Nhà cung ứng lớn của Apple đang tháo chạy khỏi Trung Quốc
Một trong những công ty cung ứng khung kim loại lớn nhất cho những chiếc iPhone sẽ sớm rời khỏi Trung Quốc, theo làn sóng của các đối tác lắp ráp.
Catcher Techonology, công ty cung ứng chính khung kim loại cho iPhone, đã đồng ý bán hai công ty con tại Trung Quốc cho Lens Technology. Theo Bloomberg, Catcher là công ty Đài Loan mới nhất bán bớt các nhà máy ở Trung Quốc đại lục để tránh các ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, và chuyển nhà máy sang các quốc gia khác.
Catcher là nhà cung cấp khung vỏ kim loại lớn thứ hai của Apple, với các sản phẩm khung cho MacBook, iPhone.
Lens Tech sẽ mua lại hai công ty con của Catcher ở thành phố Thai Châu, tỉnh Chiết Giang. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay sau khi được chính quyền thông qua, trị giá tới 1,43 tỷ USD. Một trong hai công ty được bán lại đang quản lý nhà máy chiếm tới 40% doanh số của Catcher trong năm 2019, người đại diện James Wu của công ty này cho biết. Ông Wu cũng cho biết chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn bởi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và mức độ cạnh tranh cao từ nhiều đối thủ.
Sau khi bán lại cho Lens Tech, Catcher vẫn còn một số hoạt động ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Việc Catcher thu gọn hoạt động tại Trung Quốc có thể là hệ quả từ một chuỗi các thương vụ trong ngành cung ứng cho Apple tại Trung Quốc. Áp lực từ chiến tranh thương mại khiến nhiều công ty gia công muốn rời bỏ Trung Quốc để tập trung cho các nhà máy ở Đông Nam Á và Ấn Độ.
Trước đó, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, Apple đã khuyên Luxshare đầu tư mạnh vào các nhà cung cấp khung vỏ cho iPhone và MacBook. Luxshare đã đàm phán với Catcher Technology trong hơn 1 năm qua, nhưng thỏa thuận đã đổ bể vào tháng 6 do mức giá mà Catcher yêu cầu quá cao. Sau khi không đạt thỏa thuận, Luxshare đã đẩy mạnh việc mua lại nhà máy của Wistron tại Trung Quốc.
Vào tháng 7, Wistron, hãng sản xuất iPhone lớn thứ ba thế giới bán nhà máy của họ tại thành phố Côn Sơn, tỉnh Tô Châu cho công ty Luxshare của Trung Quốc. Đây được đánh giá là động thái để Wistron dần rời khỏi Trung Quốc và tập trung vào sản xuất tại Ấn Độ.
Với sức ép từ Luxshare, vị thế của Pegatron cũng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, công ty này mua lại công ty sản xuất khung vỏ Casetek để cắt giảm chi phí, nhằm cạnh tranh tốt hơn với Luxshare.
Việc Catcher bán nhà máy tại Trung Quốc bắt nguồn từ thỏa thuận bất thành của họ với Luxshare, sau đó Luxshare mua lại nhà máy của Wistron tại Trung Quốc.
“Sau khi Pegatron mua lại công ty sản xuất khung Casetek, Catcher nhiều khả năng sẽ mất mối quan hệ làm ăn lâu năm với Pegatron và mất luôn vị thế trong chuỗi cung ứng của Apple, do vậy công ty này bán bớt nhà máy để thu tiền về.
Đối với Lens, mua lại nhà máy với các công đoạn lắp ráp cơ bản có thể tăng khả năng cho công ty này nhận được đơn đặt hàng làm iPhone, iPad trong tương lai”, nhà phân tích Jeff Pu của GF Securities nhận xét.
Tác động từ chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng tới các công ty lớn, chuyên lắp ráp thiết bị Apple như Foxconn, Pegatron. Đến những đối tác cung ứng cho họ cũng phải đưa ra các quyết định để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận. Chủ tịch Young Liu của Foxconn nhận định hiện nay chuỗi cung ứng toàn cầu đã chia làm hai, và mỗi công ty đều phải có lựa chọn khôn khéo nhất.
Apple Store đóng cửa lần 2
Một số cửa hàng Apple Store tại Mỹ đã bị đóng cửa lần 2 trước lo ngại về virus corona đang có diễn biến xấu.
Theo Reuters, Apple đã xác nhận việc tạm thời đóng 11 cửa hàng tại các bang như Florida, Arizona, nam Carolina và bắc Carolina (Mỹ), vì số ca nhiễm virus corona liên tục tăng ở nước này.
Apple đã mở lại khoảng 100 cửa hàng ở Mỹ vào cuối tháng 5 khi tình hình phong tỏa có dấu hiệu được nới lỏng. Theo chia sẻ của "Táo khuyết", việc công ty đóng 11 cửa hàng sẽ giảm 0,5% doanh số.
Một số cửa hàng Apple Store đóng cửa lần 2 tại Mỹ.
Các trường hợp nhiễm virus corona ở Mỹ có xu hướng tăng. Hiện tại, quốc gia này có hơn 2,2 triệu người bị nhiễm bệnh và ít nhất 118.396 người chết.
Giữa tháng 3, Apple cũng phát đi thông báo đóng tất cả cửa hàng bên ngoài Trung Quốc để giảm nguy cơ lây lan virus corona chủng mới.
"Để giảm thiểu rủi ro lây lan virus là giảm mật độ và tối đa hóa khoảng cách xã hội. Khi tỷ lệ nhiễm bệnh mới gia tăng ở những nơi khác, chúng tôi thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ nhân viên và khách hàng của mình", Tim Cook, CEO Apple viết.
CEO Apple cũng cho biết tập đoàn đã khử trùng tất cả văn phòng, triển khai kiểm tra sức khỏe và thân nhiệt cho nhân viên. Ngoài ra, các nhân viên làm việc theo giờ vẫn được trả tiền phù hợp với hoạt động kinh doanh như thông thường.
Ngày 11/6, Apple chính thức trở thành công ty đầu tiên của Mỹ đạt được 1,5 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường. Cổ phiếu của công ty này tăng mạnh ngay cả khi các nhà đầu tư bắt đầu rút lui ra khỏi nhiều lĩnh vực đang biến động của nền kinh tế Mỹ.
Chuyển biến tích cực về giá trị vốn hóa của Apple trái ngược hoàn toàn với đa số công ty khác ở thị trường Mỹ, khi các nhà đầu tư cho thấy thái độ thận trọng vì đại dịch Covid-19 và những cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu dừng lại ở quốc gia này.
Apple đã giải quyết nhược điểm của AirPower? Tấm thảm sạc được hiển thị bởi chuyên gia rò rỉ Jon Prosser mới đây cho thấy Apple dường như đã giải quyết vướng mắc lớn nhất có trên AirPower mà công ty phải khai tử trước đó. Hình ảnh cho thấy nguyên mẫu AirPower đã có khả năng sạc pin cho Apple Watch Theo BGR, Prosser từng cho biết vấn đề lớn...