Nhà cung cấp năng lượng ‘đáng tin cậy’ Algeria phản đối việc áp giá trần khí đốt của EU
Giới hạn giá khí đốt của EU, đã được thống nhất vào đầu tuần này sau nhiều tháng đàm phán, sẽ được áp dụng từ ngày 15/2/2023 và kéo dài trong một năm.
Nhà máy sản xuất khí công nghiệp hóa lỏng của công ty tư nhân Calgaz, tại Ouargla, miền Nam Algeria. Ảnh: EPA
Theo theo hãng thông tấn APS (Algeria), nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu của châu Phi là Algeria ngày 20/12 đã lên tiếng phản đối việc EU áp giá trần khí đốt tự nhiên, cho rằng điều đó sẽ đe dọa các khoản đầu tư ở thượng nguồn (upstream).
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab cho biết nước này “không ủng hộ ý tưởng hạn chế giá”, sau khi các bộ trưởng năng lượng EU đồng ý mức giá trần tạm thời để giảm thiểu khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng sau cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Video đang HOT
Ông Arkab nhấn mạnh trong một cuộc họp báo: “Các thị trường năng lượng phải được tự do để các hoạt động đầu tư ở thượng nguồn tiếp tục diễn ra. Algeria được coi là nhà cung cấp đáng tin cậy và an toàn cho châu Âu và chúng tôi hoàn toàn nhất trí với các đối tác châu Âu về giá cả trong dài hạn”.
Các bộ trưởng năng lượng của EU đã đạt được thỏa thuận hôm 19/12 để hạn chế giá khí đốt quá cao, sau nhiều tháng tranh luận về việc có nên thực hiện áp giá trần đối với hàng nhập khẩu vào châu Âu hay không. Các nước EU hiện lo ngại sẽ khó đổ đầy các bể chứa khí đốt kịp thời cho mùa đông năm tới.
Mức trần sẽ được kích hoạt nếu giá tiêu chuẩn châu Âu đối với khí đốt tự nhiên tương lai vượt quá 180 euro mỗi megawatt giờ trong ba ngày liên tiếp.
Nga, từng là nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu sang EU, đã cắt giảm số lượng để đáp trả một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây với nước này. Điện Kremlin cũng đã chỉ trích gay gắt cơ chế mới trên của EU.
Trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Algeria cung cấp khoảng 11% lượng khí đốt tiêu thụ ở châu Âu. Một loạt các quan chức châu Âu đã đến thăm Algeria trong những tháng gần đây để tìm kiếm các thỏa thuận cung cấp nhằm giúp giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Ngày 5/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết trong chuyến thăm tới quốc gia Bắc Phi này rằng, Algeria là nhà cung cấp năng lượng “đáng tin cậy”, trong bối cảnh châu Âu tranh giành để thay thế nguồn cung từ Nga.
Các nước EU thống nhất mức giá trần khí đốt
Ngày 19/12, một phát ngôn viên của Cộng hòa Séc cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 euro/MWh (megawatt giờ), áp dụng từ giữa tháng 2 năm tới.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN
Thỏa thuận trên đạt được sau nhiều tuần đàm phán về biện pháp khẩn cấp này, vốn gây chia rẽ trong toàn khối khi EU tìm cách chế ngự cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trước đó, báo chí đưa tin Cộng hòa Séc, nước đương giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU đã đề xuất với các nước EU khác giảm mức trần giá khí đốt đề xuất từ 275 euro/MWh xuống còn 188 euro/MWh.
Sau khi biết tin, Điện Kremlin cùng ngày đã tuyên bố mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên 180 euro/MWh mà Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí sau nhiều tháng tranh cãi là "không thể chấp nhận được".
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, khẳng định: "Đây là sự vi phạm quy luật thị trường quyết định giá cả... bất kỳ sự đề cập nào đến giá trần đều không thể chấp nhận được".
Lý do châu Âu không thể thực hiện được kế hoạch giá trần khí đốt từ tháng 1/2023 Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch giới hạn giá trần khí đốt ở mức 275 euro/MWh, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2023, nhưng giờ đây phải nỗ lực tìm biện pháp khác. Sử dụng bếp gas tại Dortmund, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/11 đã không nhất trí được về mức...