Nhà chồng đay nghiến vì tôi thất nghiệp, tôi có nên ly hôn?
Cách đây ít tháng, gia đình tôi về bên ngoại ăn giỗ. Lúc trở về nhà, xe chúng tôi đụng phải một xe máy đi quá tốc độ…
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi lấy nhau được 14 năm, có 2 cậu con trai khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Tôi làm công nhân nhà máy sản xuất tấm lợp, lương khoảng 4 triệu. Chồng tôi làm thợ sửa chữa ô tô, lương anh 12 triệu.
Chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Ông bà đỡ đần nhiều nên tôi không phải sấp ngửa như nhiều chị em cùng xưởng.
Năm ngoái, vợ chồng tôi quyết định xây nhà 3 tầng, ông bà lại cho 200 triệu hỗ trợ nội thất.Tôi thấy biết ơn và luôn nghĩ, mình phải đối xử thật tử tế, quan tâm chăm sóc ông bà.
Nhưng suốt từ đầu năm đến nay, nhà máy tôi ít việc nên lương tôi thấp thảm hại. Tôi xoay sở bán hàng online nhưng chỉ đắt hàng mấy ngày đầu vì có bạn bè, người quen ủng hộ. Sau đó, tôi đăng bài, không có ai phản hồi.
Thấy tôi thất nghiệp, ông bà sốt ruột, chê bai tôi kém cỏi, ăn bám chồng. Tôi nhận dọn dẹp 1 tuần 2 buổi cho gia đình người quen, đi rửa bát thuê. Ông bà vẫn đay nghiến tôi vô dụng.
Video đang HOT
Cứ đến bữa cơm tối đông đủ cả nhà, hết ông đến bà kể chuyện cô A, cô B bên cạnh đi làm công nhân khu công nghiệp lương cả chục triệu, cô C giáo viên dạy thêm quanh năm, cả nhà được nhờ… Tôi tủi thân, nhưng cứ phải lờ đi để yên ấm.
Cách đây ít tháng, gia đình tôi về bên ngoại ăn giỗ. Lúc trở về nhà, xe chúng tôi đụng phải một xe máy đi quá tốc độ. Tôi ngồi sau nên chỉ xây xước chân tay, chồng tôi gãy chân phải mổ phẫu thuật đóng đinh, mặt mũi bầm dập thâm tím. Hai đứa con may mắn không bị chấn thương nhưng chúng vô cùng hoảng sợ, suốt đêm khóc lóc.
Chồng tôi nằm viện nửa tháng, tôi thường xuyên trong viện để chăm sóc anh. Ông bà ngoại xót xa, vào thăm và cho tôi 2 triệu để thuốc men, bồi dưỡng chồng.
Khi chồng tôi xuất viện, anh phải nằm nhà chờ hồi phục vết thương 2 tháng. Mẹ chồng tôi đi xem bói, thầy phán chồng tôi gánh vận hạn cho vợ nên bà càng ghét bỏ tôi thậm tệ. Bà nói xấu tôi đủ đường với hàng xóm.
Bà cũng chê ông bà ngoại keo kiệt, con cháu tai nạn mà chỉ cho được 2 triệu. Con rể bị tai nạn là do về quê ngoại ăn giỗ, ông bà ngoại phải có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ ít nhất là 10 triệu…
Tôi tức sôi người nên hỏi thẳng mẹ chồng. Bà mắng tôi té tát, nói tôi gây họa cho chồng con, nếu không có lương hưu của ông bà bỏ ra thì cả nhà tôi chết đói.
Bà kể lể công trạng chăm nom 2 đứa cháu, cho cả đống tiền xây nhà… Tôi có căng thẳng cãi lại vài câu thì bà đuổi tôi ra khỏi nhà.
Chồng tôi một mực van xin mẹ, giục tôi xin bà tha thứ nhưng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Tôi một mình phóng xe về nhà bố mẹ đẻ.
Bố mẹ tôi khuyên tôi nên nín nhịn, quay về xin lỗi mẹ chồng. Dù sao trước đây bố mẹ chồng tôi cũng rất thương con, quý cháu, ông bà vì xót con trai nên mới trút giận vào con dâu.
Tôi đã 39 tuổi, không thể xin làm công nhân khu công nghiệp để có lương 7-8 triệu như mẹ chồng mơ ước. Tôi đã cố gắng làm thêm nhưng vẫn bị mẹ chồng coi thường. Tôi thực sự chán nản, bế tắc. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo docbao.vn
Cô gái boxing của tôi
Đó là một ngày tôi được chứng kiến em, cô gái kiên định theo đuổi môn thể thao chỉ dành cho phái mạnh.
Chiều chạng vạng, Mặt Trời đã đứng bóng hắt thứ ánh sáng vàng nhạt phản chiếu từng giọt mồ hôi chảy dài trên cổ, trên má em. Tôi cồm lên, hét lạc cả giọng: Mạnh lên, đấm mạnh lên em ơi...!
Rồi cuối cùng em đã thắng, và phải trả giá bằng những giọt máu đọng trên khuôn mặt hằn lên nét gian khổ của những năm tháng luyện tập vất vả. Trận nào cũng vậy, tôi chỉ muốn nhắm mắt lại khi thấy em phải chịu đòn. Tại sao vậy, tại sao em lại theo đuổi môn nguy hiểm này? Tôi đã tự hỏi không biết bao lần khi xem em tập, em thi đấu. Boxing là trò chơi có khi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, nhưng nó có một sức hút kỳ lạ, em đã nói như vậy.
Ảnh minh họa: phim 100 Yen Love.
Dù sao đó cũng là con đường em theo đuổi. Khi đã đánh đổi cả tuổi xuân của mình, khi đã hứng chịu đủ búa rìu dư luận và điều tiếng người thân thì có lẽ em cũng chỉ còn biết cố gắng tiến bước mà thôi. Một đứa con gái đi "đánh người" là điều lạ lẫm đối với bất kỳ ai. Đây đâu phải là học võ chơi mà là đánh nhau thực sự, phải tự đặt mình vào thế một mất một còn. Và thật ngạc nhiên, một cô gái như em lại kiên định đến vậy.
Từ nhỏ, đêm đêm em đã phải ngủ xa nhà ở ký túc xá của trung tâm huấn luyện. Em phải chiến đấu với nỗi cô đơn, với giáo trình luyện tập khắc nghiệt, với những bài tập ép cân mệt mỏi, và với cả những dị nghị của người xung quanh. Hiển nhiên, gia đình đâu muốn em theo cái nghề, cái nghiệp nguy hiểm đó, phải có ý chí vững vàng lắm, em mới trụ vững được để hằng ngày được đấm những cú chát chúa vào bao cát nặng trịch.
Ảnh minh họa: phim Puch Lady.
Vậy mới biết, cái cảm giác không thể làm gì giúp được cho người mình yêu mến, chỉ có thể âm thầm cổ vũ, động viên thật bức bối khó tả. Mỗi lần thấy em phải nhịn ăn để ép cân, rồi tập suốt ngày đêm để vào giải thi đấu mới thấy nỗ lực của vận động viên chuyên nghiệp là thế nào, nó khác xa so với tập để giữ sức khỏe đơn thuần. Người bình thường tập một thì em tập gấp đôi, gấp ba. Chỉ có tập và tập, đánh và đánh, tập mãi không ngơi nghỉ, tập cho đến khi cơ bắp không chịu nổi, mồ hôi ướt mấy lần áo, đôi mắt không còn nhìn rõ nữa thì em mới nghỉ ngơi. Phải có quyết tâm lắm, em mới nhiều lần giữ được mức cân nặng quy định.
Với thể chất của người phụ nữ, theo nghiệp boxing là một sự lựa chọn mạo hiểm. Họ chấp nhận đánh đổi nhan sắc, đánh đổi tuổi thanh xuân đẹp nhất của thời con gái để theo đuổi đam mê. Họ sống không chỉ vì bản thân mình mà còn vì vinh quang cho đất nước, vì người hâm mộ, vì gia đình, bạn bè, vì những người đặt niềm tin vào em.
Ảnh minh họa: phim Fight For Love.
Rồi tôi cũng học được cách kìm nén cảm xúc hơn khi xem em thi đấu. Tôi không còn quá lo lắng mỗi khi em bị đòn, bị ra máu, vì em bảo bị chấn thương là chuyện bình thường của vận động viên và phải chấp nhận điều đó. Có lẽ vậy, những điều bình thường của em cũng đủ để mỗi người hâm mộ như tôi phải cay cay sống mũi, đủ làm nước mắt tuôn rơi, đủ làm vỡ òa sung sướng hay buồn đau vô hạn. Cứ tiến bước nhé cô gái boxing mạnh mẽ.
Theo hoahoctro.vn
Coi khinh chị dâu chỉ ăn rồi đẻ, lấy chồng tôi tìm mọi cách để đi làm và nhận cái kết không thể đau hơn Chính chị ta ở nhà chơi nên khiến anh tôi vất vả đi làm và nhiều lần anh ấy phải nhập viện vì làm việc quá sức. Khi chưa lấy chồng, mỗi lần đi làm về nhìn thấy chị dâu bế cháu ra đường chơi khiến tôi rất khó chịu. Người gì mà con đã 3 tuổi đi học được rồi mà không...