Nhà chống ‘nạng’ giữa thủ đô
Nhiều hộ dân ở phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sống trong ngôi nhà chằng chống tạm bợ vì lún nứt, có nguy cơ đổ sập.
Hai tháng nay, gia đình ông Trần Quốc Vinh ở số 26 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, chung sống với hàng chục cột kèo bằng sắt để đỡ mái và tường ngôi nhà hai tầng, tổng diện tích hơn 110 m2.
Theo báo cáo của UBND phường Lý Thái Tổ, ông Vinh là một trong 13 gia đình bị ảnh hưởng do một khách sạn bên cạnh đang xây dựng tầng hầm.
Một góc tường nhà bị bong tróc để lộ ra lớp gạch, vôi vữa. Nhà ông Vinh có 4 người, hiện ông đã đi thuê nhà để đảm bảo an toàn. Nhiều đồ đạc quan trọng phải mang gửi các nơi, chỉ ban ngày về đây trông nhà.
Ông Vinh cho biết, khung nhà là biệt thự Pháp cổ xây dựng từ năm 1910. Sau các cụ chia tách cho con cháu mỗi người một phần diện tích để sử dụng.
Từ tháng 4 năm nay, tường bắt đầu toác rộng. Nhà bị sụt lún, kết cấu khung bị đứt gãy nghiêng sang một bên. Để tránh sập, hàng chục cột kèo cao 3 m được dựng lên trong các phòng khiến không gian sinh hoạt đảo lộn.
Video đang HOT
Đoạn giao giữa nhà số 24 và 26 hở ra khoảng không rộng 6 cm.
Kế bên là phòng của bà Trần Trung Thu, 76 tuổi, chị gái ông Vinh. Mỗi khi bước vào phòng bếp, bà Thu phải khom người vì các cột sắt chống đỡ. Bà Thu kể, cửa bếp được gia cố cách đây 2 tháng do cột trụ bên cạnh bị đứt gãy.
“Mọi sinh hoạt bị đảo lộn hoàn toàn. Đêm thì ô nhiễm tiếng ồn, ngày thì bụi. Bên trong nhà nhiều đồ đạc nên vẫn phải sinh hoạt và trông coi. Trước kia tôi vẫn dạy học thêm, nhưng nay nhà nứt nghiêng nguy hiểm nên không dám nhận học sinh”, bà Thu nói.
Bát hương trên ban thờ ở tầng hai được bà Thu di chuyển xuống tầng một để tạm. Bà cho biết, biên bản vào tháng 10/2019 ghi nhận, ngôi nhà có tình trạng nứt li ti, dài 0,4 m. Sau quá trình thi công tầng hầm của nhà kế bên, vết nứt toác rộng hơn.
Cột sắt dùng để chống đỡ ban thờ ở tầng hai của gia đình bà Thu và ông Vinh.
Tại căn nhà số 24 Lý Thái Tổ, gia đình ông Trần Văn Tranh cũng phải dùng 10 trụ sắt để đỡ phần mái. Ông Tranh cho biết, căn nhà rộng 28 m2, sửa chưa được một năm thì nay đã nứt tường.
Trong ngõ 24, bà Nguyễn Thị Dựa lách người qua trụ sắt giữa nhà để chăm chồng. Bà kể, chồng nằm một chỗ không di chuyển được, bà bán nước bên ngoài nhưng liên tục vào kiểm tra xem bên trong có biến động gì không. Phần nền nhà chỗ đầu giường đã bị nứt gãy, giường đổ nghiêng về một bên. “Dù biết nguy hiểm, nhưng tôi vẫn phải ở vì chẳng biết đi đâu”, bà Dựa nói.
Lối đi vào nhà số nhà 26 bị lật tung, hai bên tường chi chít vết rạn nứt kéo dài.
Dự án khách sạn số 26 Lý Thái Tổ được cấp phép xây dựng ngày 30/9/2019 vẫn đang thi công phần tầng hầm. Theo ông Vũ Tuấn Phong, đại diện phường Lý Thái Tổ, phường đã gọi 13 hộ gia đình họp và giải quyết. 9 hộ gia đình bị ảnh hưởng quanh dự án đã thỏa thuận được với chủ đầu tư. Dự kiến sau khi thi công xong phần hầm, chủ đầu tư sẽ tháo dỡ những cột chằng chống bên trong các hộ để sửa chữa lại.
Chủ đầu tư sử dụng nhiều cột sắt để chằng đỡ phần tường của hai ngôi nhà kế bên.
Hải Phòng sắp di dời 46 hộ xóm chài
TP Hải Phòng sắp thực hiện dự án chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2, do vậy xóm chài trên dòng sông này buộc phải di dời trước ngày 31/7.
Xóm chài nghèo trên sông Tam Bạc. Ảnh: Giang Chinh
Ngày 3/7, ông Đoàn Hồng Thắng- Chủ tịch UBND phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, cho biết lãnh đạo thành phố yêu cầu quận đến hết ngày 31/7 phải di dời xong xóm chài sinh sống tạm bợ trên sông Tam Bạc; phục vụ dự án chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2 từ cầu Lạc Long đến chân cầu Hoàng Văn Thụ.
Xóm chài Tam Bạc hiện có 46 hộ với 160 nhân khẩu, trong đó khoảng 60 trẻ từ 16 tuổi trở xuống. Các hộ dân ở đây đều đến từ Hải Dương, Quảng Ninh và 2 huyện Thủy Nguyên, An Lão (Hải Phòng), thuộc diện hộ nghèo, khó khăn. Khoảng 1/3 trong số 46 hộ có nhà đất ở quê; còn lại nhiều người không có giấy tờ tùy thân.
Theo ông Đoàn Hồng Thắng, mỗi mùa mưa bão, phường đều tổ chức đoàn đến xóm chài vận động để đưa hơn 100 người lên bờ trú tránh, đảm bảo an toàn. "Nhìn những chiếc thuyền bằng bê tông ọp ẹp, có cái gãy làm đôi được chắp vá tạm bợ chứa cả 3 thế hệ sinh sống trên đó, chúng tôi rất cám cảnh", ông Thắng chia sẻ và bày tỏ hy vọng tới đây thành phố có chính sách hỗ trợ người dân xóm chài về chỗ ở trên bờ.
Di dời là việc cần thiết, nhưng theo ông Thắng cần tính đến "đời con cháu của những người dân xóm chài, khi họ phải gắn mãi với sông nước trên những ngôi nhà là chiếc thuyền rách".
Cuộc sống tạm bợ ở xóm chài Tam Bạc. Ảnh: Giang Chinh
Qua tìm hiểu, nhiều người dân xóm chài cho hay họ nhận thức được việc "không sớm thì muộn phải di dời", bởi đây chỉ là nơi thành phố tạo điều kiện cho họ neo thuyền, sinh sống tạm qua ngày.
Bà Nguyễn Thị Phò (76 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tưới (64 tuổi) nêu nguyện vọng "mong nhà nước cấp đỡ cho chút đất hoặc căn nhà nhỏ để được lên bờ, cho bớt khổ...".
Ông Dương Đình Ổn, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, cho biết quận đang giao UBND phường Minh Khai xác minh, lập hồ sơ các hộ dân sinh sống tại xóm chài để quận trình UBND thành phố xem xét, lên phương án hỗ trợ, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
"Chủ trương của thành phố chỉ xem xét giải quyết cho những hộ nghèo, thực sự khó khăn, không nhà, không đất sinh sống ở khúc sông Tam Bạc nhiều năm; còn với những hộ có nhà cửa ở quê thành phố chỉ hỗ trợ di dời. Nếu trường hợp nào không di chuyển, quận Hồng Bàng kiên quyết cưỡng chế", ông Ổn nói.
Vụ tính nhầm tiền điện gấp 32 lần: Đình chỉ công tác Giám đốc Điện lực Quỳ Châu Trưa 25/6, trao đổi với Dân Việt, ông Bành Hồng Hiển - Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An (thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) vừa ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ ông Trương Quang Định - Giám đốc Điện lực huyện Quỳ Châu vì liên quan đến việc tính nhầm hóa đơn tiền điện lên gấp 32...