Nhà có chật đến mấy cũng nên cố trồng 6 cây cảnh “thần dược” vừa đẹp nhà vừa chữa được bách bệnh
Không chỉ có tác dụng làm đẹp không gian sống, rất nhiều cây cảnh còn có tác dụng chữa bệnh, được dân gian coi như “ thần dược” mà không phải ai cũng biết.
Có nhiều loại cây cảnh vừa dùng làm cảnh, vừa để chữa bệnh mà rất nhiều người không hay biết. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại cây cảnh trồng trong nhà thông thường nhất giúp mọi người lúc trái nắng trở trời luôn có sẵn trong nhà để sử dụng, vừa không tốn kém, lại hiệu quả cao. Thậm chí, những loại cây cảnh này còn được dùng để bổ sung thêm cho hương vị món ăn, giúp chữa bệnh hàng ngày.
Quả thực, những loại cây cảnh đồng thời là cây thuốc nam có tác dụng thần kỳ mang lại rất nhiều điều kì diệu cho sức khỏe của bạn. Thế nên nhà có chật đến mấy, bạn cũng nên cố trồng 6 loại cây cảnh “thần dược” vừa đẹp nhà vừa chữa được nhiều bệnh dưới đây:
Là loại cây cảnh không phân nhánh, cao khoảng 30-40 cm, lá có hai màu, mặt trên màu lục, mặt dưới có màu tía, hoa có lá đài, có 3 cánh.
Loại cây cảnh này có tên khoa học Tradescantia discolor L’Her thuộc họ Thài lài. Ảnh: Flick.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, ủy viên Ban chấp hành Hội dược liệu TP HCM, hoa lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho.
Cả hoa và lá của cây cảnh đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là trẻ con. Lấy ba lá hoặc 10 búp bông. Bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp hiệu quả. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn.
Trên thực tế, có nhiều dược liệu có thể chữa ho nhưng nhược điểm là đắng nên trẻ không chịu uống hoặc bị sặc, ói. Ưu điểm của cây cảnh lẻ bạn là dễ tìm, dễ trồng, lá không có vị đắng, dễ sử dụng.
Lá của cây cảnh lẻ bạn được sử dụng như thực phẩm, có thể rửa sạch, xào với thịt bò. Bông cây lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng.
Cây được làm cây cảnh ở nhiều nơi, trong nhà, trong công viên, đường phố. Trong phong thủy cây cảnh lẻ bạn cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi trồng cây lẻ bạn trong nhà hoặc ngoài vườn sẽ mang đến cho gia đình nhiều may mắn, tài lộc, công danh thăng tiến. Ngoài ra cây cảnh còn có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang lại những điều tốt đẹp, sự bình an cho gia chủ. Chính vì thế có rất nhiều người trồng cây cảnh lẻ bạn trong khu vực ngôi nhà của mình.
Cây cảnh xương khỉ
Cây cảnh xương khỉ, vùng Đông Nam Bộ gọi là cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3 m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, hoa màu đỏ hồng đẹp mắt. Cây bìm bịp làm cây cảnh, hoa màu đỏ hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Cây cảnh xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans B thuộc họ Ô rô.
Cây cảnh này có tác dụng chữa lở miệng do nhiệt: Lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả.
Cây cảnh thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng ở vườn nhà làm kiểng vì hoa đẹp.
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được.
Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng ở vườn nhà làm kiểng vì hoa đẹp.
Rễ của cây cảnh đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây cảnh đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc.
Loại cây cảnh có tên khoa học Polyscias fruticosa L, thuộc họ Nhân sâm.
Theo lương y Nghĩa, toàn bộ lá nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Đinh lăng là vị thuốc rất lành tính, có thể dùng quanh năm mà không thấy tác dụng phụ. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng.
Video đang HOT
Ngoài ra, cây cảnh này còn có lá được coi là thực phẩm, lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với tré, nem mùi vị ấn tượng.
Cây đinh lăng được một số gia đình trồng trong chậu và vườn nhà để làm cảnh. Không phải tự nhiên mà cây cảnh đinh lăng mini bonsai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế.
Cây hoa chuông hình dáng thế nào mà nhiều người tưởng là rau đắng, 10 người ở Lào Cai ăn nhầm bị ngộ độc?
Theo quan điểm phong thủy, nguồn năng lượng xanh từ cây cảnh đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.
Không chỉ vậy, cây cảnh đinh lăng còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Nó xứng đáng là một trong những loài cây cảnh nên có trong nhà để dẫn dụ tài lộc.
Cây cảnh: Lộc vừng
Cây lộc vừng là một loài cây cảnh phong thuỷ có giá trị, nó cũng được coi là loại cây mang lại may mắn trong phong thủy. Không chỉ có vậy, lộc vừng còn là một cây dùng để làm thuốc chữa bệnh trĩ rất đơn giản, đã được nhiều người dùng và công nhận hiệu quả.
Hạt được dùng làm thuốc. Có 2 loại hạt có màu đen và màu trắng ngà, y học phương đông ưa loại vừng đen (tên thuốc hắc chi ma) hơn. Ngoài ra vừng được dùng để ép dầu. Dầu vừng có giá trị dinh dưỡng cao.
Lộc vừng là cây cảnh có tên khoa học Barringtonia actuangula L, thuộc họ Lộc vừng.
Lá của cây cảnh lộc vừng thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tannin (16%); quả lộc vừng còn xanh ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng; rễ lộc vừng chứa saponin có vị đắng, giã nhỏ để duốc cá.
Theo Đông y, vừng vị ngọt tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm, da xanh thiếu máu, đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, tăng huyết áp, ít sữa, táo bón, huyết niệu, trĩ, kiết lỵ.
Ngoài ra, lá non của cây cảnh lộc vừng có thể bóp gỏi hoặc cuốn với bánh tráng phơi sương.
Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng, có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh.
Cây cảnh lộc vừng có điểm tương đồng với một loại cây phong thủy rất được ưa chuộng là cây vạn lộc bởi cả hai đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dồi dào mãi không dứt.
Cành lá cây cảnh lộc vừng rất tươi tốt xum xuê, màu hoa sáng, đẹp tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Cây cảnh lộc vừng có thể sống đến trăm tuổi thành những cây cổ thụ. Từ đó người ta gán cho nó những ý nghĩa về sự vững chắc, trường tồn. Trồng lộc vừng trong nhà có người cao tuổi mang ngụ ý lời chúc bách niên giai lão.
Nếu trong thời gian làm kinh doanh trùng với thời điểm hoa lộc vừng nở sẽ rất tốt bởi hoa lộc vừng mang điềm lành về sự nở rộ của thành công và tài lộc. Bên cạnh đó, cây cảnh lộc vừng được trồng nhiều ở các đền, chùa, miếu và hình dáng cứng cỏi nên người ta tin rằng lộc vừng có khả năng trừ tà, gia tăng dương khí.
Cây cảnh: Lô hội
Cây cảnh lô hội (hay còn gọi là nha đam) là cây thảo, sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc xít nhau, hình ba cạnh có răng cưa thô, thuộc họ hành tỏi. Từ lâu cây cảnh lô hội đã được sử dụng làm thuốc và thay thế mỹ phẩm làm đẹp rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi bôi ngoài da, có tính sát khuẩn, làm mát vùng da cháy nắng, tăng dinh dưỡng cho da. Ngoài ra, cây cảnh lô hội còn được dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dầy, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em, đái tháo đường.
Một chậu cây cảnh lô hội nhỏ để trang phòng ngủ không chỉ là món đồ trang trí xinh xinh cho căn phòng yêu quý của bạn, mà còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm nữa.
Ngoài giá trị làm cây cảnh, lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế. Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Cây cảnh lô hội còn mang ý nghĩa phong thủy mang tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt – màu sắc được đánh giá cao trong phong thủy. Màu xanh lá mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người.
Cây cảnh: Cây Sung
Cây sung là loại cây cảnh rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Là loại cây được ưa chuộng trồng làm cảnh, bonsai để trang trí nội ngoại thất. Bởi không những sung là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ tạo dáng mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy tốt. Theo quan niệm phong thủy, Sung được xếp tên vào bộ cây Tứ Linh ” Đa – Sung – Sanh – Si”, bộ Tam Đa ” Sung- Lộc Vừng- Thiên Tuế” – Nó tượng trưng cho may mắn, sức khỏe, tài lộc.
Người Việt Nam ta rất ưa chuộng cây cảnh này. Đặc biệt là trong các dịp lễ Tết.
Quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ. Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa.
Quả sung khi thắp hương biểu tượng cho mong muốn gia đình tròn đầy, sung mãn. Ngoài ra, cây sung này còn rất được ưa chuộng để làm cảnh. Bởi chúng có thể tạo nhiều dáng bonsai khác nhau vô cùng đẹp mắt. Không chỉ vậy, sung được coi là một trong những loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất.
Từ “sung” trong cái tên cây sung mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, tròn đầy và viên mãn. Không chỉ vậy, trong phong thủy, cây sung còn có hình dáng đẹp với sức sống cao. Quả sung mọc ra từ thân cây, vừa tròn vừa căng với ý nghĩa hút tiền tài. Do đó, cây sung mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc và viên mãn, sung túc cho gia chủ.
Nhà nhà bảo nhau trồng loại cây cảnh thần kỳ được ví như "nhân sâm" của người nghèo trong nhà
Không phải ngẫu nhiên mà từ trước tới nay đinh lăng luôn được ưa chuộng để làm cây cảnh trong nhà.
Để biết được lí do vì sao loại cây cảnh này lại lấy lòng được nhiều người yêu cây cảnh đến thế hãy theo dõi những chia sẻ về đặc điểm, ý nghĩa và công dụng của cây cảnh đinh lăng dưới đây.
Từ trước đến nay, đinh lăng vốn là cây cảnh phổ biến trong các gia đình Việt và nổi danh là "nhân sâm của người nghèo", nhờ vào nhiều công dụng trong chữa bệnh với chi phí rẻ.
Nhờ vào công dụng tuyệt vời của mình mà trước đó danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây cảnh đinh lăng là cây sâm của người nghèo. Bởi trong đời sống hàng ngày, cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền lại có rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả.
Đinh lăng vốn là cây cảnh phổ biến trong các gia đình Việt và nổi danh là "nhân sâm của người nghèo"
Cây cảnh đinh lăng gì cây gì? Có nên trồng đinh lăng trong nhà không?
Cây cảnh đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, cây nam dương sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Tên khoa học của cây là Polyscias Fruticosa.
Tại Việt Nam cây cảnh này được trồng phổ biến ở mọi nơi, nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều ở chùa chiền, trạm xá, bệnh viện,...
Cây cảnh đinh lăng có nguồn gốc từ Thái Bình Dương, cụ thể là đảo Polynesia - quốc đảo thuộc châu Úc. Sau cây phân bố ở nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Malaysia,... và Việt Nam.
Cây cảnh đinh lăng thích hợp trồng ở những nơi khí hậu nhiệt đới 2 mùa rõ rệt, thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Cây ưa độ ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây cũng có khả năng chịu hạn hán.
Cây cảnh này chỉ cao trung bình từ 1-2,5m và là cây thuộc nhóm cây thân bụi. Cây có vỏ màu nâu xám, không gai nhưng sần sùi, u nần và thường xuất hiện những vết sẹo lồi to.
Lá cây cảnh đinh lăng có mép răng cưa không đều. Chiều dài lá khoảng 20 - 40cm, mọc cách. Mặt trên lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Cuống lá to, có hình tròn màu xanh đậm, đôi khi đỏ tía, đáy cuống phình to thành bẹ lá.
Phải khẳng định lại một lần nữa rằng, đinh lăng là một cây cảnh có vô cùng nhiều ưu điểm.
Nói về hoa thì đây là cây cảnh lưỡng tính, hoa của đinh lăng mọc thàn từng chùm ở đầu cành với kích thước nhỏ. Hoa của cây cảnh đinh lăng thường nở từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
Và với thắc mắc có nên trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà không thì câu trả lời là: Có. Bởi cây cảnh đinh lăng mang nhiều tác dụng về mặt thẩm mỹ, sức khỏe và phong thủy cho ngôi nhà gia chủ.
Có rất nhiều chậu cây cảnh đinh lăng được tạo dáng bonsai, uốn với hình dáng đẹp mắt. Bởi vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu đặt một cây cảnh đinh lăng trong phòng khách nhà bạn, vừa giúp không gian tươi mới, đẹp mắt mà lại giúp phòng khách trở nên sang trọng hơn.
Vì sao cây cảnh đinh lăng được coi là nhân sâm của người nghèo, thần dược chữa bách bệnh?
Đinh lăng có thể coi là cây cảnh "nhân sâm của người nghèo"
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu cho thấy được tính ưu việt để chữa nhiều bệnh khác nhau của cây cảnh đinh lăng. Các bộ phận của cây từ thân, lá cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh lâu năm.
Bạn có thể lấy lá đinh lăng để làm rau ăn kèm với món gỏi cá hoặc cho thêm vài cọng lá đinh lăng khi gói nem. Ngoài ra lá đinh lăng cũng được dùng nhiều để kho cá, kho thịt - là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp.
Lấy lá đinh lăng tươi hãm nước uống, đảm bảo giữ nguyên được lượng chất cần thiết, bồi bổ cơ thể. Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng suy nhược thần kinh hay những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ có tác dụng rất tốt.
Các bộ phận của cây cảnh đinh lăng từ thân, lá cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh lâu năm.
Những bệnh như đau lưng mỏi gối, đau khớp, thấp khớp của người già nếu kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc với một vài loại thuốc bắc theo đơn của thầy thuốc cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Khi bạn bị thương ngoài da mà nhà có sẵn cây đinh lăng, có thể nhai hoặc giã nát lá đinh lăng rồi đắp ngay lên vết thương làm dịu đau và nhanh liền. Chắc cũng bởi nhiều tác dụng tuyệt vời trên mà đinh lăng được coi là "nhân sâm của người nghèo", đây là loại cây cảnh rất nên trồng trong nhà, trước nhà của mỗi gia đình.
Trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà có ý nghĩa gì?
Cây cảnh đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như "thần giữ của" cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây cảnh nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.
Cây cảnh đinh lăng được coi như "thần giữ của" cho chủ nhà.
Bạn hoàn toàn có thể trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà, tuy nhiên chỉ cần lưu ý 1 chút là cây đinh lăng ưa nắng, do vậy nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt. Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn... vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.
Trong trường hợp bạn đặt cây cảnh đinh lăng trong phòng ngủ thì cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ. Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, sẽ khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.
Trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà cần lưu ý những điều gì?
Về chậu trồng: Tại các nhà chung cư, ban công, tầng thượng nên chọn những chậu có kích thước khoảng cao 40 cm, đường kính 35-40 cm, nếu sau này cây cảnh lớn thì có thể sang chậu lớn hơn là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây. Nên chọn chậu làm từ sành để giữ bộ rễ cây đinh lăng phát triển tốt, đáy chậu có lỗ thoát nước tránh tình trạng mùa mưa nước đọng lại khiến cây bị úng nước.
Quy trình trồng và chăm sóc cây cảnh đinh lăng.
Về đất trồng: Cây cảnh đinh lăng phát triển tốt trên hỗn hợp đất tự phiên hay đất phù sa, phân hữu cơ hoai mục cùng với trấu hoặc bạn có thể mua đất tại các cửa hàng cây trồng đóng bao sẵn.
Về nước tưới: Khi trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà, hàng ngày dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây tuy nhiên vào mùa mưa lượng ẩm nhiều không tưới quá nhiều nước. Trước khi tưới nên xem độ ẩm của đất để từ đó điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây.
Về ánh sáng: Cây cảnh đinh lăng phát tốt nhất là được đặt tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nên vị trí như ban công, sân thượng tại các tòa nhà chung cư là nơi tốt nhất đặt chậu cây. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng tránh đặt các chậu cây cảnh đinh lăng bên cạnh các cục nóng điều hòa, nơi chiếu nhiều ánh nắng trong ngày tránh cây bị sốc nhiệt dẫn đến chậm phát triển thậm chí có thể bị chết.
Về phân bón: Cây cảnh đinh lăng không cần quá nhiều phân bón nên chỉ bón phân trùn quế vào gốc một lớp 2-3 cm khi thấy rễ cây con mọc nhô lên trên, hay hai tháng bón phân một lần, không cần dùng phân hóa học bón cho cây là đủ.
Về trừ sâu bệnh hại: Do cây cảnh đinh lăng ít khi bị sâu bệnh tấn công nếu phát hiện cây có sâu ăn lá dùng tay để bắt sâu không nên xịt các loại thuốc lá học để trị sâu tấn công. Một số rệp sáp tấn công thân đinh lăng nhằm hút các dưỡng chất của cây khiến cây chậm lớn, còi cọc lúc này bạn dùng các thuốc xịt côn trùng, rệp ráp vào thân cây.
Sau khi có thêm những thông tin bổ ích và lý thú về cây đinh lăng, bạn hãy cân nhắc việc có nên trồng cây cảnh này trong nhà không nhé.
Làm mới không gian sống lấy cảm hứng từ thành phố yêu thích Hãy thể hiện tình yêu thành phố mơ ước của mình bằng cách làm đẹp không gian sống, trang trí chốn đi về của mình lấy cảm hứng từ thành phố đó. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi có rất nhiều ý tưởng thú vị để mang thành phố đó đến với ngôi nhà của mình. 1. Phác họa vẻ đẹp thành...