Nhà cung cấp khí đốt tiềm năng mới dự kiến thay thế Nga
Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển hướng sang châu Phi để nhập khẩu khí đốt tự nhiên trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào Nga.
Tàu chở khí đốt Karmol LNGT Powership Africa dài 272 mét neo đậu ngoài khơi Dakar, bờ biển Senegal. Ảnh: Getty Images
Hôm 3/5, hãng tin Bloomberg dẫn một tài liệu dự thảo của EU cho biết các quốc gia ở châu Phi – như Nigeria, Senegal và Angola – có tiềm năng lớn về khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) chưa được khai thác. Theo đó, Ủy ban châu Âu sẽ công bố kế hoạch hợp tác năng lượng với các quốc gia Tây Phi và các nhà cung cấp khác vào cuối tháng 5, theo một phần nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự đang leo thang tại Ukraine.
EU cam kết sẽ cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào năm 2023, hướng tới hoàn toàn không phụ thuộc vào năng lượng Moskva trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, châu Âu phải tái thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp khí đốt truyền thống và tiếp cận những nhà cung cấp mới. Tài liệu giải thích rằng cho đến năm 2030, khối này cần tăng cường nhập khẩu thêm 50 tỷ m3 LNG mỗi năm và thúc đẩy vận chuyển khí đốt từ các quốc gia khác ngoài Nga.
Ngoài ra, tài liệu nêu rõ rằng EU phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Mỹ về LNG, đồng thời mở rộng thương mại với các nhà cung cấp như Ai Cập, Israel, Azerbaijan và Australia.
Video đang HOT
Việc EU thúc đẩy tự ngăn dòng khí đốt của Nga theo các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine đã khiến châu Âu tích cực tìm nguồn cung thay thế trong bối cảnh giá cả toàn cầu toàn cầu tăng mạnh và giá LNG cao. Nga là nhà cung cấp năng lượng chính cho EU, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu khí đốt tự nhiên của khối.
Theo sắc lệnh ký kết hồi cuối tháng 3, Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu người mua từ các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Các nhà kinh tế cho rằng đây không phải là điều dễ dàng. Hầu hết 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu dựa vào khí đốt Nga để sưởi ấm, sinh hoạt và sản xuất điện. Các chuyên gia cảnh báo việc giảm phụ thuộc vào nguồn khí đốt dồi dào, giá rẻ của Nga sẽ là một viễn cảnh vô cùng khó khăn. Một số quan chức EU thừa nhận rằng sự thay đổi đột ngột từ năng lượng của Nga sẽ rất nan giải, gây ra suy thoái và lạm phát nghiêm trọng đối với nền kinh tế châu Âu.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt sau khi nguồn cung bị gián đoạn
Hôm 27/4, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng vọt sau khi Nga tuyên bố ngắt nguồn cung khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria, do các quốc gia này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Đài RT (Nga) dẫn nguồn dữ liệu từ sàn giao dịch ICE của London cho biết, vào sáng ngày 27/4, giá hợp đồng khí đốt kỳ hạn giao vào tháng 5 trên trung tâm TTF có trụ sở tại Hà Lan đã tăng 1.374 USD/1.000 m3, tương đương với gần 125 USD/megawatt giờ (MWh) - theo mức giá hộ gia đình.
Trước đó, Tập đoàn năng lượng khổng lồ và nhà xuất khẩu khí đốt lớn của Nga Gazprom cho biết họ đã ngắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan, sau khi 2 quốc gia này không thanh toán các khoản mua khí đốt trong tháng 4 bằng đồng nội tệ của Nga. Theo Gazprom, việc đình chỉ nguồn cung sẽ có hiệu lực cho đến khi Moskva nhận được các khoản thanh toán bằng đồng rúp.
Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu các nước "không thân thiện" phải thanh toán mua khí đốt bằng đồng rúp. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine đã hạn chế nghiêm trọng khả năng thực hiện các giao dịch bằng USD và euro của Moskva.
Theo đó, Moskva sẽ ngừng hợp đồng nếu các khoản thanh toán không được thực hiện bằng đồng nội tệ của nước này. Hầu hết các nước EU đều từ chối chấp nhận yêu cầu này. Trong số các nước thành viên, cho đến nay chỉ có Áo và Hungary đồng ý thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Ngoài ra, Đức cũng có khả năng chấp nhận mua khí đốt của Nga theo yêu cầu này.
Trong động thái mới nhất, hôm 27/4, Thủ tướng Karl Nehammer tuyên bố Áo sẽ chấp nhận cơ chế thanh toán khí đốt mới bằng đồng rúp do Nga đưa ra và sẽ tuân theo cơ chế này.
"Công ty năng lượng quốc gia OMV đã chấp nhận các điều khoản thanh toán này. Tuy nhiên, quá trình thanh toán phải tuân theo các điều khoản của lệnh trừng phạt. Đối với chúng tôi, điều này rất quan trọng", ông Nehammer nói trong một cuộc họp báo và nhấn mạnh Áo vẫn ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến vấn đề Ukraine. "Áo tuân thủ quan điểm và ủng hộ các biện pháp trừng phạt chung của EU", ông lưu ý.
Theo quan chức này, Công ty dầu khí OMV của Áo đã mở tài khoản tích hợp với ngân hàng Nga để thực hiện các giao dịch thanh toán khí đốt từ nước này. Thủ tướng Nehammer cho biết trong chuyến công du gần đây tới Moskva , Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải thích về cơ chế thanh toán mới và đảm bảo với ông về nguồn cung cấp khí đốt đầy đủ hơn nữa.
Logo Công ty dầu khí OMV của Áo. Ảnh: Getty Images
Yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp đã khiến những khách hàng mua khí đốt của Nga bối rối. Họ lo ngại sẽ phải trả tiền cho mặt hàng này bằng đồng nội tệ của Nga. Tuy nhiên, theo yêu cầu mới, khách hàng vẫn có thể thanh toán khí đốt bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, nhưng sẽ phải mở tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank, để chuyển đổi các khoản thanh toán thành đồng rúp đến tay các nhà cung cấp khí đốt của Nga.
Ba Lan và Bulgaria là hai quốc gia đầu tiên bị Nga cắt nguồn cung khí đốt kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tương tự hầu hết các nước thành viên EU, Ba Lan và Bulgaria phụ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, trong đó, Bulgaria phụ thuộc tới 90%.
Liên minh châu Âu đã cáo buộc Nga sử dụng khí đốt như một "công cụ tống tiền" sau động thái này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng cho biết EU đã có sự chuẩn bị sẵn sàng và lên kế hoạch cho một phản ứng phối hợp của khối.
Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông Căng thẳng với Ukraine đang thúc đẩy Moskva kinh doanh dầu khí nhiều hơn với Trung Quốc và có thể sẽ giảm bớt với châu Âu. Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Triều Tiên đến Hàn Quốc vẫn đang thi công. Ảnh: iStock Một cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng ở Ukraine, hoặc thậm chí chỉ là...