Thẻ này lưu lại thông tin cá nhân người bệnh, khi tái khám chỉ cần quét mã vạch. Chưa hết, bệnh nhân có thể nạp tiền qua thẻ và sử dụng thẻ này để thanh toán các khoản chi phí trong quá trình khám bệnh, điều trị, mua thuốc. Điều này giúp bệnh nhân tránh được tình trạng móc túi, mất cắp.
Trước mắt, 100 BS, điều dưỡng được phân công làm việc tại cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM. Sau này, khi tất cả khoa, phòng cùng hoạt động, BV bổ sung 400 BS, điều dưỡng cho cơ sở 2. Do 500 BS, điều dưỡng này được BV Ung bướu TP.HCM ứng tuyển ngay khi bắt đầu khởi công xây dựng cơ sở 2 nên không ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tại cơ sở chính của BV."Để không phải đi sớm, chờ đợi, chen lấn, bệnh nhân trên địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức của TP.HCM nên khám tại cơ sở 2. Chưa hết, bệnh nhân ở các tỉnh thuộc khu vực miền Đông, miền Tây cũng nên khám tại cơ sở 2 vì đường sá hiện nay khá thuận tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân thuộc diện tái khám cũng nên tới cơ sở 2 để không tiêu tốn nhiều thời gian" - BS Tuấn khuyến cáo.
"Theo kế hoạch, tới tháng 9-2021, cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động các khoa còn lại, kể cả phẫu thuật. Khi cơ sở 2 hoạt động đủ các khoa, phòng, nơi đây sẽ giảm tải 70%-90% bệnh nhân cho cơ sở chính" - BS Tuấn cho biết.
Quận Thủ Đức có tân Chủ tịch UBND quận Sáng 22-9, HĐND quận Thủ Đức khóa IV, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ 12 (kỳ họp đột xuất) để miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND quận và các chức danh Ủy viên UBND quận nhiệm kỳ 2016- 2021. Đồng chí Trương Trung Kiên (thứ 2 từ phải sang)...